Cần bắt buộc phải trượt trên thanh ngang vì nó phụ thuộc vào rãnh trên mặt đĩa. Bởi vì cấu tạo của đĩa là trên mặt đĩa có các rãnh nhỏ như sợi tóc. Các đường rãnh được đọc từ vòng lớn nhất cho đến tâm đĩa, tức là kim sẽ chạy khắp chu vi của mặt đĩa từ ngoài vào trong theo hình xoắn ốc, độ rộng của rãnh rất nhỏ khoảng 0.04~0.08mm. Tổng độ dài các rãnh có thể lên tới 500m. Như vậy để hát được thì trên mâm sẽ có 2 vận tốc. Vận tốc quay của đĩa và vận tốc chạy của kim.
Động cơ này em nghĩ không dùng được. Thông số tới 2800r/min trong khi đó mô tơ quay mâm than có tốc độ quay 33 1/3, 45, 78 thậm chí có tốc độ 16 2/3 vòng/phút. Thứ nhì nếu bác chạy loại direct drive (không dùng dây dai) cốt trục có vẻ ngắn nó phải đặt được mâm ít ra mâm có chiều dày 2mm rồi còn đặt tấm mat để tăng độ ma sát với mặt đĩa chưa nói tới nếu đặt thêm cục chặn.
Như vậy, tonearm sẽ di chuyển trượt lên trục xanh này. Cũng có ý như bác Ngoc2, thì nguyên lý di chuyển của tonearm trượt trên trục là thế nào khi hoạt động ? Ban đầu nhìn hình nghĩ đây là cơ cấu anti-skating (khi điều chỉnh góc của trục xanh này so phương nằm ngang).
Như em đã nói trên, kim nằm dưới rãnh đĩa (rãnh trôn ốc từ ngoài vào) đĩa xoay kim ăn theo rãnh và di chuyển song song với trục ngang cố định (mũi tên xanh) dần vào tâm đĩa thì đương nhiên con trượt đi theo. Con trượt này rất nhạy cảm giác như không có ma sát. Em vẽ tạm rãnh đĩa (rãnh ngược chiều kim đồng hồ) mũi tên màu xanh là kim, đĩa lại quay theo chiều kim đồng hồ thì kim di chuyển dần vào tâm.
Như vậy khi quay, kim chỉ tì vào rãnh ngoài của đĩa, và lực tì phải đủ lớn mới tạo moment đẩy ổ trục tonearm trượt trên trục này được. E rằng có thể dễ hỏng kim cũng như hỏng đĩa than. Nếu lực tì nhỏ thì chắc không thể đẩy cần nổi. Vậy trục này có để nghiêng so phương ngang không Bác.
Bổ xung thêm ý của bác. Về nguyên lý hoạt động thì được, nhưng thực tế sẽ ko ổn, bởi như bác nói, lực kéo tonearm là do kim chạy trong rãnh đĩa xoắn trôn ốc vào tâm đĩa, thứ nhất lực đó có thắng được ma sát của tonearm và thanh trượt ko, thứ 2 khi đó kim sẽ áp chủ yếu là phía ngoài của rãnh đĩa, như thế tiếng sẽ lệch...nên nhớ là kim khi tì vào rãnh đĩa phải được tự do nhất thì mới đọc được mọi chi tiết âm thanh, chính vì điều này mà người ta phải có antiskating để cân bằng lực sao cho kim ko ăn là vì thế đấy.
Với cơ cấu trượt như thế này (tiếp xúc mặt ngoài rãnh), dù có anti-skating đi nữa lực vẫn phải tác động lên kim từ mặt ngoài rãnh, và phải đủ lớn tạo moment đầu kim (đầu tonearm) thắng lực ma sát ổ trục giữ tonearm. Như vậy trục giữ này có phải đặt nghiêng để lợi dụng trọng lực của tonearm để đẩy tonearm vào trong ?
Em không rõ công nghệ mới của cần linear này như thế nào, còn cần linear kiểu cũ nó ko chạy dần đều vào theo kiểu lực hút vào tâm đĩa do đầu kim chạy vào rãnh âm thanh xoắn trôn ốc vào tâm đĩa mà nó có cơ cấu điều khiển nào đó mà cứ sau một số vòng quay của đĩa thì cartridge “ nhảy” dịch vào trong..tức là nhảy cà zựt, cà zựt...cái này em nghe đâu đó nói vậy, em ko chắc lắm.
Kim không thể nhẩy cà zựt được mà nó chạy theo đường xoắn ốc như b nguahoangphonui vẽ đó. Đúng như b pieldcoil đặt vấn đề, sẽ bị tì vào thành rãnh. Mình nghĩ nếu music-lover biết hình hài cái cơ cấu gọi là “antiskating” thì đưa lên mọi người cùng lý giải (mọi người hay dùng tiếng Anh quá, dùng tiếng Việt đi cho dễ)
Các bác quên 1 điều, đấy mới chỉ là cơ cấu của tonearm (tay cần) còn để hát và đọc đủ chi tiết của âm thanh thì cần phải setup. Trước hết là cân kim để đo lực tỳ của đầu kim lên mặt đĩa và điều chỉnh counter weight (cục đối trọng) theo thông số của kim. Cục đối trọng phía sau cần. Thứ nhì phải có bộ phận anti-sakting (chống trượt) để giữ thăng bằng cho kim không bị lệch và trượt vào tâm đĩa khi đĩa quay. Việc điều chỉnh kim cũng rất quan trọng kim (cartridge) và đầu kim (stylus) phải vuông góc với rãnh và nằm giữa rãnh. Các bác tham khảo phần hiệu chỉnh. https://conmatviet.com/nghe-nhin/lap-dat-hieu-chinh-dau-dia-than-phan-1.html/ https://conmatviet.com/nghe-nhin/lap-dat-hieu-chinh-dau-dia-than-phan-2.html/
em ko thạo cơ cấu antiskating của loại linear. Còn với tonearm thường thì nó cũng khá đơn giản mà bác
Bác cứ tập trung phần cơ khí cho ngon đi đã. Những điều bác nói thì hồi sau sẽ tới, cái đó ông nào chơi mam than là chả biết
Bác có thể trình bày rõ về phần anti-sakting để em hoàn chỉnh phần cơ. Có thêm hình ảnh dễ hiểu càng tốt ah. Diy cần không đơn giản tý nào, chỉ là hiểu thêm thôi chứ không là tiền mất tật mang. Phương án mua sẵn cần về lắp là tối ưu nhất.
Thì ra vấn đề nằm ở chỗ thiết kế cần dạng cong, lúc đấy trọng tâm của cần nằm lệch ra khỏi tâm trục cần. Điều này tạo lực hướng tâm đẩy cần dịch chuyển từ ngoài vào trong khi có lực nhỏ tác dụng vào đầu kim. Và khi đó cơ cấu anti-skate (hãm trượt dịch chuyển cần) sẽ cân bằng điều chỉnh cần dịch chuyển thích hợp luôn vào tâm rãnh đĩa.
Em tìm thấy motor này có đáp ứng được yêu cầu để lai mâm đĩa than được không? Thông số của motor như sau: Với thông số trên em tính như sau: Đường kính mâm = 30.3 cm Đường kính pu lí = 2.02 cm Điều chỉnh tốc độ quay động cơ ổn định = 500 vòng/phút Các bác xem có được không ạ
Em đã nói ở trên rồi, cơ cấu antiskating của cần linear em không rõ bác ah. Còn toneam thường thì nó ko phức tạp, mỗi hãng có cách riêng, nhưng cơ bản có 2 cách chính là dùng lò xo hoặc dùng tạ treo, cá biệt có hãng lại dùng nam châm như Thorens. Để em tìm ảnh post lên cho các bác dễ thấy
Cũng ko hẳn là vậy đâu ah, nhiều hãng, nhất là đồ EU rất hay làm cần thẳng. Vậy cần thẳng và cần cong (chữ J hoặc S) hay dở, hơn kém nhau thế nào...em chửa hiểu ra, mời các bác nghien cứu xem ra răng.
Đây là hình ảnh ví dụ 2 kiểu antiskating Theo em, nếu bác vẫn muốn diy cần linear thì bác có thể áp dụng kiểu lò xo kéo, kiểu này dễ làm và dễ sử dụng hơn
Cảm ơn bác @FieldCoil Adventure em đã nhận được bộ bánh đai. Sản phẩm đạt ISO. Bác đúng chất chuyên ngành KCS từ quy trình sản xuất đến khâu đóng gói sản phẩm. Đáng tiếc lỗi do em, để đk puly hơi lớn. Kết quả test bằng ứng dụng free trên đt. (Trước em vẫn dùng ứng dụng này, hổng biết tin được không). Giờ tính sao các bác.
Bác có thể dùng các cách nhằm thay đổi vận tốc mâm như sau : + Giảm điện thế cấp cho mô tơ bằng biến trở + Dùng dũa tròn có đường kính 4mm, dũa nhẹ vào rãnh puly truyền động (puly rãnh tròn, còn tang trống dùng dũa dẹt) để giảm đường kính puly (nhớ để mô tơ quay để dũa được đều), dũa từ từ một ít và thử lại vận tốc mâm quay cho đến lúc đạt 33 vòng trên phút.. Chắc 2 cách này đều khả thi. Bác thử giúp xem dây đai em gởi có sử dụng được không. Thank Bác
Việc thiết kế cần cong hay thẳng cũng tùy từng hãng. Tuy vậy, khi thiết kế sẽ lợi dụng trọng lực của cần nhằm đẩy cần dịch chuyển hướng tâm (từ ngoài mâm vào trong). Như vậy, đối với cần cong do trong lực lệch đường trục cần nên luôn xuất hiện lực đẩy cần hướng tâm vì thế trục giữ cần thiết kế dễ hơn cần thẳng. Và dùng cơ cấu anti-skating (như dạng mặt đĩa nghiêng ) để điều chỉnh bù trừ lại lực hướng tâm cho thích hộp. Đối với loại cần thẳng, trục giữ cần chắc phải đặt lệch theo phương đứng một góc nhỏ hướng vào trục mâm để lợi dụng trọng lực đẩy cần dịch chuyển hướng tâm.