Cám ơn bác RumBeng nhiều nhiều lắm. Tui sẽ đọc, nghiền ngẫm, rồi đi mua đồ. Nếu có gì trục trặc tui mong bác mở rộng vòng tay giúp đở tui nha.
Cám ơn bác RumBeng nhiều nhiều lắm. Tui sẽ đọc, nghiền ngẫm, rồi đi mua đồ. Nếu có gì trục trặc tui mong bác mở rộng vòng tay giúp đở tui nha.
Cho em hóng hớt tý xíu nhé: Đọc và nghiền ngẫm thì được, chứ mua đồ thì bác từ từ cái đã. Đây chỉ là 1 bên tín hiệu thôi, bác mua linh kiện thì nhớ nhân 2 lên. Còn phần nguồn thì hình như bác Rùng quên đưa lên thì phải? Đúng không bác Rùng?
Nhân dịp Báo Nghe Nhìn viết bài về tự lắp 6B4G ( # 2A3 ), em lại thích lan man vài dòng cho vui . Như báo đã đề cập, Nếu bạn có phòng nghe vừa phải, loa có độ nhạy cao ( > 92db ), trên 95db là tốt nhất, vậy làm 1 con 6B4G-2A3 nghe cho ... sướng . Nhưng một bạn sẽ hỏi: nói hay lắm, nhưng tôi sẽ bắt đầu như thế nào ? cái giá bỏ ra sẽ là bao nhiêu ? .... và nhiều câu hỏi khác . vậy tôi xin đặt trường hợp 1 bạn ở TP HCM muốn .... làm theo TCNN nha ! ( Sếp vào, các bác chờ trong giây lát ) :lol: :lol:
Tiếp tục nha . Theo kinh nghiệm bản thân thì cứ đọc bài viết của các anh em đi trước rồi tự nghiệm ra rằng : Chi phí nó cao thấp vô chừng lắm, thôi cứ đi từng món đi . 1. OPT a.Theo báo TCNN thì có điều kiện thì cứ chơi TANGO,TAMURA ... thì bỏ ra trên 450 usd đi, nếu tai mình kém , không phân biệt được chất âm thì coi như mình bỏ ra cho cái yên tâm, thẩm mỹ và cái ... sành chơi . b.Nhát gan hơn tẹo ( như em chẳng hạn ) thì SILK,JAMES, ONE ELECTRON,LUNDAHL ... tùy loại nhưng khoảng từ 200-230 usd gì đó. c.Còn muốn thử nghiệm và ủng hộ nền sx nhỏ nước nhà thì đặt quấn trong nước, giá thì khoảng 1.2tr ( TP HCM ) là cũng có cái chơi . d.Chịu cày thứ thiệt thì tự quấn, vụ này vui chơi là chính, hết khoảng mấy trăm nghìn . Tóm lại là tùy cái giá mình bỏ ra mà sắm OPT cho nó "môn đăng hộ đối ", thống kê cho thấy a. ít b. phổ thông c. phổ thông d. ít Vậy các bạn thì sao ?
Lúc trước được nghe qua đôi mono block SE chạy đèn 6B4G của anh Hai (hình trong NNVN) thấy tiếng xốp và kém chi tiết hơn amp đèn 2A3 SE ? (do cathod đèn 6B4G đốt gián tiếp ?)
Vậy theo bác là do bóng chứ không phải do mạch ? rất vui khi bác vào trò chuyện cùng em :lol: 2. Biến áp nguồn : Món này anh em đã bàn nhiều rồi, biến áp đủ tiêu chuẩn cho ráp Amp thì còn đâu ngoài chợ nữa :cry: a. Ai xông xênh về tiền bạc, biết rõ toàn bộ mạch định ráp ( đương nhiên là chủ động luôn cả linh kiện ) thì mới mua một biến áp Ngoại, có mức điện áp theo ý muốn, ngoại hình có sơn đẹp và có .... logo, tên hãng . Nhưng cái giá bỏ ra cũng không thấp tí nào, cũng khoảng 200 usd . b. Biến áp quân sự thì tùy vào người bán và ' hoàn cảnh " của người mua thôi, nhưng bây giờ ngày càng hiếm, giá cả vì thế cũng ngày càng cao . c. Thuê quấn, đây là một giải pháp hợp lý. Tùy vào sở thích mà thuê quấn có CT hoặc không có CT. Theo em để ý thì nếu thuê quấn có CT thì thường bị mấy anh thợ ăn gian kích cỡ dây ( nhằm đảm bảo phù hợp cho cái Fe có sẵn ) d. Tự quấn thì như đã trình bày ở Topic tự quấn nguồn rồi, không nói nữa . Nếu ráp Amp dùng đèn để nắn điện ( vd như 5U4G ) thì theo em thì nên có các đầu điện ra như sau : 0-280-300-320 là đủ chơi .( >= 200mA ) 2.5V thì 3A cho chắc ( 2 sợi ) và 6.3V thì 1.5A mỗi sợi cho gấu ( 2 sợi ) 5V cho đèn nắn thì 4A là thoải mái luôn . Việc chọn biến áp thì đương nhiên là theo mạch, tuy nhiên trong một số trường hợp lại còn nương theo cái điện trở cathode đèn 2A3 nữa ( hu hu hu , khi thì 750ohm, khi thì 800,820 ... ) . Em mời các Bác khác ạ !
Thế là xong mấy cái vụ biến áp. 3. Đèn Ồ cái này thì cũng bàn tán nhiều rồi. Em cũng chả biết 2A3,6B4G loại nào là gấu nữa. Cứ theo TCNN thì RCA,KENRAD gì đó mà chơi thì gấu, tiết kiệm như em đây thì cứ đèn Anh Hai EH với SOVTEK mà chơi. Đèn 2A3 của TQ em chưa thấy bàn tán nhỉ ? nhưng có thể có loại như của TJ thì giá cũng không thấp tí nào. Đã nói đến đèn thì nói đến chân một thể, chân 4 chân này thì có thể dùng loại bằng phíp của USA hoặc dùng loại sứ mới của TQ ( loại TQ này dễ bị cắm lộn chân nếu không cẩn thận ) Tóm lại là mới chơi thì nên dùng loại 60-80 usd/cặp, sau này có điều kiện hoặc mượn được đèn tốt hơn, cắm vào mà nghe thích hơn thì sắm, không thì cứ vậy mà chơi Qua 3 món này rồi thì có tiết kiệm đi nữa thì cũng 200 usd, còn kha khá thì có thể đã hết 1000 usd .
Bác chơi thuật ngữ KT làm em .... bỡ ngỡ :lol: , em thì thấy như vầy : - OPT em chơi loại bình dân học vụ, nên chả tốn kém ( mà cái tai cũng đến thế ) - Biến áp nguồn nhà em trồng được sau khi bỏ mạng với 3 cái biến áp nguồn thuê quấn, lợi thế là muốn mấy vôn em chơi mấy vôn, muốn mấy A thì em cũng theo bấy nhiêu A - Tạm thời thì em chơi đèn EH cho nó kinh tế ( SOVTEK cũng đã chơi rồi nhưng nó .... không có ngoại hình ) Mấy linh kiện khác bác chờ ha !
Tiếp nha các bác ! 4. Bộ lọc nguồn và choke : Tụ lọc nguồn dùng theo khuyến cáo của TCNN là đúng , cứ Nichicon, Rubicon, SIEMENS,PHILIPS mà chơi, có vài ngàn một con . ban đầu sau đèn van em cứ chơi 2 con 100uF/400V là OK, sau đó đến cái choke khoảng 4H/200mA, sau đó là con tụ 220uF . Các bác có trình độ thẩm âm tốt mới nên chơi BLACKGATE, ELNA CERAFINE vì nó tốn quá . Về sau để làm đẹp cho Amp và yên tâm thì em dùng MUNDORF . Ban đầu, em được tặng một cục choke quân sự cho cả 2 kênh, sau này thì thay bằng của nhà trồng ( 2 choke cho 2 kênh luôn cho nó .... ngầu ) Khoản này nếu tiết kiện thì tốn khoảng 250K, còn xông xênh thì khoảng 200 usd . Chà 2A3 xem chừng cũng tốn dữ ha !
Ơ bác ơi em tưởng đèn 6B4G cũng là loại đốt trực tiếp chứ. Nếu vậy thì em bị hớ rồi. Cứ tưởng là đèn DHT nên mua một đống về. Phen này lỗ nặng rồi. Hu....Hu
Bác ơi oan cho bác VQ quá! Em nghĩ bác VQ biết thừa là 6B4G là đèn DHT cũng như hàng triệu người trên thế giới này biết, nhưng chắc bác ấy nghe tiếng xốp và phỏng đoán là đốt gián tiếp (em cũng lại đoán, nếu sai thì bác VQ bỏ qua nhé). Mà thật ra em cũng chả hiểu tiếng xốp là như thế nào? Nhưng nếu bác nào khẳng định 6B4G (nói chung) không hay bằng 2A3 (nói chung) thì em không chịu.
2 Ăn 3 - C'est la vie : Người đời gọi là 2A3 . 5. Chỉnh hum : Món này em dùng là loại 50ohm , một số bạn có thể dùng 2 con điện trở 22 hoặc 27 ohm ( loại chính xác cao ) để thay thế. Nhưng giải pháp này cũng ... phiêu , vì có một số bóng thì 2 con điện trở có tác dụng, còn một số thì không . Nhưng chỉnh hum giá lại cao, vậy thì cứ dùng điện trở như là giải pháp tình thế . Không biết các loại chỉnh hum 100 ohm thì như thế nào nhỉ ?
Xin phép em tiếp ạ ! 6. Điện trở cathode Đây là điện trở có công suất lớn . Trị số thường được khuyến cáo là 750 ohm ( chắc là ứng với chế độ 2A3 chạy 60mA ). Món này hơi khó mua vì ............. mấy bác sx Amp chuyên nghiệp gom hết trơn rồi . :cry: :cry: Theo em thì điện trở này cũng quan trọng trong quá trình chọn biến áp nguồn phù hợp, vì nó nằm trong dây chuyền Biến áp nguồn -> áp rơi trên đèn nắn -> áp hạ qua choke -> áp anode-cathode 2A3 -> áp ca thode 2A3 ( R x dòng chạy ) Thôi thì thì ta chịu khó vá víu kiểu : nối song song nhiều điện trở nhỏ ( 8 con 6K/3W ) hoặc 1 con điện trở lớn với một con lớn hơn 1 tí ( 1K với 3K3, 820R với 8K2 ).
Nối tiếp 2 con 50ohm (nối tắt luôn 2 chân giữa) ... Ờ mà bác nói về cái chiết áp hay là mạch điện nhỉ ? @ Bạch dương : ko biết là con 6B4G là DHT hay gì gì đâu ! định hỏi thầy Rùm nên mắc công chị "giải oan" hộ quá ! Ko dám khẳng định chất âm con 6B4G mà chỉ là nhận xét riêng khi được nghe amp do 1 cao thủ lắp mà lại còn xài toàn LK xịn !
Mình thấy có cao thủ xài cái chiết áp chỉnh hum của Nga (giống cái volume loại to nhưng ko có cái trục xoay mà lại là 1 cái vít chỉnh) , ở chợ giời sẵn lắm
Em cũng thấy cái chỉnh hum của cao thủ đó rồi, loại 100 ohm, bằng sứ, màu trắng . Đó cũng là một giải pháp để đỡ tốn ngoại tệ . Nhưng nói thật là nó nhìn .... xấu hoắc à .
Báo cáo bác là đôi khi con người ta ............... cũng phải ráng :lol: Đùa thôi ạ, số em may mắn là khi em lắp 2 cái Amp đèn đốt tim trực tiếp ( 2A3 và 845 ) thì linh kiện chỉnh hum này đều được 2 cao thủ tặng . 7. Các linh kiện còn lại : chả còn gì để nói vì cũng giống như mọi Ampli khác . * Vậy sơ bộ chúng ta có thể kết luận là : chi phí để bỏ vào cuộc chơi này có thể từ 300 usd đến hơn 1000 usd . Tùy từng điều kiện, tùy sở thích mà ta có thể bỏ ra tương ứng để phục vụ cái món này .