Bút dạ, vút chì cũng là bút, mà em đốt tim regu hết cách cho tầng đầu vẫn Hum nhẹ, cụ Bờ Dờ có cách nào không ngoài cách dùng pin NI-MH
Em thấy có 1 đặc điểm là các cụ chơi rề đèn toàn đi lên từ rề bán dẫn mà ít có trường hợp ngược lại. Hy vọng là thống kê của em không đầy đủ và chính xác :lol:
Cây 3A5 này là một trong những mummy of microphonic, giống đèn 26 bác ơi. Nó là đèn kép nên bác thử mắc theo kiểu vi sai sẽ giảm đáng kể microphonic. Em cũng khoái cái đèn này lắm và cũng trữ được 2 đôi nhưng vì nhiều bóng quá để thử quá nên đến nay nó vẫn sắp hàng chưa đến lượt :mrgreen:
Em đợi đến lúc đó đu theo cụ nha . Các bác: Theo em về mặt âm thanh rề bán dẫn hay bóng đèn đốt gián tiếp thì sêm sêm. Nhưng đối với đèn đốt trực tiếp thì khác à nhe
Còn em thì: - Làm rề đèn nghe giống bán dẫn thì rất khả thi chỉ trừ những pre đòi hỏi độ ồn rất thấp. - Làm rề bán dẫn nghe giống đèn thì không dễ nhiều lúc phải nhờ Tom Cruise để thực hiện Mission Impossible. - Tuy nhiên nếu coi vi mạch DSP hay ADC và DAC là thuộc bán dẫn thì Rề bán dẫn ADC(24bit/192kHz) + DSP (32-56bit) + DAC(24bit/192kHz) + OPAMP ultra low distortion ---> gần như Rề lý tưởng. Muốn âm thanh tube hay âm thanh bán dẫn chỉ việc mở cái Computer ra (có thể không cần thêm Computer nếu cỗ máy đã có đầy đủ)dùng con Mouse bấm cái "click click" là có ngay. Thậm chí hiện thời đã có phần mềm đã mô phỏng theo đặc tuyến của 1 số bóng thông dụng như 12AX7, 12AU7, 12AT7 ... ngay cả mô phỏng OPT hay class A hay class AB, chỉ cần bấm con mouse "click click" là thay đèn ra vô cái một mà không phải đi bà Chiến hay Đấu Bà Bà Với máy điện toán PC phát triển như ngày hôm nay NẾU có những kỹ sư say mê âm nhạc biết kết hợp nghệ thuật VÀ kỹ thuật thì những truyện Audio Mission Impossible 10 năm trước giờ đây là rất khả thi. Lý thuyết Toán về DSP thì Mẽo đã tìm ra từ thập kỷ 40 nhưng thời đó chưa có phần cứng (hardware) để biến nó thành ứng dụng hiện thực. Tuy nhiên vào thời đó họ đã biết là DSP là có thể thay thế gần như tất cả những xử lý tín hiệu Analog với rất ít sai số so với xử lý bằng Analog thuần túy. Thời nay và mai sau thì mọi sự đã đổi thay. Bây giờ nhiều phòng thâu nổi tiếng trên thế giới đã bắt đầu thay thế những mixer và thiết bị thâu analog cả triệu USD mà thời đó tưởng như không có gì thay thế thì ngày nay bắt đầu đã tung ra bán rẻ để tậu dàn thâu digital 24bit/96kHz hay 24bit/192kHz. Vấn đề khi nào thay thế hoàn toàn thì chỉ còn thời gian, giá thành và đương nhiên là yếu tố tâm lý và thói quen. Em là người mê analog và mê tube nên sưu tầm khá nhiều tube nhưng em thấy tương lai gần những cái này chỉ còn là đam mê cá nhân chứ không có lý giải về mặt kỹ thuật gì ráo. Tiếc rằng em quá kém về DSP nên cứ phải lệ thuộc vào những phần mềm người ta làm hay bán sẵn đem về xài chứ không Mod miếc gì được theo ý mình cả Chỉ sợ là tên viết DSP hãng nó thay vì mô phỏng bóng 12AX7 Telefunken thì nó lại lấy 12AX7 Sovtek làm mô phỏng thì ... rõ chán !!!
Đèn 3A5 bác muốn hết ù hum hay bong bong thi bác cứ cho em chân K xuống thẳng mát, lưới cho một em điện áp cưỡng bức(-2V) , cao áp Fix tại 90vdc đảm bảo hết luôn.
Em hỏi hơi ngốc tí: em mua 1 pre đèn hay hay để nối vào cái receiver chơi chế độ direct có tương đương với việc mua riêng một amp tích hợp hay hay không ạ? Cảm ơn các bác
Chắc chắn là không tương đương về kinh tế rùi. Về kỹ thuật thì đồ rằng hiệu quả của Pre không có cơ để phát huy tối đa.
Vậy Fix bias là -2V. Trước em làm 5687 cũng Fix -3V(pin cell lithium) nhưng có đèn bong, có đèn không bong . Để em thử làm 3A5 này xem sao. Đa tạ bác Bigwall
Đã từng thiết kế nhưng khổ chủ đang lúc thi công thì ... sinh con nên tạm ngưng không biết đến khi nào (có khi đợi con lớn chăng ?) Tên preamp được gọi là "Thập Nhị Đoản Túc Cước" chỉ dùng độc 1 bóng cho 1 kênh. Không những OTL mà còn OCL.
Bạch Tỉ Tỉ phán wá đúng. Nếu muốn pre OTL hay OCL rẻ tiền nhât, thông số tốt, ... không gì bằng dùng ... vì mạch OPAMP :lol:
Vâng thưa các bác, hôm cuối tuần vừa rùi em có ngao du ngoài xã hội trong lúc luận về pre có được vài nhận xét như sau: - Nhóm Pre bán dẫn hiện đang có số lượng áp đảo, phổ dụng nhất là Pre opamp, thứ đến là opamp lái BJT , thứ nữa mới đến pre thuần BJT re bán dẫn hiện nay có đến 99% dân chơi đang dùng mà không có quyền từ chối, chỉ có quyền lựa chọn dùng cái nào hay ??? Bằng chứng là pre bao gồm tầng KD, đệm và line out trong các thiết bị CDP, Tape, reel, caset, mixing... ngày nay đều là solid. - Nhóm pre điện tử chiếm tỷ lệ rất nhỏ và phục vụ một nhóm rất nhỏ trong cộng đồng nghe nhìn, chúng đạt chất lượng đo đạc rất thấp tuy nhiên vì hoài cổ, vì cảm giác, vì chúng là bằng chứng cho sự sành điệu,, vv... vv nên vãn được các Audiophile khoái dùng. Mặc cho mọi người nghĩ vậy, em vẫn Vote cho Pre điện tử. hic Mời các bác tiếp.
To Bác Bachduong và cụ Dê ! Thật xấu hổ cho thân em, tối qua, sau khi post bài xong tưởng là một ý tưởng vĩ đại vừa được khai quật. Đêm nằm nghĩ lại, thấy đúng như bác BachDuong đã nói : Phần lớn Pre đều OTL :lol: Tuy nhiên, thật ra ý tưởng của em là Pre OTL là chỉ dùng đèn thôi (Không xuất âm bằng Tụ và Biến áp). To cụ Dê: Là một "con nhang đệ tử của Pre đèn" vì trước giờ em toàn làm Pre. Bác có thể thiết kế cho em xin một sơ đồ Pre OTL không ? em đảm bảo sẽ thực hiện - đến nơi đến chốn. Kính các bác.
Và nó cũng không vĩ đại, không hiếm vì đã được rất nhiều người dùng. Có khi chính anh Taito đã làm rồi mà không biết
Theo em thì làm một quả pre BD cho ra chất âm đèn hoặc có một phần những ưu điềm của chất âm đèn là thỏa mãn mọi thứ thui chị LT nhể . Ngon, bổ, rẻ tội gì ko chơi,.......ơ nhưng đã có ai làm chưa nhỉ ? Nếu bác nào đã làm hoặc biết thông tin thì xin chia sẻ cho AE với. Thanks.
Các bác cho e hỏi ti? :roll: E thấy nhiều sơ đồ dùng đèn MU thấp như 6AS7, 6336,6080...làm pream.Có bác nào làm rồi cho e biết ý kiến với.Có hay o?
Cái preamp bán dẫn sẽ khó cho ra được chất âm đèn. Nhưng pre đèn vẫn có cơ hội ra được chất âm bán dẫn. Em chỉ nói về pre bình thường chứ không nói đến pre cho phono hay pre cho microphone. Cụ Phát hình như đã ráng nhiều năm cho ra cái pre bán dẫn để ra chất âm đèn nhưng chỉ gần tới chứ không thể giống. Không phải pre đèn cũng nghe tiếng ấm ngay cả lù đù mà có những cái nghe rất chi tiết độ động như bán dẫn. Ăn thua là do người thiết kế như thế nào.