Cũng vừa ghé qua topic "LP_Điệp vụ khả thi", cũng chưa tìm được trang nói về mô tơ mà Bác đang có. Khi thiết kế chi tiết máy, nền tảng cơ bản phải tính ra được các thông số của động cơ. Chí ít là về công suất, số vòng quay. Ngoài ra còn một số kích thước phụ như đường kính trục mô tơ..., từ đó mới tính toán lại kích thước chi tiết máy cho phù hơp. Hiện tại dự án Bác có : + Mô tơ : vận tốc v/phút chưa rõ. + Bánh đai bị động (mâm quay) 330mm + Bánh đai dẫn (puly mô tơ) : "ĐK chắc khoảng 0,5~1cm" Như vậy khi không biết vận tốc mô tơ, và suy tính ban đầu là mâm sẽ quay 33v/phút. Thì thực tế khi lắp puly vào sẽ có độ lệch từ 0 vòng đến 33 vòng nữa (ở đây chỉ thuần tính bỏ qua độ trượt đai) tuỳ theo đường kính puly dẫn. Chỉ duy nhất may mắn khi puly dẫn động có kích thước nào đó trong khoảng từ {0.5 -->1 cm} thoả cho đầu mâm quay là 33v/ph. Vậy phải làm bao nhiêu chiếc puly có đường kính khác nhau để thoả được 1 giá trị đáp ứng yêu cầu này (đầu ra 33 vòng/ phút) ? Do đó, làm gì cũng phải từ cơ bản lý thuyết trước mà ra.
Tạm coi dây curua không trượt trên puli khi mâm đã đã hoạt động ổn định ở tốc độ không đổi. Đường kính puli nhỏ hơn đường kính mâm bao nhiêu lần thì tốc độ quay của motor phải lớn hơn tốc độ quay của mâm bấy nhiêu lần. Với trường hợp cụ thể khi đường kính mâm D = 33 cm, đường kính puli d = 1 cm; tốc độ quay của mâm là 33.3 vòng/phút thì motor cần quay với tốc độ lớn hơn 33 lần - vào khoảng 1100 vòng/phút. Đường kính d của puli trong khoảng 0.5 cm đến 1 cm; hay bán kính r trong khoảng 2.5 mm đến 5 mm. Bán kính mâm R = 165 mm; khoảng cách giữa các trục quay L = 259 mm. Dây curoa có chiều dài 2C trong đó C = sqrt(L*L - (R-r)*(R-r)) + pi*R - (R-r)*acos((R-r)/L). Trong thực tế, cần chọn dây có chiều dài ngắn hơn "một chút" - giá trị này bằng bao nhiêu thì rất cần thử nghiệm để xem hoạt động của mâm có ổn định không. Tks for All.
- Lý thuyết như các Bác trình bày nêu trên, và thực tế phải có các thông số chính xác của mô tơ như công suất động cơ, vận tốc động cơ (vòng/phút) (2 thông số này quyết định tỉ số truyền của cơ cấu truyền động bánh đai - dây đai, cũng như xác định sự phù hợp của động cơ. Ngoài ra phải chú ý đến đường kính trục mô tơ để xác định gia công lỗ của bánh dẫn động trong mối ghép chặt giữa lỗ bánh đai dẫn động và trục mô tơ. - Sau khi có được tốc độ chính xác của động cơ, thì tính mới tính toán lại kích thước đường kính bánh đai mâm, đường kính bánh đai dẫn động, khoảng cách giữa 2 trục bánh đai, chiều dài dây đai. - Đa số khi thiết kế, tính ra chiều dài dây đai nhưng trên thị trường sẽ không có dây đai có chiều dài như đã tính, khi đấy cần mua dây đai có chiều dài gần tương đương đã tính (dài hơn chút) (dựa vào Tiêu chuẩn dây đai để làm cơ sở chọn lựa ) Sau khi đã có dây đai, quay về tính lại khoảng cách giữa 2 trục, rồi bắt đầu gia công các bánh đai, tiếp tục thiết kế các phần khác như đế mâm bánh đai, đế lắp động cơ mô tơ, cơ cấu căng đai, tiếp tục tính toán vị trí lắp trục giữ tay đòn Tonearm. Khi Bác đã có cơ bản, sẽ tránh được sai xót trong thiết kế, cũng như giảm sai hỏng, giảm thời gian thực hiện, và nhất là sẽ giải quyết vướng mắc nhanh chóng.
Cảm ơn các bác đã góp ý những kiến thức thiết thực, em sẽ cố gắng tìm hiểu thêm, trước mắt chuẩn lý thuyết rồi đến thực hành, hạn chế tối đa chi phí phải bỏ ra. Tạm thời gác lại dây belt. Giờ các bác giúp em phần đi dây trong tay cần. Phía đầu cần gắn kim máng của em có đầu jack đực 4 pin, vậy đầu ra khi mod jack RCA thì đấu nối thế nào ah. Vì có 4 dây nên không biết đấu sao. Tại nơi này sau sẽ cắm dây tín hiệu tới phonobox. Xin cảm ơn ah.
Về chống rung cho thiết bị em nghĩ sẽ làm được. Em chọn phương án chống rung bằng chân đinh chén hứng. Cứ hoàn thiện sản phẩm, gác cần mâm xoay để xem mình làm được tới đâu. Phát ra tiếng là bước đầu thành công.
Cảm ơn bác, đúng cái em cần. Có điều em thắc mắc chút. 4 dây tím, trắng, đỏ, xanh lá em hiểu là 4 dây này từ kim. Tím & xanh lá 2 dây này nối mass của 2 cọc rca. Trắng & đỏ 2 dây này nối tâm tín hiệu của 2 cọc rca. Nhưng còn 1 dây đen thì đấu nối sao bác.
Hình như dây này nối mass ra ngoài để giảm nhiễu. Không biết đúng hay không vì không dùng đầu mâm than
Bác không dùng mâm than nhưng tương đối rành về kỹ thuật. Dây tín hiệu phono luôn thấy kèm thêm dây mass rời. 1 đầu bắt vào tay cần, 1 đầu bắt vào cọc mass phonobox (hay dây này tiếp địa). Không biết em hiểu vậy có đúng không.
Lượm được cái này thả vào đây. Bác nào có nhã ý thì dùng. https://stereo.vn/tin-tuc/xu-huong/...et-lap-mam-quay-dia-voi-analogmagik-7717.html
Dây belt, mặc dù là một sợi dây trông có vẻ rất đơn giản nhưng cũng là bộ phận quan trọng. Vậy có cụ nào chế dây belt chưa, có thể chia sẽ ít kinh nghiệm. Sử dụng vật liệu gì và cách đầu nối 2 đầu?
Belt thì mua sẵn loại nào cũng có,lại rẻ. Sao phải DIY làm gì cho khổ hả bác. Vả lại dây d nghĩ ko nối mà nhà sx gắn ngày từ khi nó đang " nóng".
Mua sẵn không có size đúng cỡ bác ah, mâm của em belt chập đôi 55cm~57cm. Nếu bác biết chỗ nào chỉ dùm em. Tks.
Bác tham khảo thử xem có phù hợp không Trên Ebay bán nhiều loại https://www.ebay.com/itm/2-Belts-Re...313744?hash=item3d582c7590:g:u0UAAOSwOgdYxdje Tuy nhiên, trước nhất Bác nên chú trọng phần động cơ mô tơ trước, vì đó là nền tảng cơ bản. Rồi tính toán các bánh đai chủ động và bị động. Khi không tính toán kỹ lưỡng, mua xong những linh kiện khác, khi chúng không phù hợp, lại phải mua những cái khác, tốn công tốn của và tốn thời gian Một trong những động cơ mô tơ đăng bán trên Ebay.com được mô tả rõ ràng : Specification: 100% Brand new and high quality. Model: EG-530SD-3F Rated Voltage: 9-12V Turntables motor 33/45, 78RPM Operating voltage: 8.4 to 16.0V DC Rated load: 8g.cm Direction of rotation: CW Rated Power: 1W Rated Speed: 3000 (rpm) Mounting holes: 25mm Bottom Diameter: 32mm Operating temperature: -5 ℃ to + 60 ℃ conventional humidity Conversion: 1mm=0.039inch, 1inch=25.4mm Suitable for most 3-speed turntable Với mô tơ thông số rõ như thế này, Bác rất dễ thiết kế các chi tiết của đầu mâm than.
Bác làm xong, em xem khả thi sẽ theo chân Bác, hiện tại có thằng cháu bé từ Đắc lắc xuống và đang học nghề, nó cũng có chút thời gian rỗi nên có thể hỗ trợ làm. Bác làm theo mâm post #41 của Bác Pilab à ?
Ý tưởng mâm này có từ lúc bắt đầu, lý do là em phải dựa trên diện tích mặt kệ đang có chứ mâm lớn không để được. Chỗ em không có chạy laze hay cnc kim loại nhôm. Chạy cnc sắt không được đẹp mà tương đối nặng. Motor và mâm xoay đã được 1 cụ trên này chạy demo chuẩn rồi nên không ngại thông số lắm. Thứ nhất tài chính, thứ nhì thời gian nên để sản phẩm "quay và nói" được có lẽ cần thời gian dài nữa. Xong phần nào em tạm post lên chia sẽ và nhờ các bác góp ý. Chân thành cảm ơn. Lắp đế Gắn mâm
Bác có thể giải thích cách căng dây đai giúp. Trông kết cấu đều có các kích thước cố định. Mà bản vẽ khung này chắc Bác vẽ trên AutoCad Ngoài ra chắc Bác cũng thiết kế bộ điều chỉnh tốc độ động cơ ?
Việc căng dây đai thì có gì khó đâu bác, vòng dây qua puly motor và quanh mâm xoay thôi, dây đai lại có độ đàn hồi. Có motor, mâm thì mới định hình khung đế được và cho lên Cad chạy CNC. Việc sơn và lắp thì tương đối dễ rồi. Nếu diện tích đặt mâm lớn thì em sẽ để motor và tay cần độc lập có thể di chuyển phù hợp dây belt và điều chỉnh tay cần dễ dàng hơn. Motor đã có điều tốc bằng chiết áp gắn trong motor. Đo tốc độ quay của mâm có ứng dụng RPM phiên bản này có phí nhưng hạn chế là chỉ sử dụng được cho ios 4.0 trở lên không tương thích hệ điều hành android, độ chính xác tương đối cao dễ sử dụng không thua thiết bị chuyên dụng đo bằng tia laser.
Khi không có cơ cấu căng đai, Bác phải tìm đai có kích thước tương đối phải chính xác, việc này cũng khó với Bác khi Bác chưa kinh nghiệm về dây đai. Khi căng đai như vậy , nếu đai hơi rộng dễ trượt đai, còn đai chật khi hoạt động đai một thời gian ngắn đai sẽ dãn và sau đó cũng bị tình trạng trượt đai. Ngoài ra khi dây quá ngắn, động cơ mô tơ có thể không làm quay pully được do lực căng đai cản lại. Khi đấy nhiều thứ phát sinh
Bác nêu thế này thì bác thớt ko thể làm đc, bác đúng, nhưng thực tế chả mấy ai tính toán được đầy đủ các tham số thế đâu, nhìn thấy những tham số đó khéo bác thớt bỏ ý định diy TT, theo em thì thế này, vì là lần đầu thì nên làm dễ đã, platter thì nên làm bằng nhôm, dễ gia công, ko nên làm bằng gỗ vì khó gia công, khó chính xác, gỗ ko đồng đều thì gây mất cân bằng động, motor thì làm rời, như thế sẽ rất dễ thi công và dễ tìm belt, tha hồ điều chỉnh độ căng, chùng của belt. Tonearm thì nên bê nguyên của hãng lắp vào, bởi việc diy tonearm còn xương cục hơn nhiều...kinh nghiệm của một tên đã diy TT
Giờ có mấy ai chơi đĩa 45 và 78 đâu mà bác làm 3 tốc độ, theo em bác chỉ làm 33 thôi. Với việc tính toán các kích thước pulley ...nếu có thể thì bác làm bộ điều tốc bằng điều áp + ổn áp luôn, khi đó pulley không cần phải chính xác tuyệt đối làm gì cho mệt, thực tế thì gần như ko thể tính toán chính xác được.