Xin hỏi Bác Huy sao tính hiệu Data từ Amanero ra không lấy trực tiếp mà phải qua cổng NOT của 74hc04 để gây nên méo?
Do con 74hc595 nó yêu cầu thế bác ạ , 74HC595 đẩy dữ liệu khi xung clock chuyển từ trạng thái 0 lên 1, do đó cần đảo 2 tín hiệu data left và right để pha không đổi nếu không cần có con Not thì pha sẽ đổi 180 độ so với tín hiệu truyền ra từ amanero , lúc đó chúng ta có thể đổi pha ở loa cũng được . Ngoài ra con Not còn có tác dụng đệm để tránh suy giảm xung khi dẫn đi xa Thực ra méo sóng gây ra ở con 74HC595 là do bản thân con 74hc595 chứ không phải do con Not gây ra, do xung tần số truyền liên tiếp với tần số cao thì sẽ gây dao động ngay cổng vào (ringing) do đó ta cần phải đệm điện trở , đây cũng là kỹ thuật thông thường trong mạch số thôi bác
Ngày mai nghĩ lễ hôm nay em tranh thủ tiếp đây : Sự quan trọng của mạch IV sau 74HC595 như em đã trình bảy không thể dùng 1 điện trở thuần làm IV như ở các con DAC khác ( TDA 1541) , ở đây có nhiều chọn lựa mạch làm IV , có bác sẽ làm TUbe , có Bác sẽ làm OPAMP , có bác sẽ dùng Jfet , việc lựa chọn sẽ tùy theo các bác có thế mạnh các bác theo dõi chổ này để chọn lựa nhé https://vnav.vn/threads/cac-giai-phap-cho-tang-i-v-va-analog-buffer-cho-dac.740/ Dễ làm nhất là mạch trong DSC1 : Tuy nhiên sau nhiều năm DIY em rút kinh nghiệm không nên sử dụng OPAMP với hồi tiếp âm trong những ứng dụng có sóng cao tần lẫn với sóng analog ( ờ đây là tần số của sóng DSD lên đến 2.8MHZ hay 5.6 MHZ) vì tần số cao đi kèm khi bị hồi tiếp sẽ làm nhiễu loạn sóng analog Để khắc phục điều này Pedja Rogic thiết kế mạch này không dùng hồi tiếp âm và lưu ý là chỉ dùng được với opamp AD844 do thiết kế đặc biệc của con này Em thì sau sư thành công của XONO BOX rất yêu thích các thiết kế của NELSON PASS nên sử dụng mạch này: Đặc điểm của các mạch IV là dòng INPUT không chạy trực tiếp xuống Mass mà chuyển qua các linh kiện có tổng trở mạch vào cao sau đó dòng điện này được chuyển tải qua các linh kiện để chạy ra ngõ out có tổng trở mạch ra thật thấp ( Trong chuyên môn gọi là Virtual Ground , mass ảo) Sau đó ở ngõ OUT của mạch IV chỉ cần dùng 1 điện trở chính xác để biến I OUT thành V Out Nhờ vào kỹ thuật Virtual Ground , mà dù ở ngõ vào tổng trở mạch ra của tẩng trước đó có thay đổi bao nhiêu đi nữa , ở ngõ OUT tổng trở mạch ra vẫn không thay đổi đó là chìa khóa để bảo đảm âm thanh không bị méo sau khi qua tầng IV như trường hợp ta chỉ dùng 1 điện trở thuần ngay sau DAC để làm IV Tuy nhiên , tín hiệu sau IV cần có bộ lọc Low pass filter để tái tạo dạng sóng analog va lọc các tần số cao tần > 20KHZ . Ở đây thấy được sự hạn chế của bộ lọc dùng RC là gây méo do lệch pha , nên em quyết định không lọc gì cả và cũng không dùng điện trở để bién I thành V luôn mà thay vào đó dùng 1 biến thế nối tầng 1:5 , 600-15K Tại sao lai phải dùng biến thế nối tầng ? 1. Đặc tính của biến thế ( loại tốt) là có dường đặc tính 20HZ-20KHZ phẳng thì có độ lệch pha tín hiệu rất nhỏ trong khoảng 20HZ-20KHz 2. Dùng biến thế nối tầng thì tần số >20KHZ sẽ được tự động lọc đi do đặc tính hạn chế tần số cao của biến thế 3. Dùng biến thế nối tầng có thể khuyếch đại điện thế mà không dùng linh kiện tích cực ( giãm nhiễu) Nhược điểm là nếu biến thế dõm thì băng thông sẽ thấp ( mất dãi cao, thiếu dãi trầm ), méo , nhiễu từ trường ... Do đó chất lượng biến thế là điều kiện tiên quyết để cho chất âm hay , nếu các bác có điều kiện dùng các biến thế cao cấp vô vị trí này như Lunhdah , audionote , UTC thì chất lượng cũng tăng lên đáng kể . Vì lý do ngon bổ rẻ nên em dùng EDCOR 1:5 dùng trong M2 , đầy là đồ SX hàng loạt tại Mỹ có chất lượng tốt và giá thành rẻ lại có thể mua được ở Việt Nam do khi triển khai dự án M2 một số shop có nhập về , qua đo đạc thấy nếu dùng đúng ( V in max < 5V dòng > 10mA) thì đáp tuyến tần số là phẳng Theo spec : Frequency Response 20~20K Hz., <1dBu THD+Noise <0.05% @ 1K Hz Insertion Loss 0.5 dB Mỹ nói là OK tin được không phải thông số dỏm như đồ china Ở đầu ra của biến thế ta dùng 2 điện trỡ chính xác 15k Sau khi qua biến thế EDCOR , sóng âm đã hình thành đẹp mượt mà và sạch sẽ , các nhiễu tần số cao biến mất Bây giờ thí các bác có thể tùy nghi dùng các mạch Pre thông dụng bằng Tube hay bán dẫn để khuyếch đại nhẹ , hay hạ tổng trở xuống để tương thích với các Preampli hay ampli của các Bác * Lưu ý Audiophile cần tuân thủ nguyên tắc : càng đơn giản càng dễ hay Ở đây em dùng mạch Cathode follower cổ điễn để hạ tổng trở ngõ ra Đèn Triode nào cũng có thể làm mạch Cathode follower được , tuy nhiên nên dùng các đèn có độ tuyến tich tốt và dòng Ia lớn chút xíu ví dụ 6dj8,6SN7,6h6p,6h1p..... đều tốt cả , vì sau đèn này là truyền theo dây đi tới ampli nên dòng càng lớn càng OK không bị nhiễu nhão dọc đường Đưa đèn vào đây nhằm tạo thêm một số hài âm bậc chẵn đặc trưng của Tube để tiếng nhạc cứng lạnh của âm thanh số thêm chút uyển chuyển ,nhạc tính Hễ nói đến Tube là phải nói đến tụ Tụ càng hay thì chất âm càng hay và nó cũng phụ thuộc nhiều vào tai nghe của từng người . Em thì trung thành với công thức ngon bổ rẻ : Tụ nối tầng paper in oil K40 Nga 0.47mF ,Tụ xuất âm 10MF thì dùng MKP với thêm một VitaminQ 0.1mF Bypass Trong thiết kế của Nagra họ dùng tụ xuất âm MKP đặt SCR đặc chế , tụ nối tầng dùng Duelund bạc ( ờ VN bán 7 triệu/cặp) Các Bác có thể đầu tư tiền vào đây tùy theo gu và khả năng Có thể Tóm tắt sơ đồ khối của DAC DSD "GiaHuy" như sau : * Phần nguồn là cực kỳ quan trọng ở đây các Bác thấy em lam 5 loại nguồn bằng linh kiện rời không dùng IC ổn áp bán dẫn tất cả đều là nguồn Shunt 1. 1 Nguồn cho mạch amanero 2. 2 Nguồn cho 2 mạch FIR FILTER 3. 2 nguồn cho mạch IV 4. Nguồn cao thế cho Tube 5. Nguồn đốt tim Tất cả là 7 bộ nguồn rời Chất âm thì không biết nói sao 10 Bác nghe thì cả 10 Bác đều nhờ em làm gấp dù trước đó các Bác ấy đã nghe nào là LUMIN , AURENDER , NORTH STAR, và vô số DAC khác Do đây không phải là một TOPIC DIY mà là một Topic các trãi nghiệm của em , các Bác đọc và rộng đường nghiên cứu để có thể DIY cho mình một DAC DSD vừa ý nhất của mình , các sơ đồ đều có sẳn trên mạng các Bác có thể tự Google và tìm hiểu . em không thể cung cấp một sơ đồ hoàn chỉnh từ A đến Z vì theo em ngoài kiến thức căn bản làm cho 1 một DAC DSD lả một công trình nghệ thuật không phải là một sự sao chép hàng loạt Em tạm dừng ở đây , để qua một Topic mới đi kèm với Topic này : Để đi kèm với DAC DSD này cần phải có một nguồn phát là máy tính , vậy làm thế nào để DIY một hệ thống máy tính Audiophile phù hợp để khai thác DSD ! các bác đón xem nhé
ngoài kg dùng opamp và zen iv còn cách nào khác kg Bác Huy. nhìn cái nguồn +- 30 v khó thực hiện được rồi.
hơn nữa mạch này tín hiệu phải đi qua tụ c3 c4 nên ảnh hưởng đến âm thanh nếu tụ kg tốt. nếu tụ tốt 10uF thì rất đat tiền.
Cập nhật 2 bộ DAC DSD mới nhất , thực hiện theo phương pháp , các Bác hãy tự lo phần vỏ hộp ngoại thất , em lo phần linh hồn của DAC DSD Chất âm thì hãy để 2 chủ nhân thẩm âm và bình luận nhé ! * hình dưới : Aurender N-100 chơi với DSD Giahuy thấy cũng xứng đôi đấy chứ
Còn đây là phiên bản DAC DSD nhỏ mà có vỏ . hình thức thì nhỏ gọn nhưng chất âm thì vẫn không thay đổi
Cảm nhận test DAC DSD new made in "giahuy" ! Với sự nhiệt tình và làm việc tích cực của bác GiaHuy,tối chủ nhật 27/8/2017 DAC DSD của tôi đã hoàn thành và được bác chạy thử và thông báo cho tôi kết quả tốt âm thanh chi tiết và rộng mở... Nhưng vì bân đi công tác nên đến tối 29/8 mới đến nhận DAC DSD về trải nghiệm. Sau khi bật điện cho DAC chạy khoảng 15' cho nối với music server Aurender N100H,cặp ampli monoblock HH 8/12 và cặp loa nhỏ 3/5A và chạy thử file DSD classic,cảm giác âm thanh nổi lên như vỡ òa tràn ngập căn phòng nhỏ 12m2,nền âm thật tĩnh nhưng thật chi tiết,các nốt nhạc thật rõ ràng mạch lạc nhưng sâu và rộng,âm hình 3D nổi rõ lớp lang đem lại cảm giác thật êm ái,du dương nhưng hoành tráng ở cao trào... nghe liền 1 mạch hết bản nhạc này đến bản khác, từ 23h đến 5h sáng mới nghỉ để đi làm . Trong khi test DAC DSD này thì có 1 lỗi nhỏ là khi chuyển bài thì phát ra tiếng bụp và khi phát hết playlist nếu chưa kịp chuyển list phát tiếp thì 1 lúc sẽ có tiếng xì xì ra loa,mặc dù đã được bác giahuy nói trước nhưng thi thoảng cũng giật mình vì nghe vào đêm mà. các ngày sau cứ đến tối đi làm về ăn cơm xong là lại lên phòng mở nhạc DSD nghe mãi đến đêm(khi Gấu ngủ 1 giấc rồi tỉnh dậy vẫn thấy nghe nhạc phải nhắc mới đi ngủ) vì càng nghe càng thấy hay,âm thanh mỗi ngày lại như mới lạ vì DAC mỗi ngày lại được chay rà thêm vài giờ và đèn 6SN7 Philip mới cũng bắt đầu được rà thuần hơn mà đèn thì càng nóng nghe càng hay hơn mà. Sau mấy ngày nghỉ lễ hết tuần lại phải đi cày nên chuyển lại DAC DSD cho bác giahuy sử lý nốt lỗi tiếng bụp và ù xì,rồi sẽ đưa cho cậu em quen trải nghiệm DAC DSD này và sẽ có các nhận xét thêm,vì trên đây là trải nghiệm và nhận xét riêng của tôi khi test DAC DSD trên hệ thống của mình,mọi khi chỉ nghe các file PCM vì DAC cũ chỉ có vậy nên chưa nghe được các file DSD ở nhà. Các bác nếu diy được thì nên trải nghiệm DAC DSD này và lựa chọn linh kiện cho phù hợp theo điều kiện của mình có thể chọn được các linh kiện tốt, hay đưa DAC DSD này nâng tầm hay hơn nữa,theo như bác giahuy nhận xét thì DAC DSD của tôi hay nhất tính đến giờ so với các DAC DSD mà bác đã làm chắc do lựa chọn được các linh kiện tốt,hay hơn các cái trước vì các tụ nối tầng I-V đều được dùng tụ vitaminQ(cổ cũ) và bóng 6SN7 Philip mới. Theo như tôi biết trước đây đã có nhiều người làm DAC DSD nhưng không giải quyết được vấn đề lọc nhiễu nên không thành công,sau khi thấy bác giahuy nói ý tưởng thực hiện DAC DSD mới mà phần I-V sẽ làm theo ý tưởng của DAC Narga là xuất âm qua biến áp rồi ra đèn để giảm nhiễu tối đa và âm thanh của DAC DSD có chất âm đèn ấm áp hơn khi chơi nhạc số tôi rất hưởng ứng và rất khâm phục tinh thần sáng tạo,tìm hiểu cặn kẽ để thực hiện được DAC DSD theo của hãng mà mình làm lấy được,riêng việc bác ấy tỉ mỉ tính toán làm tới 7 bộ nguồn cấp chưa kể tới các tụ,điện trở và các linh kiện khác nữa, mới thấy được sự tâm huyết của bác với DAC DSD này. Xin cám ơn bác giahuy đã nhiệt tình làm giúp và cho tôi được trải nghiệm DAC DSD của bác với một cảm giác mới lạ hoàn toàn,xin mời các bác có điều kiện nên trải nghiệm thử DAC DSD made in giahuy, sự nể phục là bác ấy chỉ là người audiophile mà tìm tòi sáng tạo và nhiệt tình chia sẻ với các anh em audio chứ không phải là người kinh doanh audio nhé !
Chúc mừng bác có đồ chơi mới Giả sử phần dac Audrender được 10 diểm thì dac dsd mới bác đánh giá được bao nhiêu điểm ? Xét trên chất âm, sân khấu, độ động...
Thanks Bác TQV về những lời khen ! Phần lỗi tiếng bụp khi chuyển bài bằng tay ( còn khi nghe 1 album hết bài này qua bài khác thì không vấn đề gì nhe các Bác), khi dùng máy tính là hoàn toàn khắc phục được bằng mạch relay và khi sử dụng Foobar hay Jriver nên bác Haolq hôm nghe tại nhà em không thấy tiếng bụp, lỗi hết album cũng vậy Cái này trước đây bị lội nhưng sau đó Amanero đã khắc phục ở các phiên bản sau rồi Tuy nhiên khi nghe bằng Aurender N100 thì có thể do phần driver amanero chưa được cấp nhật nên aurender N100 không phát ra tín hiệu Mute khi chuyển bài và khi hết List nên bị như bác TQV mô tả Đối với Aurender N100 bác TQV đã chuyển cho em để em nghiên cứu thêm về vụ này Và như em đã hứa với các Bác , em sẽ triển khai tiếp một Project mới : là tạo ra một Audio Server ngon bổ rẻ có chất lượng âm thanh tương đương Aurender N-100 nhưng tính năng sử dụng thì vượt trội , các Bác hãy ráng chờ nhé ** Hiện nay Aurender music server rất nổi tiếng và là nguồn phát nhạc Digital nổi tiếng trên thị trường thế giới , Aurender do người Hàn Quốc sáng chế . Đặc điểm của Aurender là xuất ra USB , SPDIF với chất lượng rất cao nếu so với máy tính thông thường , nhiễu cao tần được hạn chế tối đa , tuy nhiên do Aurender dựa trên Core MPD (music player Daemon) chạy trên nền LINUX như các ứng dụng Volumio,Rune ... mà nhiều Bác đã biết khi làm Dac chạy với Raspery Pi3 , nên nó cũng có luôn các nhược điểm chung là : không thể đổi file từ dạng PCM sang DSD được do đó khi dùng với DAC DSD Giahuy các file Lossless,wav, flac... sẽ không dùng được khi nối aurender với DAC DSD Còn nếu các Bác dùng máy tính PC thì có thể convert PCM sang DSD rất dễ dàng nhờ Foobar hay JRIver , HQaudio... Xu hướng tất cả file đều được convert sang DSD bằng thuật toán trên máy tính rồi phát bằng DAC DSD như HQaudio đang theo đuổi đang dần lớn mạnh trên thị trường Hi end (lý do tại sao thì từ từ em sẽ phân tích)
Vâng bác, Tiếng bụp chỉ phát ra khi mình dùng aurender khi chuyển palaylist mới hoặc đổi bài bằng tay trong playlist,còn nếu phát nhạc liên tục trong playlist thì không có tiếng bụp này,nên bác xem lại giúp lỗi này để sử lý nhé,tks .
""nên em quyết định không lọc gì cả và cũng không dùng điện trở để bién I thành V luôn mà thay vào đó dùng 1 biến thế nối tầng 1:5 , 600-15K"". Bác Huy hơi nhầm chổ bôi đỏ rồi nhé, bản thân mạch Zen IV là đã có Riv rồi nhé đó chính là 2 điện trở 1k mắc song song = 500 ohm nhé. Nên Bác dùng hay kg dùng thì cũng lá tíln hiệu V rồi nhé R=15k Bác mắc sau OPT là không cần thiết.
Cám ơn bác Oneclicklogin kiến thức của Bác rất tốt , bác nói đúng rồi mạch Zen IV có 2 điện trở 1K chính là điện trở IV , bác cũng đúng vì mạch này có hạn chế là 2 tụ 10mF chính là tụ xuất âm dẫn đến chất lượng 2 tụ này cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh , ngoài ra chất lượng nguồn cho mạch này cũng cần phải rất tốt , vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín hiệu ở ngõ V out Khi thực hiện dùng biến thế lấy sau ngõ V out thực chất đúng là điện trở 15K không có tác dụng làm điện trở IV như em tính toán mà chỉ có tác dụng điều phối tổng trở mạch vào của biến thế năm ở mức 600 ohm thôi . Em đưa sơ đồ Zen IV để các Bác tham khảo trước vì sơ đồ này tương đối phổ biến và dễ làm thời gian đầu tiên em thực hiện đúng theo sơ đồ này Tuy nhiên sau khi thấy các nhược điểm đó khi áp dụng vào sản xuất các bộ DAC DSD sau này em áp dụng mạch sau hạn chế hầu hết các khuyết điểm của Zen IV , các Bác có thể theo mạch này Và thay vì dùng điện trở Riv như trong hình thì dùng cuộn sơ cấp của biến thế 600/15k vào chổ đó , còn điện trở 15K ở đầu thứ cấp 15K sẽ là điện trở IV như trình bày của em Với mạch này , thì cái khó là nguồn 18V treo ( nghĩa là nguồn này không được nối mass và phải hoàn toàn độc lập với các nguồn khác va 2 2kênh phải sử dụng 2 bộ nguồn riêng bao gồm tăng phô riêng hay là phải dùng tăng phô có 2 cuộn 18V độc lập )
Tuy nhiên theo sơ đồ trên , việc kiếm cặp 2sk170 và 2SJ74 MATCH nhau là khá gay go , vì nếu không match thì sẽ xuất hiện điện thế 1 chiều trên ngõ OUT cuối cùng em áp dụng theo mạch sau 4 con 2sk170 phải match nhau nhé Mạch này là mạch IV tốt nhất mà em từng làm , kiếm 4 con 2sk170 match vậy mà dễ hơn kiếm cặp jfet ở trên
Chân thành cảm ơn anh GiaHuy ,vì đã cho em và người bạn. Một buổi tiếp đón vui vẻ ,trong không khí tràn nhập âm thanh Pure Dsd Dac Phải nói đây là 1 tác phẩm khá kì công, đúng nghĩa DIY . Em được nhòm , sờ mó ....tận mắt tận tay Mới thấy công cuộc chơi khá cầu kì,vượt xa tưởng tượng của em Chất lượng cao, ..rất cao với sự hài lòng và điểm thỏa mãn của e và người bạn ^^ Cám ơn