Bản thân nhà sản xuất họ cũng "đơn giản" với 3 tiêu chí chính: Depth of Image, Timbre, Dynamics Để thấy rằng hay không hay còn phụ thuộc vào tay kỹ sư remaster và nhà phát hành Nghe đánh giá các bản ghi họ sử dụng thiết bị cùng "đơn giản" - Analog: Studer B67 với băng master - DSD: Meitner MA-1 + Apple MacBook Air + Audirvana ... hoặc trên PC dùng Korg Audiogate + Korg Dac-10. Shop này của Opus3: http://shop.dsdfile.com/about-dsd-playback/ To review our releases we use a Studer B67 with a first generation copy of the master tape as reference. We then use a Meitner MA-1 together with a Apple MacBook Air running Audirvana. Or a PC running Korg Audiogate together with Korg Dac-10.
Nói về kỹ thuật thì mình không rành,nhưng trong thực tế để khẳng định cái nào hay hơn thì e rằng còn rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ khi so sánh(tape,LP,CD,Lossless,DSD,PCM) Một lần đi với anh bạn mua đầu CD,lúc mua xong thấy shop có mâm LP giá rẻ nên mua luôn và mua thêm mấy LP về nghe thử.Ít ngày sau mình ghé anh bạn tính nghe thử LP xem nó ra sao thì anh bạn bảo trả lại shop rồi ,nghe không nổi,chắc phải để sau kiếm tiền mua cái xịn hơn.Rõ ràng không phải LP là hay hơn CD mà nó còn tùy thuộc ở đẳng cấp của LP và CD.Trên thị trường hiện nay đầy dẫy DAC DSD cỡ vài chai.Không thể nào đem nó ra so sánh với AUDIONOTE DAC5 Sig. với giá mấy chục ngàn Trump mà vẫn dùng chip DAC AD1865 .
Vé tầu > 60 chiếc để giảm giá xuống còn 49$ hơi lâu, e cũng rất vật vã sau khi đọc các post của bác. Hóng tiếp ạ (Sắp có 1 chiếc Amanero 384. Hu hu!)
Em coi như các Bác đã có AMANERO hoặc XMOS rồi nhé , bây giờ tới phần quan trọng DSD DAC Thực ra DSD không cần DAC như em đã nói từ trước chỉ cần bộ Lọc tần số cao là tái tạo lại được sóng analog , tuy nhiên " đời không như là thơ !" Theo em biết trên VNAV nhiều bác cũng đã thực hiện, tuy nhiên do vấn đề nhiễu không kiểm soát được với các bọ lọc Analog thuần túy , âm thanh tái tạo nghe rất hay nhưng có lẫn nhiễu , lúc chuyển bài cũng bị nhiễu , những khoảng trắng từ bai này sang bài khác cũng bị nhiễu Đây là sơ đồ đơn giản nhất của một DIY Nhật làm với ANAMERO Tín hiệu DSD L,R(left,Right) đưa qua điện trở R2 (470) ,C2(0.01uF) hình thành một bộ lọc tần số cao với tần số cắt là 34 KHZ , tại sao lại cắt ở 34 khz ? Như ta đã biết DSD64 là những xung có tần số tối đa (= bitclock)=2.8224 MHZ -> sóng cao tần sinh ra lớn nhất ở 2.8224/2=1.4112 MHZ , sóng cao tần có độ xuyên thấu cao ,truyền xa , nên gây nhiễu lên mạch và làm nhiễu luôn các phần khuyech đại analog đối với âm thanh digital chống nhiễu cao tần là điều kiện tiên quyết cho chất lượng âm thanh Do DSD còn mang thông điệp analog nên ở những đoạn tín hiệu mạnh thì tần số dao động giảm , những đoạn tín hiệu analog trung bình thì tần số dao động cao do đó từ trường sinh ra xung quanh biến đổi tùy theo độ mạnh của tín hiệu Sóng này sẽ sinh ra nhiễu mạnh lần lượt ổ các ước số của 1.4112 MHZ :.. 17,6khz ,35,2Khz,70,4 khz,140 khz,281,6 khz mạnh dần dần lên và lớn nhất ở ....1.4112 MHZ sau đó giảm dần.... 2.8224 MHZ Do đó tác giả chọn mức 34KHZ để cắt cao tần mà không ảnh hưởng âm thanh trong vùng nghe được sau đó đưa qua một tụ 47 uF để chặn dòng 1 chiều và xuất thẳng ra Pre vậy thôi , siêu đơn giản Trong mạch dung them 2 FET Q3,Q4 nối với ngõ MUTE của AMANERO nhằm mục tiêu ngắt âm thanh ở những đoạn chuyển bài không can thiệp gì vào chất lượng âm thanh cả Bộ Lọc RC kể trên ngoài chức năng lọc nhiễu làm luôn chức năng cầu trúc lại âm thanh , tuy nhiên với mạch lọc này khả năng lọc nhiễu trong vùng 0-20KHZ , 20KHZ -35KHZ là không kiểm soát được do đó có nhiều khả năng nhiễu lọt vào dãi tần nghe được(0-20HZ) , hay nhiễu ALIAS(20khz-35 khz) nếu thiết kế mạch không tốt
Ngoài ra nhược điểm của phương pháp lọc này , việc lọc tần số cao kết hợp với cấu trúc lại âm thanh bị chi phối 2 chiều ngược nhau như sau ( xem hình minh họa em giã lập một nguồn DSD (sóng analog là sóng sin) với bước sóng 10us 7,9khz), lần lượt lọc ở 340khz,34khz,3k3hz ,300hz ) Lọc tần số càng cao thì biên độ sóng analog ít suy hao nhưng sóng bị gãy không liên tục Lọc tần số càng thấp thì biên độ sóng analog lại suy giảm , nhưng sóng liên tục hơn Chính vì lý do này làm cho phương án chỉ dùng bộ lọc LPF với DSD có nhiều nhược điểm , nếu muốn lọc cho sạch thì ảnh hưởng đến độ động , và tăng nhiễu nền (giảm S/N) , nếu không lọc sạch thì sạng sóng bị sai gây nhiễu lượng tử Từ đó phải tìm cách khác
Jussi Laako, Signalyst sử dụng một bộ lọc FIR kết hợp với các bọ LPF Sallen key và công bố DAC DSC1 với đầy đủ chi tiết : Các Bác có thể Download ở đây , đây là phần cứng mở , nghĩa là người dùng có thể sử dụng miễn phí và nếu có những điều chỉnh thì có thể tùy nghi điều chỉnh , tuy nhiên phải công bố Jussi Laako cũng là người viết phần mềm HQPLAYER Thiết kế gồm 4 phần : 1. Phần giao tiếp với AMANERO và bộ lọc FIR sử dụng 4 con 74HC595 , 74HC595 là các con 8bit shift register rất thông dụng ở VN bán chứng 10k / con Nguyên tắc bộ lọc FIR như thế này : tín hiệu nối tiếp đưa vào bit thứ 1 , khi có xung BCLK đặt vào 2 chân SCK và RCK , bit thứ 1 được đưa vào thanh ghi và đẩy giá trị ra chân QA , ở xung BCK tiếp theo bit thứ 1 được đẩy qua và xuất hiện ở chân QB cứ như thế hết 32 bit ( 4 con 595) ở 32 chân ra gắn 32 điện trở 15 Kohm các điện trở này chụm lại , giá trị trung bình của 32 bit bằng giá trị sóng analog tại thời điểm bất kỳ Em giã lập với 24BIT với đầu vào DSD ( sóng analog nguyên thủy là hình sin giống như 4 hình minh họa bên trên) Vối DSD là sóng màu vàng , qua mạch FIR ta thu được sóng màu xanh có biên độ tùy thuộc vào nguồn nuôi 74HC595 Nhiễu tần số cao sẽ giảm hẳn , biên độ lớn , do đó ta chỉ cần làm một bộ lọc analog nhẹ là ta có được sóng hình dạng nguyên thủy Sóng màu xanh lá là sau khi cho sóng màu xanh blue qua bộ lọc RC thông thường Sờ đồ chi tiết các Bác lấy ở đây http://www.signalyst.com/hardware.html
Sau khi xử lý FIR , tín hiệu qua bộ IV ( cái này các Bác đã biết rồi) Sau đó tín hiệu qua bộ lọc Sallen key ( Low pass filter active) cắt ở 2 tần số 80khz , 160 khz sau đó qua tầng khuyech đại analog cuối là xong Bác nào không thích OPAMP , thì sau khi qua bộ lọc FIR có thể dùng IV Tube mà các bác đã làm cho TDa 1541 , hoặc dùng IV bằng stepup , bằng Fet ...... tùy nghi sáng tạo và tùy gu nghe nhạc Các Bác có thể lọc bằng Sallen key hay lọc bằng RC tùy vào sở thích ** Ngoài ra cần lưu ý các thông số bộ lọc của DCS1 là dựa trên DSD 256 , các Bác có thể làm y như sơ đồ , sau đó dùng phần mềm upsample DSD64 lên DSD256 , hoặc điều chỉnh bộ sallen key thay vì 80khz, 160khz thì cắt thấp hơn 40khz, 80khz Riêng em đang nghe DSD64 và KHÔNG dùng bộ lọc Sallen key mà dùng một Stepup 1:5 quân dụng âm thanh phải nói là tuyệt hảo Bộ nguồn cần để tâm đầu tư làm sao cho ít nhiễu nhất và ổn định nhất nhất là nguồn nuôi 8 con 74hc595 Nói chung là loạt bài này giúp các Bác hiểu rõ nguyên lý để thực hiện còn từ sau khi biến DSD thánh Analog rồi thi "trăm hoa đua nở" *** Bài viết sử dụng nhiều dữ liệu từ Internet , em tham khảo nhiều quá nên không ghi hết ra được, xin tri ân tất cả các người viết trên Internet mà em đã đọc , đặc biệc biết ơn Bác JUSSI Lakko của Sygnalist với bộ FIR hết sức hữu hiệu , mong các Bác thành công
Cám ơn chia sẻ kiến thức của bác giahuy. Sau khi đọc xong thì em cũng đang lên máu đu theo, thích nhất là không dùng dac không dac mà vẫn có ââlog. Tuy nhiên em cũng xin bác giúp đỡ thêm các vấn đề sau: 1. Hiện tại em đang có sẵn em usb XMOS+PCM5102, 384Khz/32Bit DAC của tàu , nguồn khá lởm, nên chắc chắn sẽ mốt lại bộ mạch lọc FIR thì đang dùng thằng từ AMANERO nên cho em hỏi với 5 chân i2s đang có của em thì sẽ lấy chân nào vào bộ FIR tương ứng đây bác. Hiện tại thì con dac pcm 5102 đang lấy tín hiệu vào có ảnh hưởng gì không có cần ngắt ra không? Và thêm một ý tường là liệu mình có thể chuyển đĩa than sang file dsd được không? anh bạn em sưu tầm khá nhiều đĩa thử chuyển bằng card sóuđ sang wave lossless mà chất lượng giảm quá
Có Bác nào ở HCM triển khai chưa? Cho em 1 vé đu theo với. Em ko rành về điện tử.. nên theo các Bác để học hỏi thêm xíu. Em đã có DAC TDA 1541 rồi nghe nhạc vàng rồi ...
Bác dò con PCM 5102 chân 13=BCLK, chân 14= DIN (DSD R) , 15 LR CLK(DSD L) , 17 = mute tuy nhiên có nhiều khả năng XMOS của Bác không hỗ trợ DSD , Bác phải dùng foobar cài đặt đúng và test thử với các Plugin DSD native thì mới nên bắt đầu mổ ruột
Thêm thông tin cho các Bác băn khoăn , nếu như vậy khi làm DAC DSD theo Topic này chỉ chơi được file DSD? còn kho nhạc PCM , CD mà các Bác sưu tập hiện nay như thế nào Hiện nay Foobar đã có các chức năng tụ động đổi định dạng từ PCM (24 bit 96 khz,16 bit 44,1khz.....) sang DSD 64,128,256 kể cả việc đổi từ DSD 64 lên DSD 128,256 để dùng với DAC theo sơ đồ em cung cấp bên trên việc đổi này hoàn toàn tự động và theo yêu cầu cài đặt của người dùng nên chỉ cần DAC PURE DSD ngon bổ rẻ này các Bác có thể chơi tất cả định dạng nhạc số mà không cần mua sắm thêm gì nữa! Chất lượng chơi PCM theo kiểu DSD này nghe hơi kém hơn TDA 1541 một tí nhưng vẫn rất tốt nếu so với các DAC Delta sigma khác
Bo DAC DSD china có bán luôn. Nhưng lại là đồ dán. Em thì thích bự bự tí hàn cho sướng...
Làm mấy con này cần trở sai số nhỏ tiếng mới tốt được. Mà mua mạch về rồi mua trở sai số nhỏ cỡ 0.05% hoặc 0.02/0.01% em e là tốn hơn mua kit Dam 1021 của Soekis ạ
Dear Bác : Không cần điện trở phải thật chính xác đâu Bác do 32 điện trở 15k mắc // không phải mắc kiểu R2R nên khi hoạt động dòng sinh ra sẽ giao động từ i=0 ->i= Ux(1/R1+1/R2..+1/ r32) giã sử sai số của điện trở là +-1% với giá trị dòng lớn nhất (32 bit đều là 1)trướng hợp xấu nhất tất cả điện trở có sai số max=+1 % ta có Imin=Ux32(1/1.001xR) so với trường hợp tất cả các điện trở có sai số -1% Imax=Ux32(1/0.999xR) lất Imax/Imin= 1.002-> sai lệch tối đa 2% Trong khi đó R2R với các bit cao (MSB) thì sai số sẽ tích lũy do đó phải cần các điện trở ở MSB có độ chính xác cao Trên thực tế em cũng chỉ cần sử dụng điện trở 1% là nghe đã tốt , nếu có điều kiện sử dụng điện trở càng chính xác thì càng tốt hơn nhưng không khe khắt lắm như R2R Ngoài ra DAM 1021 là DAC discreete R2R chỉ thích hợp cho nhạc PCM , nếu dùng cho DSD buộc phải đổi DSD sang PCM mất đi cái hay của DSD
Trên trang chủ của bọn Soekris vẫn nói rằng Dam1021 của nó chạy DSD DoP tốt mà, đâu cần phải convert PCM đâu bác @giahuy
Dear Bác Đây chính là chỗ mà nhiều Bác hay bối rối : - USB INPUT DSD up to DoP 128 and DSD-256 : Bác có thể xuất file DSD trực tiếp cho DAC theo DoP hay DSD native - Phần tiếp nhận tín hiệu của DAC sẽ hiểu đó là tín hiệu DSD và đổi sang PCM rồi đưa vào phần R2R ( R2R chỉ sử dụng được với PCM , Bác xem lại phần đầu em có giải thích về R2R DAC) nó khác Với đưa trực tiếp DSD hay DoP vào bộ lọc tín hiệu để thành ANALOG của Topic này Trên trang web của Soekí cũng nói vấn đề này em trích:http://www.soekris.dk/products.html @We have choosen to support DSD recording as sometimes it is the only available format for a recording. A DSD player is basically a low pass filtering of the DSD bitstream, and we are doing the DSD to PCM conversion in a perfect digital process so you still can take advantage of our DAC quality and even use the perfect digital volume control. Dịch : Chúng tôi chọn hỗ trợ DSD bời vì đôi khi chỉ có trong tay cảc bản ghi loại này. Máy chơi DSD vế cơ bản là chỉ lọc tần số cao của dòng tín hiệu DSD (DSD bitsrteam) , và chúng tôi thì biến đổi từ DSD sang PCM bằng 1 quá trình biến đổi hoàn hảo để vẫn tận dụng được chất lượng của DAC mà vẫn có thể sử dụng tốt việc điểu chỉnh âm lượng bằng digital Đây là lý do nhiều bác dùng DAC này nghe DSD thấy không hay bằng PCM
Em cho là vụ Soekris dac convert dsd sang pcm thì đúng rồi. Bác nào đã chơi multibit dac thì phải có đủ bản lĩnh chơi pcm thôi khỏi lăn tăm dsd. Mà nhiều con chip dac hỗ trợ dsd chắc gì mình đã biết nó làm trò gì bên trong. Nó chặt chém xào nấu nhiều lắm. Theo em nghĩ nếu mà đã là đồ đỉnh cao thì pcm hay dsd đều hay. Vấn đề là mình đã hiểu hết và đã khai thác hết công nghệ chưa.
Ok anh. Em cũng hoàn toàn đồng quan điểm với anh về việc này. Ở đây chỉ quan tâm về thuần KT thôi. Sent from my Lenovo A5000 using Tapatalk
Em thì không quan trọng việc hãng làm thế nào. Vì em ko có ý định, không đủ khả năng để làm như hãng hay can thiệp vào những chỗ đó. Vậy nên nghe nó ra sao mới là mấu chốt. Hay, dỡ là cảm nhận riêng, chưa nghe thì cũng chưa thể biết nó có đáp ứng kỳ vọng của mình hay không ạ
Thọ nên nghiên cứu hướng cài bộ filter hoặc chip (giải mã DSD) gì đấy cho tai mấy anh già (như anh) chứ có tuổi rồi, tai kém, nghe test mù cassette, radio... so với chuẩn 11.2Mhz lại khen là có nhạc tính, cảm xúc... Khổ thế! Anh Việt