Cái chuyện tụ,trở,linh kiện này ảnh hưởng đến âm thanh rất nhiều nên có dịp để học hỏi,giao lưu nhiều sẽ đỡ tốn công và tốn đạn rất nhiều.Thanks
Khà khà, ở đây 99,9% các cụ dùng là preamp chứ ko phải headphone anp. Nên em nói dùng tụ dung lượng nhỏ là ok. Mà mấy bữa nay em vẫn để ở chỗ làm, test với headphone. Tụ 10uF với tai trở kháng 60 ohm vẫn đủ bass sâu . Nếu headphone trở kháng cao thì càng ok
Em mới thử ốp trị số vào công thức, coi con tụ xuất, điện trở xuất và trả kháng ngõ ra như một mạch phân tần loa bậc 1. - nếu lấy teo tiêu chuẩn, trở kháng ngõ ra 600 Ohm thì với tụ 11uF, tần số cắt bậc 1 sẽ khoảng 22Hz. - Đa phần trở kháng vào của Power Amp đều trên 10.000 Ohm. Em ốp ngược vào công thức thì với tụ 4.7uF tần số cắt bậc 1 xuống tới 3.5Hz. Điểm cắt 20Hz tương ứng tụ 0.8uF. => các cụ cứ yên tâm dùng tụ 4.7uF xịn. Em đang có cặp Duelund 1.5uF => táng vào ok luôn
Cái này nguyên gốc của nó có dùng cho headphone nên nó cho tụ 22uF để nó oánh các loại tai phone mà bác, còn tùy ứng dụng mà chọn tụ cho phù hợp phù hợp với sở trường,
Bác có sẵn cứ gắn thử thôi, ko phải ai cũng có đủ loại để mà thử, vả lại mỗi mạch giọng nó mỗi khác, mỗi hệ thống mỗi khác !
C Không cách ly thì có bao nhiêu DC phọt ra hết. Chưa biết mạch của bác sử dụng đầu vào như thế nào để mà phán đc
R7= 30.1k, I= 2A.. Nếu R7 tăng U.out giam và I giảm. Nếu R7 giảm U.out tăng và I tăng. Như mạch này của mình R=30.1k. dòng không tăng quá 2A, khi tăng Bias thì U.out giảm Mạch này ghép với pre k79. tụ C3 bỏ hay dùng các bác...
Các bác xem em mô phỏng mạch này với tải thuần trở nhé, rồi có quyết định cho việc lựa chọn giá trị tụ cho phù hợp nhé ( Mô phỏng chỉ mang tính chất tương đối thôi nhé, vì mạch thật nó còn nhiều yếu tố khác). Đây là tải 600 Ohm là một trong nhũng tiêu chuẩn cho trở kháng đầu ra các thiết bị âm thanh mà cụ thể là pre, tụ output 4,7uF
Tiếp theo là tải 600 Ohm, tụ output là 22uF, hàm truyền đạt thay đổi rất ít đúng như tính toán của cụ Thuốc cảm
Sau đây nó đánh tải 64 ohm tương đương với headphone nó cũng đáp ứng khá tốt, đây là cái hay của mạch này ạ
2sk180 dễ lái lắm vì Vgso chỉ từ 1.0-3v tùy con, thực tế em SE D load em input bằng b.a 1:1 cảm thấy thoải mái với nguồn âm từ CD. Na làm Vfet Ctron cũng 1:1. Như các mạch chung của Pass, mạch 2sk180 y/c trở kháng đầu vào thấp mà ở đây cáu tiết nhất khi làm 2sk180 là không thể nâng Rin lên để cải thiện trở kháng đầu vào( tối đa 10k) do Icl quá lớn. Và do mạch 2Sk180 y/c nguồn âm có trở kháng thấp => buffer mới là lựa chọn tối ưu.(Em nghĩ vậy). Mạch trên cần một con trở 1k -5k ngay sau con tụ out xuống mass chống bụp. Thực tế làm tối đa cụ chỉ bias tới 2A nóng không chịu nổi rồi nên chỉ cần 1con sò dòng 240 là đủ. Trở sensing cũng chỉ cần một cặp 0.1 ở vị trí R1, R2, nếu cụ có trở tốt như cs cạp đất trong tay, R7=10k. Cấy tầng thêm pre hay buffer vào bỏ tụ in. Nếu cấy mạch SRPP nay vào phải cực chú ý đến giá trị Rl của SRPP bị thay đổi thế nào trong mạch. Xểnh một tý nó không còn tính cân bằng của SRPP(thành mạch khác) dẫn đến DC phọt ra đằng input. Tốt nhất khi test cụ thêm con tụ input vào SRPP để bảo vệ nguồn âm. Mạch rất hay đó cụ, sẽ không hối tiếc khi cụ làm nó. Dù Na dặn rất kỹ rồi nhưng em cũng xin nhắc lại. Khi đóng điện Vgs phải đảm < Vgso, nếu bias ngoài như cụ tốt nhất để -9v rồi từ từ vặn lên cho chắc cú.