Nhờ các bác có kinh nghiệm giúp về phân tần Altec N500C.

Discussion in 'Loa' started by Pilab, 17/9/19.

  1. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Chúc mừng B, làm thế là đúng rồi vì phân tần phải theo : driver + thùng + phòng nghe.
     
  2. tuan_th

    tuan_th Advanced Member

    Joined:
    16/2/09
    Messages:
    279
    Likes Received:
    24
  3. qasound

    qasound Advanced Member

    Joined:
    8/8/15
    Messages:
    147
    Likes Received:
    201
    Crossover em chơi hệ cấu hình Altec 817A 3 đường tiếng.
    2 Cặp altec 515C, kèn 311-90, 288-16G, siêu tép TAD 2001.

    [​IMG]
     
    Satuki likes this.
  4. chau73

    chau73 Approved Member

    Joined:
    10/4/13
    Messages:
    31
    Likes Received:
    1
    View attachment 722597
    Đây anh 144512-55d3b786d093069ea998d8e6f5bad197.jpg
     
  5. hoang964

    hoang964 Advanced Member

    Joined:
    1/5/14
    Messages:
    373
    Likes Received:
    150
    Location:
    Bình Dương
    Vụ phân tần cho altec này đúng là mất thời gian mà kg được như ý.E theo mạch của Hiraga cho A7,nghe chưa hết 1 cd đã tháo ra .Bác nào có ý định theo mạch Hiraga thì nên cân nhắc kỹ.Tính đến bây giờ e kh nhớ là mình đã mất bao nhiêu giờ công cho cái phân tần A7.Ae có mạch hay share cho e với.
     

    Attached Files:

    Last edited: 8/4/21
  6. lethao

    lethao Advanced Member

    Joined:
    18/2/15
    Messages:
    78
    Likes Received:
    45
    Location:
    Hà Nội.DT0904752469
    Không có mạch Pt nào đúng cả.Phải đo đạc loa.Sau đó mới quyết định chọn phương án thiết kế pt.Những người thiết kế pt giỏi nhất thế giới nếu không đo đạc thì cũng chỉ làm ra bộ ph nghe được thôi,chứ không thể làm ra bộ pt chuẩn được.
     
    Satuki likes this.
  7. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Trong sơ đồ mạch này, có vài điểm nhờ các bác xem giúp:
    - hai cuộn dây không thấy ghi thông số, vậy cần quấn bằng dây cỡ nào và cần bao nhiêu vòng? điện trở mỗi cuộn là 8 ôm hay 16 ôm?...
    - các tụ điện có điện dung số lẻ 18,9 uF thì thay giá trị khác có được không? nên thay thành 20 uF hay chỉ 18 uF?
    - các điện trở trị số rất lẻ như 1,3 ôm; 1,17 ôm; 1,03 ôm... có thể thay bằng các điện trở 1 ôm được không? nếu bắt buộc phải dùng đúng trị số thì có thể mua trở này ở shop nào?




    Có khi nào là lỗi do trong quá trình làm bị nhầm trị số linh kiện hoặc linh kiện mới chưa qua thời gian chạy rà không bác?



    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.jpg
      1.jpg
      File size:
      16,9 KB
      Views:
      83
    • 2.jpg
      2.jpg
      File size:
      18,5 KB
      Views:
      87
  8. lethao

    lethao Advanced Member

    Joined:
    18/2/15
    Messages:
    78
    Likes Received:
    45
    Location:
    Hà Nội.DT0904752469
    Đôi loa làm cầu kì,nhì ngầu quá.Cách làm phân tần như bạn đã tiến hành thì khó đấy.
     
  9. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Em hoang mang quá, bác làm ơn định nghĩa giúp em:
    - Thế nào là bộ phân tần nghe được?
    - Thế nào là bộ phân tần chuẩn?
    - Cho là có tiêu chuẩn bộ phân tần (ví dụ tiêu chuẩn EU, tiêu chuẩn Mỹ...) khi làm chuẩn ở nhà bác mang về nhà em nó còn chuẩn không?
    Thanks bác.
     
    tran minh phuong likes this.
  10. Satuki

    Satuki Advanced Member

    Joined:
    13/9/18
    Messages:
    341
    Likes Received:
    191
    18.9u thì mắc song song 15u với con 3,9u hai con này có sẵn trên thị trường. 1.3 thay bằng 1 ôm mắc nối tiếp với 3.1 ôm . nói trung điện trở sai số 0.0xx ôm thì không làm thay đổi đáng kể. việc nối tiếp 1 tụ và một điện trở có thể bỏ con điện trở và thay con tụ bằng một con tụ trị số bé hơn mà không làm thay đổi điểm cắt cũng như pha. thường khi thiết kế người ta sẽ lựa chọn tụ, trở với những thông số có sẵn, còn cuộn cảm thì muốn nó là bao quấn bấy nhiêu.
     
  11. chau73

    chau73 Approved Member

    Joined:
    10/4/13
    Messages:
    31
    Likes Received:
    1
    Em nghĩ anh gọi điện hỏi anh Lê Kim Thạch cho nhanh và chuẩn anh ạ, anh Thạch rất nhiệt tình tư vấn hỗ trợ
     

    Attached Files:

  12. Satuki

    Satuki Advanced Member

    Joined:
    13/9/18
    Messages:
    341
    Likes Received:
    191
    mọi phân tần khi thiết kế muốn chuẩn là phải có củ loa sẽ đi với nó. chuẩn là nghe phê hơn được, còn chuẩn thì chưa có tiêu chuẩn cụ thể vì có nhiều trường phái cho ra nhiều quan điểm thiết kế loa. có trường phái cho rằng phải có đáp tuyến phẳng trong dải tần âm thanh, do đó bước đầu họ chọn củ loa có độ nhạy như thế nào đó để khi ráp vào với phân tần, bỏ vào thùng đo kiểm điều chỉnh để có đáp tuyến phẳng. có trường phái cho rằng phải đồng pha các củ loa tại điểm cắt, có trường phái cho rằng khi thiết kế loa thì trở kháng ít biến động trong dải tần âm thanh. như vậy chưa có già là tiêu chuẩn cả, mà tuy theo triết lý của các hãng mà thôi.
     
  13. hoang964

    hoang964 Advanced Member

    Joined:
    1/5/14
    Messages:
    373
    Likes Received:
    150
    Location:
    Bình Dương
    Có khi nào là lỗi do trong quá trình làm bị nhầm trị số linh kiện hoặc linh kiện mới chưa qua thời gian chạy rà không bác?

    Tks for All.[/QUOTE]
    Em thay đổi trị số linh kiện và các loại tụ khác nhau.(Nhiều lần).Mạch Hiraga thiết kế được đánh giá rât cao.Gắn vào mid giảm,bass thấy tăng.Nhưng tổng thể nghe rất kỳ.Giống như là thay một đôi loa khác.
     
  14. qasound

    qasound Advanced Member

    Joined:
    8/8/15
    Messages:
    147
    Likes Received:
    201
    Phân tần bậc cao ( bậc 6 -36dB) cho Altec 3 đường tiếng.
    Giải quyết được vấn đề em loa sân khấu hát trong phòng nhỏ không ồn chói, hash dãi cao. Nhẹ đánh chỉ cần 1 amply 300b và CD là đủ.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
    Satuki likes this.
  15. lethao

    lethao Advanced Member

    Joined:
    18/2/15
    Messages:
    78
    Likes Received:
    45
    Location:
    Hà Nội.DT0904752469
    Phân tần nghe được là Pt của những người có tai thính và nhiều kinh nghiệm.Họ làm loa của họ có 3 giải trung,bas,treb tương đối cân bằng.Bộ phân tần đó sẽ cho âm thanh chấp nhận được,ở một số bản nhạc hợp với nó.Nhưng khi đem loa đó đi kiểm tra,đo đạc thì thấy nó không chấp nhận được.So sánh bộ phân tần nghe được với bộ Pt chuẩn thì cũng như ta so sánh 1 thứ khuyết tật với một thứ hoàn hảo.Nhưng cũng phải thừa nhận ,bộ phân tần amater khi phối ghép hợp với các thiết bị, và bản nhạc hợp với nó có khi còn cho ra âm thanh nghe sướng tai hơn cả bộ phân tần chuẩn.
    Bộ phân tần chuẩn là bộ phân tần được làm bởi những người chuyên nghiệp,có đủ công cụ máy móc cần thiết,để tính toán chủ động và làm ra bộ phân tần hoàn thiện nhất.Chỉ tiêu quan trọng nhất của bộ pt chuẩn là tạo ra một đáp tuyến tần số phẳng.thùng loa có bộ pt chuẩn sẽ cho ra âm thanh trung thực nhất,phát huy tối đa những ưu điểm của các củ loa trong thùng loa.Thùng loa đó dù phối ghép với các thiết bị chuẩn nào thì âm thanh cũng phản ánh đúng âm sắc của nguồn nhạc(bản nhạc chói tai thì nó cũng chói,bản nhạc ấm áp thì nó cũng ấm).Ngoài ra bộ phân tần chuẩn lại phải có trở kháng tương đối cân bằng đối với mọi tần số.Quan trọng nhất là không có tần số nào,trở kháng loa giảm xuống thấp quá. ở những tần số,trở kháng xuống thấp quá,khi loa được đẩy bằng ampli yếu,nó sẽ gây ra sợ cố sụt giảm âm lượng tại tần số đó,làm mất chính xác của âm thanh.Vậy thế nào là thấp quá?đây gọi là "triết lí"của từng người thiết kế.Có những đôi loa bạc tỷ,nhưng có điểm trở kháng sụt xuống đến 2 om.Chẳng hạn như loa của hãng winlson audio.Trở kháng thấp còn phụ thuộc vào trở kháng của củ loa,cho nên không nên cho vào thùng loa những củ loa có trở kháng dưới 3 ôm.Mạch lọc tần số không chuẩn,tạo ra những điểm sụt giảm của trở kháng.Loa muốn rễ đánh thì không nên có những điểm sụt giảm trở kháng xuống quá 3 om.
    Nói về phân tần thì còn dài.Trên diễn đàn không thể nói hết được.À nhưng còn vấn đề tồn tại trong topic này.Có bạn nói thay điện trở bằng cách giảm tụ là sai.bộ phân tần trong các hình vẽ có các LK có các trị số lẻ.Cứ yên tâm làm tròn số,đt dung sai dưới 10%.Tụ thì dung sai dưới 5%.Một điều nữa:không có bộ phân tần nào đúng cho tất cả các củ loa,kể cả củ loa có cùng trở kháng.Cấp lọc trong pt nên từ cấp 2 đến cấp 3 tối đa đến cấp 4.Trong các giải tần khác nhau có thể có cấp lọc khác nhau.Cấp lọc cao thấp không phải là chỉ tiêu đánh giá.lọc cấp 1 mà chuẩn thì còn tốt hơn nhiều cấp cao làm sai.Cấp lọc càng thấp loa càng dễ đánh,âm thanh chuyển tiếp liền mạch mà không có hiện tượng một loại âm thanh được phát ra từ các vị trí khác nhau.
     
    chungna_dc likes this.
  16. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Hơ hơ, em xin bác cái định nghĩa, tiêu chuẩn là các con số xác định, được công nhận của 1 tổ chức;
    Không có định nghĩa, tiêu chuẩn thì bác cứ trả lời không có định nghĩa, tiêu chuẩn, bác định nghĩa “Nghe được” ~ “chấp nhận được”, “chuẩn” ~ “hoàn hảo”; khác nào giăng thêm ma trận vào mớ tính từ xác định bằng cảm xúc. Em càng thấy hoang mang hơn.
     
  17. lethao

    lethao Advanced Member

    Joined:
    18/2/15
    Messages:
    78
    Likes Received:
    45
    Location:
    Hà Nội.DT0904752469
    Bạn chưa đọc hiểu bài viết của tôi.Đọc kĩ đi.
     
    Last edited: 11/4/21
  18. Satuki

    Satuki Advanced Member

    Joined:
    13/9/18
    Messages:
    341
    Likes Received:
    191
    chịu chơi, phân tần nhiều linh kiện thì rất tốn kém.
     
  19. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Các bác trao đổi nhiều nội dung trên mức yêu cầu của em quá, mấy vấn đề nho nhỏ này chắc không cần phiền nhiều đến các chuyên gia.

    Trong sơ đồ mạch này, có vài điểm nhờ các bác xem giúp:
    - hai cuộn dây không thấy ghi thông số, vậy cần quấn bằng dây cỡ nào và cần bao nhiêu vòng? điện trở mỗi cuộn là 8 ôm hay 16 ôm?...

    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.jpg
      1.jpg
      File size:
      16,9 KB
      Views:
      33
  20. Satuki

    Satuki Advanced Member

    Joined:
    13/9/18
    Messages:
    341
    Likes Received:
    191
    tôi nghĩ cuộn cảm không có trở kháng lớn như vậy đâu, tôi quấn cuộn cảm 2mh chỉ có 0.6 ôm thôi.
     
  21. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Về Rdc : Cuộn choke nay lý tưởng là 0 ohm > dây càng to càng tốt.
    Về giá trị cảm kháng cuộn choke: Cuộn choke với hệ thống 2 đường tiếng có thể từ 2mH đến khoảng 6mH tuỳ người nghe và driver.
    > theo mình @Pilab ra mua lấy 2 cái lõi Fe EI 90- 80 dày 3 - 4 cm, cuốn 1 cặp choke có nhiều đầu ra, đầu nhỏ nhất 2mH lớn nhất 6mH > kích thước dây to nhất có thể là kích thước dây cuốn được ~ 6mH. 2 choke nhiều đầu ra cho phép điều chỉnh điểm cắt > cần có nhiều đầu ra.
    Ps: cặp choke này dùng để dò giá trị hợp nhất, có thể giữ để làm các phân tần sau này. Trước mắt nghe tạm, Khi thấy phù hợp rồi và có điều kiện cuốn cặp choke cho loa khi ấy cuốn theo giá trị điện cảm đã chọn vaf tuỳ thích dây to dây bạc dây vàng lõi không khí fe ferit
     
    Last edited: 12/4/21
    Pilab likes this.
  22. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Đang băn khoăn, được bác chỉ dẫn: rõ ràng, chi tiết, đúng trọng tâm. Em sẽ thử theo cách này.

    Đo đáp tuyến tần số của loa, trong một không gian nhỏ (như với trường hợp đo tại nhà) thì âm thanh phản xạ, tán xạ gây hiệu ứng vang vọng; không rõ kết quả đo có đáng tin cậy không.


    Em có nghe nói là phân tần bậc một, hai, ba... khác nhau nhiều; chưa hình dung ra thế nào là phân tần bậc một, bậc hai...; nhờ các bác xem và chỉ giúp.

    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.jpg
      1.jpg
      File size:
      32 KB
      Views:
      15
    Last edited: 12/4/21
  23. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    upload_2021-4-12_20-12-30.png
    Lấy sơ đồ @Pilab post làm ví dụ,
    Trong sơ đồ tác giả dự kiến thiết kế cắt tần ở 500 hz (tức là cho loa LF hát trong khoảng tần số 500 hz trở xuống, loa HF hát trong khoảng tần số 500 hz trở lên). Để làm như vậy tác giả sử dụng cuộn choke là linh kiện cho tần số < 500 hz đi qua và tụ 18,9 u cho tần số > 500 hz đi qua.
    Đối với loa LF, loa được nối tiếp với cuộn choke để ngăn tần số > 500 hz (tức là đến 500 hz biên độ tín hiệu điện áp đi qua choke sẽ giảm theo độ dốc thoải). Để tăng độ dốc tại điểm cắt tức là làm tín hiệu tần số lớn hơn 500 hz lọt qua cuộn choke không đi đến loa LF người ta mắc thêm tụ 18,9 u dẫn nó xuống mass (với loa HF thì ngược lại).
    1) Nếu phân tần chỉ có 1 trong 2 linh kiện choke hay tụ kể trên gọi là phân tần bậc 1, có cả 2 linh kiện gọi là phân tần bậc 2.
    2) mạch trên bản chất là mạch phân tần cho loa LF & HF lắp // nhau vào cọc ra của Amply, ta mắc riêng cũng đc, nếu mắc riêng loa 2 đường tiếng này cần 4 cọc loa,
    với Amply có 1 đường ra người ta dùng cầu nối nối từng cặp cọc này với nhau, với
    Power Amply có 2 đường ra người ta nói amply vào 4 cọc này gọi là lắp kiểu bi-wire, nếu dùng 2 power Amply gọi là lắp kiểu bị Amply,
    3) khi lắp phân tần để dò điểm cắt, ở mỗi loa khi tăng giá trị điện cảm ta cũng đồng thời tăng giá trị tụ (giảm tần số điểm cắt), cách tính tạm áp dụng áp @pilap đã đưa,
    4) Mỗi loa trong phân tần bậc 2 luôn tồn tại 1 linh kiện thụ động nối tín hiệu cọc - với cọc + Amply (tụ với loa LF, choke với loa HF) dẫn đến giảm trở kháng loa dẫn đến hao cs và gây bất lợi cho làm amply tại tần số cắt; Phân tần bậc lớn hơn 2, sẽ có lớn hơn 1 linh kiện nối như trên > với các driver thông thường người ta dùng mạch pt bậc 2.
    5) Mạch bậc 2 gồm 2 linh kiện (choke, tụ) nêu trên là cơ bản, để hệ thống loa cho tiếng hài hoà hơn người ta lắp thêm mạch hỗ trợ, ví dụ sơ đồ trên có các điện trở nối tiếp, // loa HF là các điện trở hạn chế độ nhạy của loa HF cho phù hợp loa LF. Thiết kế cho người nghe tự chọn giá trị trở để nghe được êm tai nhất .
    6) Đến nay đã nhiều người ưa dùng phân tần chủ động (có thể là analog hay digitan) vời phân tần chủ động việc di chuyển điểm cắt tần, điều chỉnh âm lượng các driver chủ động hơn, chính xác hơn; nhưng cũng bắt người dùng tốn nhiều power Amply.
    Người dùng phân tần chủ động còn có thể dễ dàng sử dụng nó để chọn điểm cắt khi làm phân tần cho thùng loa nhiều đường tiếng dùng với 1 power Amply kể cả khi thùng loa đó có đến 5 đường tiếng.
     
    Last edited: 13/4/21
    Pilab likes this.
  24. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Em đã hiểu sơ lược rồi: phân tần bậc một thì có thêm một linh kiện trong mỗi driver, bậc hai thì có thêm 2 linh kiện...


    Trong thông tin của driver có mấy thông số này nhờ các bác chỉ giúp về ý nghĩa mỗi thông số, cách đo mỗi thông số: như ảnh đính kèm.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      31,8 KB
      Views:
      34
    Last edited: 14/4/21
  25. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.526
    Likes Received:
    798
    Chào các chuyên gia loa. Mình vừa nhặt vài bộ driver từ Neo, đã gia công song khung sườn (xem ảnh). Giờ đến mục cuốn coil loa, mình đang mắc không biết cuốn bao nhiêu vòng (hay mỗi cuộn voice coil (bass trung terble) này bao nhiêu mH trong không khí, trong khe từ ) bạn nào biết tính toán thế nào xin chỉ giúp. Thanks!
    [​IMG]
     

Share This Page

Loading...