Cảm ơn bác. Loạt bài này rất hay ạ. Nếu xem chất lượng âm nhạc được tái hiện trên bộ dàn là một hàm số của nhiều biến số; thì trong toán học có một mảng gọi là phân tích độ nhạy của các biến số. Nói nôm na thì có những biến số dù thay đổi rất nhiều nhưng không làm ảnh hưởng đáng kể đến giá trị biến thiên của hàm số. Nhưng có những biến số khác lại có độ nhạy rất cao. Thông thường khi đọc các bài phân tích về một yếu tố nào đó trong chuỗi xử lý của một hệ thống âm thanh, người đọc sẽ có cảm giác là mặt trời chân lý chói qua tim, cơm áo là đây rồi! Cứ chọn đúng con DAC với công nghệ này là thiên đường sẽ tới đỉnh, niết bàn âm thanh là đây, yeah, audio nirvana! Vì vậy em rất tâm đắc với định hướng lý tính của bác trong chuỗi bài viết này. Rất mong bác trong những bài viết tiếp theo có thể dựa trên kinh nghiệm của bác đưa ra một hệ số độ nhạy (dù là chủ quan cũng được) để người đọc như em có thể giữ được thăng bằng trong hình dung về mức độ ảnh hưởng của DAC đối với chất lượng âm thanh khi ra đến loa. Cảm ơn bác tiếp tục kiên trì cho loạt bài rất hay này ạ!
Em ko muốn ném đá nhưng thực tế cũng có rất nhiều tranh cãi về việc DSD có thực sự "hơn" hay không. Với tai em nghe qua vô vàn DSD trên bộ dàn tầm tầm ở nhà thì thấy mỗi DSD của tụi Opus3 là hay, và rất tiếc ko có cùng những album đó định dạng PCM để đối chứng.
DSD thực sự là một chuẩn tiên tiến trong nỗ lực tái tạo độ trung thực tín hiệu âm thanh - xét về kỹ thuật và nhận định chủ quan. Cảm ơn Bác chủ có bài viết tâm huyết này.
Để hiểu thật rõ về DSD ta cần phải tìm hiểu cấu trúc của Bitstream ( Chuỗi giá trị 101010100000.... thu được sau quá trình mã hóa ANALOG-DELTASIGMA ADC) Đây là 1 sóng sin 1HZ được mã hóa thành bit stream khi dùng bộ Delta Sigma , màu trắng là 0 , màu xanh là 1 với tần số lấy mẫu là 100 HZ 0101011011110111111111111111111111011111101101101010100100100000010000000000000000000001000010010101 Nếu là sóng sin có tần số 2 HZ sua khi đưa qua bộ mã hóa Delta Sigma cũng với tần số lấy mẫu 100 HZ Chuỗi mã hóa là 0101101111111111111101101010010000000000000100010011011101111111111111011010100100000000000000100101 Chuỗi Bitstream như trên còn được gọi là PDM ( Pulse density modulation) Đối với DSD thay cho tần số 100HZ là tần số 64x44,1 khz (DSD 64) , 128x44,1 khz (DSD 128) , 256x44,1kHZ(DSD256) và gần đây nhất 512x44,1khz(DSD 512) Tần số càng cao thì độ mịn của tín hiệu càng cao , sau này tái tạo lại tín hiệu analog càng chính xác Cách mã hóa này nếu Bác nào làm các mạch điều khiển motor dạng xung hay gọi là PWM (Pulse width modulation) hay xưa hơn nữa là sóng FM (frequency Modulation) có thể liên tưởng tương tự Cái hay của PDM là thông tin số nhưng lại chứa luôn cả thông tin Analog , muốn tái tạo lại chỉ đưa chuôi số này qua bộ lọc tần số cao (LOW PASS FILTER) là có thể thu lại ngay sóng Analog nguyên thủy !! để đưa vào khuyech đại sau này
Với sự hấp dẫn và đơn giản của định dạng DSD , các Audiophile theo trường phái "AS SIMPLE AS GOOD "càng đơn giản càng gần tới giá trị thực của âm thanh( em theo trường phái này) , DAC hay nhất là không DAC , cũng giống kiểu Tụ hay nhất là không tụ trong analog bắt đầu nghiên cứu để khai thác định dạng này DSD thực sự là một loại thuốc gây nghiện mới cho giới Audiophile Nguồn nhạc DSD từ đâu ra ? Một số dân chơi thế giới tình cờ khám phá ra thủ thuật RIP SACD bằng đầu PS3 ( chi tiết sẽ bàn sau) , rồi sau đó một số hacker thiên bẩm khi nghiên cứu các con chip có thể lập trình lại của các đầu Bluray có thể đọc SACD cũng tìm ra phương pháp để Hack phần mềm lập trình trong các đầu OPPO cũng đạ lôi tuột thông tin trong SACD ra ngoài thành các file ISO chứa các thông tin định dạng DSD quí giá mà các nhà sản xuất SACD đã nghĩ rằng là không thể nào lôi ra được ( Hiện nay chỉ có rất ít nhà máy sản xuất SACD trên thế giới ) chính nhờ sự lưu truyền các file DSD trên mạng , các nhà SX HI-END độc lập ( như kiểu Dcs, Play back design, Mytek, Lampizator ...) đã nghiên cứu và khai thác nguồn nhạc này với cách mà vì nhiều lý do trong đó có lý do bảo vệ bản quyền mà các ông lơn như Sony TEAC Philips không nghỉ tới Thành phẩm của các nhà SX nhỏ này đem lại một làn sóng mới cho giới audiophile , họ chưa bao giờ thưởng thức chất âm digital mà lại rất Analog của định dạng DSD đem lại Hiệu ứng lan truyền đến nay nhiều nhà SX âm nhạc đã bắt đấu xuất bản bán file DSD cho người dùng , và với các phương án Ngon Bổ Rẻ như em sắp trình bày với các Bác DSD sẽ là chuẩn mực của audiophile trong tương lai nhất là đối với các AUDIOPHILE con nhà nghèo như em và một số bác Đứng về phương diện lý tính như em nói ở trên các file PCM 24 bit 192KHZ gốc các nhà SX tạo ra sau quá trình Mix trong studio( Trừ một hãng Classic Chanel là Mix bằng analog rồi xuất thẳng DSD) nếu lấy về số đo thì ở nhiểu phương điện đo lường chính xác , sạch sẽ hơn file DSD , trong khi âm thanh từ DSD có khi có nhiễu ở tần số 25 KHZ , nhưng đứng phương diện cảm tính , ai đã từng nghe DSD (Chú ý là DSD phải được xử lý cho ĐÚNG) sẽ cảm thấy ngạc nhiên với nhạc tính mà nó đem lại dù trước đây có thể đã nghe nhiều DAC PCM đắt giá . Phần cảm tính này , tốt nhất các Bác đừng tranh luận , mà hãy làm và nghe thử sau đó hãy kết luân để thấy em đúng hay sai Không để các Bác chờ lâu em sẽ cùng các Bác DIY một BỘ XỬ LÝ DSD NGON BỔ RẺ VÀO BÀI VIẾT TIẾP THEO
CHƠI NHẠC DSD Nguồn Phát DSD Máy tính cá nhân ( desktop , hay laptop) là thiết bị lưu trữ khó thay thế trong việc chơi nhạc số , vì khả năng chứa File lớn , Xử lý các file nhanh và chính xác ( bit perfect) , có nhiều bên thứ 3 sản xuất các phần mềm quản lý , chơi nhạc rất thuận tiện Tuy nhiên máy tính là một nguồn phát có nhiều tác nhân gay nhiễu : Nguồn xung , quạt CPU , màn hình , Ổ cứng nên việc đưa các phần xử lý âm nhạc analog vào máy tính là không tốt Cách tốt nhất là xử lý các phần liên quan đến Analog bên ngoai máy tính , tuy nhiên như vậy phải chọn phương pháp dẫn tín hiệu ra khỏi máy tính , cho tới nay các phương thức truyền dẫn như TOSLINK ( dùng tín hiệu quang học và cable quang) , Coaxial đều không thể truyền dẫn tín hiệu có tần số > 192KHZ May mắn là còn cổng USB , từ rất sớm người ta đã dùng cổng USB để truyền tín hiệu ra các thiết bị bên ngoài ,với tốc độ truyển dẫn cực cao , không hạn chế định dạng truyền dẫn , nên việc dùng cổng USB để truyền dẫn tín hiệu DSD là tất yếu Đối với nhạc số có 2 yếu tố để bảo đảm chất lượng âm thanh số nói chung và DSD nói riêng : 1. Bit perfect 2. Jitter Bit perfect : Mọi thuật toán khi xử lý , truyền dẫn không làm thay đổi giá trị của chuỗi số được gọi là bit perfect ( hoàn hảo đến tứng bit) ví dụ như chuỗi số "100001010" dìu có xử lý gì đi nữa trước khi đổi sang analog vẫn phải giữ nguyên giá trị "100001010" nếu không đảm bảo bit perfect thì khi tái tạo sang analog sẽ bị méo tiếng , nhiễu làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh analog Bit perfect khá dễ hiểu , trong máy tính hầu hết việc đọc file từ đĩa cứng , bộ nhớ cho tới xuất file ra trước cổng USB đều là hoạt động bit perfect , hầu hết việc đọc , truyền data trong máy tính đều có thuật toán kiểm tra tính chính xác ( phương pháp CRC) nếu quá trình đọc ghi không chính xác thì CPU sẽ yêu cầu thực hiện lại công việc cho đến khi có bitperfect Jitter: Jitter thì khó hiểu hơn , nó biểu thị độ trễ của tín hiệu số so với tín hiệu chuẩn được truyền đi , sự sai biệt về thời gian này sẽ gây ra các hiện tượng sai lệch về mặt thời gian trong analog , gây hiện tượng làm mất bit perfect ở những công đoạn không có thuật toán bảo toàn data ( Như khi xuất ra khỏi cổng USB , hay như thuật toán đổi từ digital sang analog chẳng hạn) từ đó gây méo tiếng nhiễu , mất tiếng ... Hình minh họa cho hiện tượng Jitter làm biến dạng sóng Hình cuối là khi ghi âm , mỗi ô vuông trên trục hoành là một xung lấy mẫu , hình trên cùng là lúc phát lại ,các ô vuông trên trục hoành bị thu hẹp hay mở rộng do hiện tượng Jitter (thơi gian lấy mẫu và khi tái tạo mẫu không giống nhau) Hình giữa là kết quả của sóng tạo ra bời quá trình Thu và phát , nếu không có hiện tượng Jitter thì đường màu xanh và màu đỏ trùng khít với nhau ( chất lượng âm thanh không thay đổi) trên thực tế do Jitter 2 đường này lệch nhau làm thay đổichất lượng âm thanh so với khi ghi Nguyên tắc thứ 1:Nguồn phát phải Bitperfect và Jitter thấp Như vậy đối với nguồn phát là máy tính , thì chúng ta cần bám chặt nguyên tắc : Tất cả những tác nhân nào có thể gây mất BIT PERFECT và JITTER cần phải loại bỏ hay giảm thiểu tối đa
Để thưc hiện yêu cầu này : Máy tính để phát nhạc cần lả một máy tính chuyên biệt dùng để chơi nhạc ( cái này nhiều TOPIC trên VNAV đã để cập) các Bác có thể tham khảo thêm , có dịp hay có yêu cầu thì em sẽ trình bày thêm sau : Cần có hiểu biết đúng đắn về cấu trúc thông tin của các phần mềm chơi nhạc và nguyên tắc xử lý đúng với từng loại định dạng , ví dụ khi chơi nhạc DSD , phải làm sao xuất ra được đúng định dạng DSD , một số bác chơi file DSD nhưng cài đặt và xử lý không đúng và không có thiết bị DAC thích hợp , file DSD gốc lại bị convert sang PCM rồi xuất ra DAC làm cho cái hay của DSD bị biến mất Do đó trước khi bắt tay làm DAC em cần nói rõ về vần đề này 1 cách cụ thể Trong Máy tính đường đi nhạc số sẽ theo sơ đồ tổng quát sau : Nhạc máy tính trước đây đi theo đường mà Microsoft dọn sẳn qua giao thức Direct sound ( winxP) hay Wave out nếu theo wave out , tìn hiệu số sẽ được xử lý và trộn lẫn bằng KMIXER ( sau này là WASAPI) với các âm thanh của máy tính rồi mới xuất qua Microsoft "Driver" Nếu theo giao thức Direct sound thì tín hiệu sẽ đi thẳng qua Microsoft " Driver" Các hạng SX các thiết bị âm thanh cần phải làm Driver theo tiêu chuẩn Microsoft thì mới nhận điện được và mới nhận được data từ máy tính , tuy nhiên các giao thức mà Microsoft qui định không nhấn mạnh đến vần để Jitter mà chì tập trung vảo vấn đề Bitperfect nên chất lượng không được các nhà SX Hi END chấp nhận , và đặc biệt với giao thức này hiện nay Microssoft không hỗ trở định dạng DSD Cón nếu sử dụng bằng giao thức trực tiếp Kernel streaming thì mỗi nhà SX phần cứng lại phải phát triển riêng phần mềm nghe nhạc để khai thác trực tiếp giao thức này Rất may Steinberg nhảy vào sáng tạo ra ASIO có độ trễ rất thấp ,hoạt động nhanh và chính xác hơn Microsoft Jitter nhỏ , nó bỏ qua các vần đề quản lý của hệ điều hành Windows mà nhảy vào trưc tiếp kết nối giữa các phần mềm nghe nhạc với phần cứng Các nhà SX chỉ cần làm Driver thỏa mãn tương thích với ASIO là xong Thông tin từ file nhạc số sẽ theo trình tự sau , đối với DSD thì bỏ qua Kmixer mà dùng ASIO, ASIO cũng đã có bản tương thích để có thể xuất DSD ra cổng USB
Như vậy để chơi nhạc DSD các bác cần có các phần sau: 1. Máy tính để chơi nhạc 2. Phần mềm để chơi nhạc có tương thích với ASIO phiên bản hỗ trợ DSD : ví dụ Foobar 2000 ( ver càng mới càng OK) JRiver ( Ver càng mới càng OK )..... 3. Plugin ASIO tương thích với phần mềm mà bạn chọn lựa để output DSD ra cổng USB 4. Plugin hỗ trở foobar 2000 giải mã các tập tin DSD như : DSDIFF (DFF) by Philips (Direct Stream Digital Interchange File Format) DSF by Sony (DSD Stream File): SACD DSD ISO disc image,( DSD ISO không phải là file format mà là file hình ảnh của 1 đĩa SACD) . 5. Dây USB 6. DAC có phần giải mã PURE DSD , Driver của phần cứng tương thích với ASIO *** Phần 1 các bác tham khảo VNAV *** Phần 2,3,4 Các Bác có thể tham khảo http://www.audiostream.com/content/how-play-dsd-file-using-foobar2000#3VjK3dkuO3HGz4jB.97 (foobar 2000) hay http://www.nuprimeaudio.com/images/guides/JRiver-Configuration-for-DSD-Playback.pdf em sẽ đề cập lại khi các bác đã làm xong DSD DAC em tập trung vào phần 5 và 6 5. Cổng USB , RAW DSD ,DoP(DSD over PCM) , dây USB Cổng USB đối với chúng ta quá thông dụng , tuy nhiên ít khi chúng ta quan tâm đến việc cổng USB hoạt động như thế nào ?, dây USB có quan trọng không mà ta phải chi nhiều tiền cho sợi dây tốt , và chúng ta thường nghe nào là NATIVE DSD và DoP(DSD OVER PCM) khác nhau thế nào , cái nào hay hơn cái nào ?
90 - 95% nhạc DSD trên thị trường hiện nay là convert từ PCM sang. Vậy sau khi convert thì DSD có hay hơn bản gốc không hả các bác?
Cổng USB rât đơn giản chỉ có 4 chân Chân 1 +5V DC dùng để cấp nguồn ra ngoài ( đôi khi sử dụng để nhận biết là có thiết bị đang cắm vào cổng USB) chân 2 truyền tín hiệu Data ( -) chân 3 truyền tín hiệu Data + Chân 4 Ground ( mass ) nguyên tắc truyền data 2 dây data xoắn vào nhau nhằm mục đích nếu có xuất hiện nhiễu , thì nhiễu sẽ bị triệt tiêu, ngoài ra thông tin được gửi theo từng gói với tốc độ USB 2.0 lên tới 480 Mbit/s so với dữ liệu DSD 64 là 2,822 Mbit/s hay cho tới DDS 512 là 22,579 Mbits thì vần đề tốc độ của cổng USB là OK , nguyên tắc truyền tín hiệu của USB rất thông minh , data được truyền theo phương pháp mã hóa NRZI (no return zero)theo từng gói cái này chúng ta không cần đi sâu chỉ cần biết rằng USB chỉ gồm 2 dây truyền dữ liệu nối tiếp theo từng gói là đủ quá trình truyền này nhờ đoạn mã khởi đầu mỗi gói mà clock ( xung nhịp chuẩn cũng truyền đi luôn) Có 4 chế độ truyền dữ liệu USB :isochronous (asynchronous), interrupt, bulk and control. 1.Bulk là cách truyền dữ liệu có sự kiểm tra sự chính xác của dữ liệu truyền , Thông tin truyền đi được kiểm tra giá trị bằng CRC nếu không đúng thì không nhận và yêu cầu gửi lại gói khác cho đền khi nhận được đúng , khi dùng ổ cứng USB data được truyền theo cách này 2. Interrupt là cách truyền dữ liệu của bán phím và con chuột , thông tin được truyền 2 chiều và kiểm tra tính chính xác 3. Control là cách truyền dữ liệu đi để điểu khiển thiết bị và nhận thông tin trả về để có điều khiển kế tiếp Cả 3 chế độ truyền data này đều bảo đảm thông tin truyền đi là chính xác tuyệt đối bit perfect tuy nhiên đều không đặt nặng vấn đề thơi gian khi truyền dẫn Chúng ta sẽ chú trọng vào chế độ truyền ISOCHRONUOS là chế độ mà USB AUDIO được truyền đi 4. ISOCHRONUOS là chế độ truyền đặc biệt dành cho USB AUDIO , data được truyền đi với nhịp thời gian không đổi Trong quá trình tuyền data , nếu data bị lỗi thì nó cũng không dứng lại mà vẫn được tiếp tục truyền đi , do đó quá trình truyền USB AUDIO trên thực tế là quá trình truyền 1 chiều không bảo đảm bit perfect nếu có xảy ra trục trặc trên đường truyền hay do nhiễu , vì đối với audio thời gian quan trọng hơn giá trị , nều dừng lại để yêu cầu gừi lại thông tin chính xác như các chế độ trên , thì thời gian không bảo đảm . Mặc dầu có thể DAC nhận biết được sự trục trăc nhưng nó không làm gì được ngoại trừ việc sử dụng các thuật toán để nội suy (interpolar) hoặc đơn giản là bỏ qua luôn Chính vì hạn chế của USB khi truyền Audio qua USB , nên việc truyền audio qua USB cần được quan tâm hết sức cẩn thận để có được kết quả tốt nhất 1. Dây dẫn USB , phải chống nhiễu tốt , do truyền tốc độ cao nên lõi dây cần dẫn điện thật tốt để không làm suy hao tín hiệu , dây phải xoắn và vỏ dây cách điện phải bảo đảm điện dung ký sinh tốt . Một số dây hi-end tách đướng 5V ra xa 2 dây xoắn data để tránh nhiêu phát sinh , tốt nhất nếu không cần dòng 5V thì bỏ luôn dòng 5V để tránh nhiễu 2. Qua trình truyền data và nhận data bị ảnh hưởng bởi 3 xung nhịp SAMPLE CLOCK Xung nhịp lấy mẫu ví dụ DSD64 sample clock=2822,4 KHZ xung này cần phải đúng với định dạng DSD64 do phần mềm tạo ra trên máy tính và trên phần cứng của DAC BUS CLOCK : các gói dữ liệu truyền đi trên dây USB theo nhịp lên đến 8khz SERVICE CLOCK : là xung nhịp của máy tính tạo ra cho hệ điều hành máy tính hoạt động để phần mềm hoạt động và thực hiện phân data ra thành acc1 gói để chuyển đi qua cáp USB Mục tiêu cuối cùng là tại DAC thông tin được nhận đủ và đúng xung nhịp sample clock mà định dạng yêu cầu trước khi biến đổi thành analog Trước đây người ta dựa vào Bus clock để tái tạo sample clock , tuy nhiên quá trình này không chính xác Jitter cao , nện hầu hết sau này người ta sử dụng phương thức Asynchronous DAC Tên thì khó gọi nhưng nôm na thế này , thay vì DAC là nô lệ của máy tính phải chạy theo xung nhịp máy tính , thì bây giờ khi tiếp nhận thông tin qua USB , thông tin được chuyển hướng (cho vào bộ nhớ tạm chẳng hạn) và sau đó chạy theo bộ tạo xung nhịp (Clock) của DAC bộ tạo xung nhịp của DAC chính xác và gần DAC nên Jitter rất nhỏ và hoạt động độc lập với máy tính việc phát minh ra chế độ này đem lại một chất luong vượt trội cho âm thanh số so với trước đây
Rất cảm kích trước loạt bài viết thật kỳ công và hữu ích được bác giahuy chia sẽ đến diễn đàn VNAV. Xin cám ơn Bác giahuy.
Raw DSD , DoP (DSD over PCM) Do DSD là một loại định dạng mới ,thông dụng chứng vài năm nay , trong khi đó chuẩn USB Audio 2.0 được xây dựng từ lâu , trong đó tất cả đều xây dựng trên cơ sở của định dạng PCM ,đối với DSD chưa có một chuẩn mực truyền dẫn nào cả Về lý thuyết , cổng USB có thể xuất ra mọi định dạng kể cả dữ liệu thô ( ví dụ xuất trực tiếp các thông tin đĩa cứng ra thành các gói tùy ý chẳng hạn ) tuy nhiên để các nhà SX phần cứng cần phải ngồi lại thống nhất với nhau 1 tiêu chuẩn để xuất DSD ( qui chuẩn về kích thước gói , xung nhịp , cách đánh dấu gói dữ liệu ...) Để sau đó mới thống nhất được 3 nhà , nhà SX phần mềm nghe nhạc DSD (vd Foobar , Jriver), nhà cung cấp phần mềm trung gian kết nối phần mềm và phẩn cứng ( như ASIO) và các nhà SX Phần cứng cuối cùng có 2 bộ chuẩn truyền dữ liệu DSD ra đời 1. Raw DSD hay nhiều người quen gọi Native DSD , trong đó data được truyền đi với nguyên mẫu DSD , nói nguyên mẫu nghĩa là data của 2 kênh DSD left and right ( sau này là nhiều kênh)được tổ chức lại theo một trật tự được qui định thống nhất sau đó truyền đi theo dạng tín hiệu nối tiếp qua cổng USB , đến DAC DATA sẽ được tách ra thành 2 kênh left right (và 1 xung nhịp chuẩn) để tái tạo thành analog 2. DoP (DSD over PCM) Đối với hệ điều hành Windows thì việc truyền DSD Native không có vấn đề gì vì đã có ASIO (windows chỉ cho truyền tối đa gói PCM 96KHZ) , tuy nhiên đối với hệ máy MAC của Apple và Linux thì gặp vấn đề , Hệ Mac OS chỉ cung cấp việc truyền data audio theo dạng PCM và được quản lý bới Core Audio ( bộ lệnh cấp thấp của Mac OS dành cho việc truyền tải tín hiệu audio) ,không có ASIO , nên việc can thiệp vào Core audio là khó khăn , do đó các chuyên viên của các hãng Hi end mà dẫn đầu là : Andreas Koch của Playback Designs, Andy McHarg của dCS, Rob Robinson của ChannelD cùng nhau ngồi lại thống nhất với nhau một chuẩn truyền định dạng DSD nhưng data DSD sẽ được tổ chức lại dưới các gói dữ liệu giống như gói dữ liệu của định dạng PCM Hiểu nôm na thế này , bạn vào siêu thị BigC mua 1 Kg đường , Big C cung cấp cho bạn túi BigC để bạn ra cửa , khi mua 1kg muối nếu không có túi của BigC thì bạn không xách ra cửa được ,bạn phải bỏ bao muối vào túi Big C để ra cửa , nhưng đường vẫn là đường và muối vẫn là muối Nhiều người mới chơi cứ so sánh DoP và DSD Native ,và cho rằng DSD Native thì hay hơn DoP về mặt lý thuyết đó là sự ngộ nhận , về thực tế , do các phần setting phần mềm , chọn DAC không đúng mà dẫn đến kết quả khác nhau thực ra không nên gôi DSD Raw là DSD native , vì thực tết cả DoP và DSD Raw đều là DSD Native cả cho dù DoP có thể mất vài nhịp để xử lý thành raw DSD Hình trên là hình data của DSD được đóng gói theo gói PCM trong DoP Với RAW DSD khi truyền qua USB ra chúng ta chỉ cần truyền liên tục các gói chứa 32 bit(hay 16 bit cho mỗi kênh Left right)nối tiếp liên tục nhau sau đó bộ nhận tín hiệu USB ở DAC sẽ phân tích ra thành 2 kênh DSD left right là xong với DoP thì do sử dụng gói PCM chuẩn 24 bit , mỗi Frame bắt buộc phải truyền 24 bit , nên dữ liệu 16bit DSD cộng thêm 8 bit ( 8 bit đánh dấu đây là tín hiệu DSD không phải PCM để DAC hiểu và xử lý theo kiểu DSD) , dữ liệu này truyền đến DAC sẽ được bộ nhận tín hiệu USB cắt bớt 8 bit đánh dấu đi và phân thành 2 kênh DSD left right tương tự như RAW DSD việc xử lý cắt gọt này hết sức nhanh gọn và không để lại dấu ấn nào trên 2 kênh DSD thuần chất Do đó các Bác cần nằm rõ khái niệm Native DSD mà nhiều hãng hay quảng cáo , nó có nhiều ý nghĩa khác nhau : Đối với Nguồn nhạc : Native DSD có nghĩa là nguồn nhạc thuần chất DSD không qua một công đoạn biến đổi nào cả ( không convert từ file PCM , mà trực tiếp từ ANALOG thành DSD) Đối với quá trình truyền dẫn và xử lý : Native DSD có nghĩa là Data DSD được xử lý trực tiếp từ file DSD nguyên gốc ra analog không qua quá trình chuyển đổi PCM tại phần mềm và tại DAC Đối với phần cứng : DSD Native (RAW) có nghĩa là DAC có khả năng nhận các gói DSD theo cách truyền trực tiếp không cần theo tiêu chuẩn DoP DoP có nghĩa là DAC có khả năng nhận các gói DSD theo đóng gói PCM , nôm na là DAC này có thể chơi với máy MAC mà không gặp khó khăn nào cả
Tks bác đã phân tích rõ. Chỗ này giang hồ luôn cãi nhau om tỏi và phần lớn đầu hiểu rằng DoP là kiểu DSD convert to PCM. Chữ Over ở đây đã bị hiểu sai nghĩa. Vậy các cụ dùng Mac cứ yên tâm nhé. Nó chỉ là phương thức vận chuyển chứ hoàn toàn không có chuyển đổi. Sent from my Lenovo A5000 using Tapatalk
File nhạc số DSD được làm như thế nào .. chúng ta cũng viếng thăm một vài "xưởng dsd " trên mạng Chuyển đổi từ đĩa than, băng cối, băng master sang file DSD Và tất nhiên REMASTER là khâu quan trọng nhất của giai đoạn tiền kỳ phát hành Xưởng 2xHD AMPEX TUBE ANALOG RECORDERS DCS CONVERTERS PYRAMIX MASSCORE RECORDERS KRONOS TURNTABLES SILTECH AND SHUNYATA CABLES
6. Dac để chơi DSD : đây có lẽ là cái mà các bác quan tâm nhất Ta hạy gọi thiết bị chuyển đổi từ định dạng số ra Analog là DAC , trong thực tế 1 DAC cấu tạo bằng nhiều phần có chức năng khác nhau ở đây em chỉ tập trung cho loại DAC có thể chơi được nhạc số qua ngõ USB mà không bàn về các loại DAC có đường truyền TOSLINK (quang) hay Coaxial vì để chơi DSD chỉ có USB là hỗ trở tốt (HDMI cũng được tuy nhiên không phổ biến) Một DAC chơi DSD thuần túy mà chúng ta sẽ thực hiện được cấu trúc bằng các thành phần chính như trong hình : Tín hiệu USB được đưa vào chip truyền dẫn tín hiệu USB (USB 3318) để giao tiếp USB nhận các gói Data ra , các gói data được đưa vào CPU XMOS xử lý vá tách ra thành 2 kênh left , right thuần DSD với tần số chuẩn do audio master clock cung cấp , sau đó đưa vào DSD DAC theo đường I2S ( thực ra là mượn cổng I2S) để đưa tín hiệu ra thôi không theo chuẩn I2S (sẽ nói sau) DAC được xây dựng quanh XMOS là một CPU 8 nhân 32 bit được phát triển bời XMOS company , một công ty trẻ và đầy sáng tạo khách hàng của XMOS toàn là những công ty HI END như Sony, Harman, IFI,OPPO, SENHEISER , JBL ... Việc sử dụng CPU 8 Nhân giúp việc xử lý data nhanh và đồng thời (đa nhiệm) làm giảm Jitter nên XMOS được ứng dụng trong rất nhiều công nghiệp HI-END (Ngoài XMOS em sẽ dùng thêm CPU ARM CORTEX ATM3U1C của MICROCHIP và Xylinx (AMANERO sử dụng) để so sánh chất lượng Khác với các DAC cổ điển , DAC dùng CPU làm phần xử lý tín hiệu trước khi đưa đi đổi thành Analog cần phần mềm , chất lượng khi coding để khai thác hết cấu trúc CPU quyết định rất lớn đến chất lượng âm thanh , thông qua các thuật toán trong phần mềm phải làm sao bảo đảm BIT PERFECT và JITTER thấp nhất . Do đó phần mềm ở đây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh chứ không đơn thuần là phần cứng như truớc đây , do hiện nay em chưa viêt phần mềm mà đang sử dụng các phần mềm có sẳn được giới DIY lưu truyền nên chất lượng có thể là khác nhau khi sử dụng phần xử lý tín hiệu của XMOS hay của AMANERO do không có thuật toán gốc , nên phải phán đoán qua chất lượng âm thanh vậy .
Cảm ơn các bài viết của bác, làm em vỡ lẽ nhiều ngộ nhận trước đây. Ví dụ như bit-perfect, trước đây em luôn cho rằng chỉ có CD thì mới có thể bị lỗi bit-perfect, giờ hóa ra kể cả DAC cũng bị. Hoặc như cái DoP thì em cũng nhầm là nó bị convert sang PCM. Về khía cạnh jitter, trước đây cho đến giờ em vẫn có thắc mắc là tại sao không bố trí một cache đủ lớn trên DAC để nạp thông tin bài hát rồi từ đó DAC sẽ chủ động hoàn toàn được xung nhịp clock phát ra; thay vì phải tương tác giữa DAC và transport, khiến cho xung bị sai lệch đi? Mà như vậy thì cũng đảm bảo được bit-perfect. Hiện tại tính năng nạp bài hát vào RAM của Jriver hay của Foobar, liệu có phải là một giải pháp như vậy? Nhưng đó vẫn chỉ là phần mềm, thông tin vẫn phải là từ RAM trên Transport tải qua DAC; nếu là tải qua cache của DAC luôn như một giải pháp phần cứng, thì chắc là càng tốt hơn? Khi đó không cần phải xử lý giao thức USB asynchronous luôn cũng được?
Để hiểu và làm từ đầu đến cuối thì khó , trên thực tế nguyên phần USB-> I2S ( có hỗ trợ DSD I2S ,PCM) người ta đã làm sẳn và bán trên thị trường Bác nào cao cấp thì mua AMAMERO(ITALY)OEM Combo384 Module - USB class 2 to I2S 32bit and DSD output Adapter giá 97 USD nếu mua nhiều >60 cái thì chỉ có 49 USD Nếu muốn thử nghiệm thì mua XMOS của anh Ba clone ( thực ra chip XMOS là xịn, phần mềm là xịn ) chỉ có bo mạch và các CLOCK là của anh Ba giá chừng 37 USD /cái Các module XMOS 384K (u8 v1.2) và AMANERO rất nhiều công ty HI END sử dụng trong sản phẩm đắt tiền của mình nên về phần này em chưa thấy cần khai quật hay tự diy( thực ra là em muốn tự mình lập trình XMOS hay ARM để chủ động 100% )nhưng mà không có thì giờ , nên mì ăn liền cho nó nhanh Cái mà các Bác cần DIY là phần DSD DAC + phần analog phía sau , phần nguồn cho Digital và Analog mà em sẽ nói tới vào bài kế tiếp
Đây là sơ đồ 10 chân của Module USB->I2S ở hình chụp ờ trên , các Bác thấy các chân DATA1,DATA2(LRCL),BCK chính là cổng I2S quen thuộc mà khi DIY TDA1541 các bác vẫn hay dùng Do Topic này em tập trung vào DSD nên không đề cập đến I2S , trên thực tế module XMOS cũng dùng trong các DAC PCM theo chuẩn I2S quen thuộc , nên sau này các Bác có thể mở rộng khả năng của DAC , ngoài chơi DSD thì sẽ chơi luôn PCM từ 44,1khz 16bit cho đén 24 bit 192khz , và sau này là 32 bit 384khz lúc đó các Bác có thể làm một DAC đa nhân ( MULTI DAC) : Phần DSD thì giãi mã bằng DAC tự DIY để thuần DSD Phần PCM 44,1khz 16bit để nghe nhạc Việt thì giãi mã bằng các chip R2R TDA1541 hay bằng PCM63 để cho nó mộc mạc tình cảm Phần PCM 96khz 24 bit để nghe nhạc HIRES thì dùng giãi mã ES9081 hay PCM 1700 tùy theo sở thích Tất cả đều dùng USB đê đưa vào và dùng chung 1 mạch analog ( có thể dùng riêng từng loại mạch analog cho từng DAC cũng được) Cái lúc đó em sẽ giúp các Bác là một vi xử lý để hiển thị loại nhạc số nào đang phát và điểu khiển tắt mở chuyển kênh tương ứng để giúp các bác chọn loại DAC nào để phát ra mà thôi Các bác không bi lệ thuộc vào các chip DAC đang có trên thị trường mà phần lớn chỉ đáp ứng hay trong một định dạng mà thôi