Ơ...tưởng bác chiến cái linear cơ mà, bác cứ mạnh dạn làm đi, em xin chân cổ vũ ah. Cần 9” lắp mâm 330mm ok mà bác.
Thấy cái đó em tưởng dễ ăn vậy mà tính kỹ cũng khó xơi. Vị trí đặt trục, kích thước tay cần, trọng lượng đối trọng, khoảng cách ovehang...
Phân tích góc offset giảm thì lực trượt giảm như bác là chính xác, tuy nhiên khi góc offset giảm thì chiều dài hiệu dụng của cần lại tăng. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc đồng thời vào độ lớn lực và tay đòn của lực. Chưa chắc lực giảm mà tác dụng làm quay của lực lại giảm. Theo phương nằm ngang, rãnh ghi tác dụng lực ma sát F tác dụng lên đầu kim; lực kéo đầu kim này nằm trên giá (đường xanh) không qua trục quay nên có tác dụng làm quay cần. Moment của lực F bằng tích số độ lớn lực F và tay đòn d (đoạn màu xanh đậm nét), tay đòn d lại bằng tích số của chiều dài hiệu dụng của cần Le và sin của góc offset; vậy nên M = F.d = F. Le. sin(offset). Tác dụng làm quay cần phụ thuộc độ lớn của moment M, coi như F không đổi, khi góc offset giảm đi thì chiều dài hiệu dụng Le của cần lại tăng lên vì thế cũng không khẳng định được là moment M giảm. Tks for All.
Ở hình trên bác không vẽ vector lực M lên cái công thức bác đưa ra em thấy chưa có cơ sở. Trong trường hợp công thức đó đúng thì khi góc offset = 0 tức là tonearm dài vô tận hoặc tonearm kiểu linear thì sin0=0, như thế lúc đó lực M=0, theo bác thì lực M là lực đẩy cần vào tâm đĩa vậy khi M=0 thì ko có lực đẩy cần vào tâm đĩa à? Trọng khi đó thực tế cần vẫn chạy vào trong tâm đĩa, cứ theo logic đó thì em cho là không có lực M nào ở đây cả. Mà chả cần phải lượng giác làm gì chỉ cần phân tích lực ngay trên hình vẽ đã thấy ngay việc đó rồi. Quay lại một chút về vấn đề hình dáng cấu tạo của cần lệch trọng tâm để tạo ra lực đẩu cần vào tâm đĩa....Giả sử có việc đó đi, thì lực đó cùng hướng, cùng chiều với skating force, như thế cũng có thể coi nó là 1 trong thành phần tham gia tạo ra skating force phỏng ah. Theo hình vẽ phân tích lực ở trên thì bộ phận antiskating sẽ tạo ra 1 lực có cường độ bằng skating force (bao gồm cả lực tạo ra từ cấu tạo của tonearm) và ngược hướng với skating force, kết quả tổng hợp 2 lực này là =0, vậy làm gì còn có lực nào tham gia vào việc đẩy tonearm di chuyển vào tâm mâm. Mời các bác tiếp tục....
Ở đây bộ phận anti-skating có chức năng điều chỉnh độ nghiêng của trục giữ cần (trục thẳng đứng) so với phương đứng (góc nhỏ dần) để làm giảm lực skating force. Anti-skating không phải tạo ra lực đối kháng với lực skating force. (chỉ điều chỉnh lực skating force cho phù hợp)
Xin lỗi bác em hỏi thật khí không phải, bác bỏ qua cho em nhé, bác đã bao giờ phẫu thuật cái tonearm chưa ạ? Với em thì tất cả những tonearm qua tay em thì chỉ có 2 loại cơ cấu antiskating là dùng lo xo kéo hoặc dùng tạ treo như hình em đã post ở trên, tất cả chúng không hề có chức năng mà bác gọi là điều chỉnh độ nghiêng của trục giữ cần. Thực sự em cũng băn khoăn không rõ bác lấy thông tin này ở đâu, em thì chưa nghe thấy ai nói bao giờ và đã đề nghị bác cho xin nguồn thông tin để em mở rộng tầm mắt. Còn việc bác nói lực anti ko phải là lực đối kháng với skating force thì bác xem lại hình vẽ phân tích lực em đã post ở trên chúng có cường độ bằng nhau và ngược hướng nhau 180 độ, liệu như thế có phải là lực đối kháng và triệt tiêu nhau không nhỉ?. Bất kỳ một lực nào mà làm cho kim bị ép lệch sang một bên rãnh đĩa thì đều phải tìm cách loại bỏ, kim phải được hoạt động tự do ở đúng giữa rãnh đĩa như thế mới đảm bảo yêu cầu. Tranh luận với nhau là để hiểu đúng bản chất kỹ thuật của món đồ mình chơi mà thôi...em cũng không dám nói là em đúng người khác sai, chỉ là mình hiểu thế nào thì viết thế, nếu sai thì các bác dem xét chỉnh sửa cho đúng để mọi người cùng có được tri thức ah. Mời các bác.... Chúc vui.
Ồ đúng như Bác nói, do tập trung phân tích lực và đang làm việc khác, quên vấn đề sự dụng cơ cấu cơ khí để kéo cần như lò xo, tạ để tạo ra lực kéo anti-skating force ngược chiều skating force để đầu kim luôn tối ưu khi di chuyển giữa rãnh đĩa.
Nếu bác ó điều kiện mà được mục sở thị cần linear thì diy nó cũng hay đấy, loại cần đó thì stylus luôn tuyến tính với tất cả các rãnh đĩa không như cần quay thông dụng, cái khí nhất của cần này là làm sao giảm thiểu tối đa lựcnma sát của thanh dẫn là ok.
Công thức liên hệ giữa moment lực M (chứ không phải vector lực M) và lực ma sát trượt F, chiều dài hiệu dụng Le, góc offset tạm thời em tin là chính xác vì có cơ sở. Tất cả các cần phổ thông hiện sử dụng đều có chiều dài hiệu dụng giới hạn chỉ cỡ 12 inch nên thực tế moment M luôn có giá trị khác 0. Chính vì vậy nếu không có lực chống trượt thì cần luôn luôn có xu hướng trượt về gần tâm đĩa. Tks for All.
Ok bác, Coi như phần 1 bác đúng, nhưng phần 2 thì em chưa đồng ý bởi lý do là bác quên mất cần linear, bác giải thích thế nào về trường hợp cần linear có góc offset=0 tức là M=0 ? M
M ở đây chính là lực được tổng hợp từ 2 lực như hình vẽ, nó chính là lực skating, đúng như bác nói là nếu ko có lực antiskating thì cần sẽ bị kéo vào tâm đĩa mà biểu hiện cụ thể là kim sẽ bị ép vào má trong của rãnh đĩa, và để tránh điều này thì người ta sinh ra bộ phận cơ khí để tạo ra lực antiskating, như thế việc cần di chuyển vào trong tâm đĩa hoàn toàn ko phải do M bởi M lúc đó đã bị antiskating force triệt tiêu rồi. Em phân tích cái này chỉ để chứng minh một điều là chả có ngoại lực x,y,z nào tác động vào tonearm để đẩy nó chạy vào tâm mâm mà thôi. Thân,
Diy linear tracking tonearm. Linear thì linear, mần luôn cái này cho máu, gặp khó khăn bác hỗ trợ chút kiến thức. Vấn đề bây giờ phải thiết kế được thì mới chọn được vật liệu, tránh sai sót mua về không dùng được. Vật liệu phải đặt mua chứ chỗ em không có sẵn. Bác nào tìm được bản vẽ thiết kế cần linear post lên giúp em
Với cần linear thì kim sẽ chuyển động tịnh tiến vào tâm đĩa và sẽ luôn song song với tiếp tuyến của rãnh đĩa tại mọi điểm, như vậy lúc này ta không quan tâm tới các chỉ số Overhang, Effective Length, Offset Angle. Đây là ưu điểm cần dạng này. Như bác @music-lover thì công việc setup giờ chỉ còn quan tâm tới lực ma sát của kim tác dụng lên rãnh đĩa 1 lực bao nhiêu thì đủ và giảm ma sát tối thiểu của thanh trượt.
Nếu Bác Ngọ theo đuổi DYI cần Linear thì có thể chọn gối đỡ cần dùng ổ bi đường kính 8-10mm, trục đỡ gối cần cần thiết phải có độ nhẵn bề mặt cao (tam giác 8 trở lên, qua gia công mài tinh) trong mối ghép lỏng với ổ bi. Bác xem ngoài đấy có các cửa hàng rã máy móc (chú ý các cửa hàng rã máy in, photocopy vì có các trục đường kính nhỏ), tìm các trục và ổ bi có sẵn là tốt nhất khỏi cần phải gia công. Xin hỏi Bác @music-lover có hình chụp thực tế cần dạng này, nhờ Bác post lên cho chiêm ngưỡng.
Dear bác, Em xin có vài vấn đề bàn thế này ạ: 1, về cấu trúc tổng vể, em thấy diy kiểu như hình này là có thể dễ làm, các bác xem thế nào, 2, phần ổ bi và thanh trượt: dùng thanh trược dạng tròn mạ crom đường kính từ 8-12 mm 3, tay cần (armwand) phải dùng vật liệu đủ nhẹ như ống carbon, ở đây tuy ko phải tính toán gì về EL, offset angle, overhang nhưng vẫn phải tính toán Mass và total mass của cần 4, Tạ chỉnh lực tì: kiếm cần hỏng tháo ra dùng hoặc gia công có thế ko cần phải khắc vạch tạ mà sau dùng cân kim để chỉnh lực tì 5, khử lực ma sát của ổ bi với thanh dẫn: phần này căng đây hehe...em thấy thế này, lực ma sát này cùng hướng với lực antiskating, như thế vô tình lực ma sát này nó cũng là lực aitiskating như thế ta ko phải chế tạo bộ phận này. Nhưng thật ko may lực ma sát này gần như chắc chắn sẽ lớn hơn mức cần thiết. Vậy ta phải làm thế nào để có thể sử dụng lực ma sát này cho mục đích antiskating? Theo em thì phải chế tạo bộ khoings chế và điều chỉnh lực ma sát này. Để xuất của em là dùng tạo treo tạ này có hướng kéo tonearm vào tâm đĩa, lực kéo được điều chỉnh bằng cách thay đổi trọng lượng của tạ treo, như thế bằng cách này ta vừa khử được lực ma sát, vừa chỉnh được lực antiskating. Cái hay của tạ treo là lực tao ra bởi trọng lượng của tạ sẽ không thay đổi trong suốt quá trình tonearm di chuyển dần vào tâm đĩa. Mờ các bác tiếp tục
Trước em đã nghe và mục sở thị cái linear rồi, nhưng tiếc là ko chụp ảnh thực tế, nó là cần của revox, em nghĩ cần này khó diy. Mượn tạm hình trên mạng đây bác
Để dễ hiểu cấu tạo, Bác ghi chú số trên hình giúp. Nhân đây xin hỏi Bác, đối với cần Linear thì đầu kim có thể xoay hay cố định trên máng kim. Vì đối với cần Linear, đầu kim tịnh tiến thẳng từ ngoài vào trong. Trong khi đó mâm xoay mỗi vòng từ ngoài vào trong, mặt cắt vuông góc tâm rãnh sẽ xoay góc anpha (hình kèm). Góc này hợp bởi tiếp tuyến của các cung tròn rãnh hợp lại. Như vậy việc tiếp xúc cạnh bên mặt kim lên các vách rãnh sẽ không đều khi kim tịnh tiến từ ngoài vào trong. Giải pháp cho vấn đề này là gì ? Đối với cần xoay, đã bù trừ một phần nào đó cho góc hợp anpha này.
- kim cố định váo máng nhé bác, - bác nhìn hình 1 thấy ngay là không có góc alpha nào cả, bởi với cần linear thì overhang=0, offset angle =0. cần linear này không phát sinh lực skating, tạ treo là dùng để triệt tiêu lực ma sát phát sinh khi armwand di chuyển vào tâm đĩa, ổ bạc sẽ gây ma sát với thanh dẫn hướng. Thân,
OK vậy kim tịnh tiến đi qua tâm của mâm. Trông hình khó có thể biết chuyển động của cần như thế nào. Thanks Bác