Chào bác ! Bác cho em hỏi loại DAC dùng công nghệ 1 bit có ngon hơn loại thường không ? Em đang có con PCM69 định làm DAC không biết có nên làm không ?
Dear all ! Sự khác biệt giữa DAC 16 bit và 24 bit là sự khác biệt tần số lấy mẫu . Còn Sự hay nó lại phụ thuộc vào ADC và DAC. VD. ADC chuyển đổi analog sang Digital bằng bộ mã hóa lấy mẫu 16 bit , Sau đó giải mã DAC 24 bit sẽ không làm cho tín hiệu analog tốt hơn DAC 16bit . nhưng DAC < 16 bit chắc chắn sẽ tồi. Tóm lại ADC và DAC phải đồng bộ và chúng có tần số lấy mẫu càng cao thì âm thanh càng trung thực. Thân !
Số bit thật sự là độ phân giải của tín hiệu. Số bit càng cao thì độ phân giải càng lớn. Âm thanh càng chi tiết.
Nhiều bit đôi lúc không quan trọng! Quan trọng là: 1- Hiệu quả lượng hóa của từng bit. Nhiều DẮC nhiều bít nhưng chất lượng kém hơn ĐẮC ít bít hơn vì tính hiệu quả của từng bit của ĐẮC ít bít hơn tốt hơn ... 2- Phương pháp hoặc cách lấy mẫu của quá trình hoán đổi từ định A-la-nốc sang định dạng Đì-gí-tồ ... 3- Tần số lấy mẫu. Trong 2 và 3 đôi khi có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nếu dùng phương pháp nào đó với số lượng ít bít nhưng tần số lấy mẫu rất cao thì độ phân giải của tín hiệu có khi tốt hơn là lấy nhiều bít nhưng tần số lấy mãu ít hơn rất nhiều ... Chưa có lỗ tai người nào nhất là loa nào mà thật sự nghe hoặc thể hiện được độ động tương đương độ phân giải 16 bít "thật". Đây là đang nói pp/cách lấu mẫu kiểu như công nghệ Xi-Đi. Tại sao gọi là bít "thật" vì thực tế không có nhiều đầu phát Xi-Đi thật sự đạt được thông số lý thuyết của độ động 16 bít ... Còn với phân giải 24 bít thì để đạt được chất lượng "thật" có lẽ gần như không tưởng vì nó ở giới hạn mà ngay chính linh kiện khuếch đại đã là ỡ ngưỡng giới hạn ... Vấn đề tại sao người ta làm bộ phân giải nhiều bít đến thế thì 1 phần là vì vấn đề mắc-két-tinh giống như kiểu nhiều pích-xôn trong máy ảnh số (nhiều pích-xôn nhưng không đồng nghĩa là ảnh sẽ nét/phân giải cao hơn) và 1 phần nhiều phân giải đôi khi có lợi cho nhiều dữ liệu để bỏ bớt trong quá trình thâu hoặc xử lý tín hiệu và điều này tương tự như chụp ảnh nhiều pích-xô cho phép người ta cờ-róp bức ảnh được nhiều hơn mà chất lượng vẫn còn tương đối ...
Càng nghe các bác bình luận, càng thấy phức tạp, càng thấy hay. Đúng là các cụ dạy không sai, càng học càng thấy mình xxx...
Em không dám tham gia vì trình độ kém, chỉ dám lót dép ngồi xem. Em lang thang tìm đọc thì có bài viết này trên nét nên sưu tầm về đọc thêm. Chắc ít nhiều cũng liên quan đến vấn đề đang tranh cãi nêu trên. Link đây ạ:http://vietnamdep.vn/15639-16-bit-va-24-bit-nghe-hay-la-suu-tam.html
Dear các Bác! - Theo e lượng tử hoá (gọi nôm na phân giải cho dễ nghe, dễ hiểu) tín hiệu âm thanh nhiều bit mang nhiều thông tin hơn lượng tử hoá ít bit. (còn thông tin có ích không hay có liên quan đến âm thanh thì bàn sau..) - Vấn đề đặt ra tai người sẽ phân biệt được sự khác biệt như thế nào giữa các mức phân giải này (16/18/20/24...bits...), cái này e chưa thấy chuẩn hay nguyên cứu khoa học được thế giới công nhận (có thể nó tồn tại ở đâu đó mà e lười tìm hiểu, lười đọc nên chưa biết, chưa thấy)...hehe... - Ví dụ tai Bác không phân biệt giữa 02 độ phân giải 16 bits và 18 ,hay 20,24 gì đó thì bác dùng phân giải 16bit...còn phân biệt được thì bác dùng > 16 bit (*)…phụ thuộc vài tại bác. - có thể nói 16 bit đã chuyển tải được âm thanh, tuy nhiên chuyển tải được nguyên bản gốc không thì còn phải xem xét lại. - Xử lý âm thanh được như thế này là ok: âm thanh được ghi nhận (thể hiện dưới dạng tín hiệu điện) và được số hoá theo chuẩn nào đó để khi tái tạo lại (thực hiện quá trình ngược lại ) sẽ tạo ra được âm thanh ban đầu (thể hiện dưới dạng tín hiệu điện) không thay đổi . Như vậy phân giải bao nhiêu bit sẽ thực hiện được điều này??? 16 hay 18 hay 20, 24…. - CD lưu trữ tín hiệu âm thanh dưới dạng số với độ phân giải 16 bit / mẫu , 16 bit này có mang thông tin đầy đủ không để chuyển đổi ngược ra âm thanh, tuy nhiên do phần (*) nên CD vẫn có đất sống hay nói hiện nay CD vẫn còn thông dụng ngoài các yếu tố khác còn yêu tố (*). - Công nghệ số ngày càng phát triển cả về lý thuyết cũng như chế tạo .... cần phải làm sao để số hoá âm thanh tốt nhất mà không mất thông tin ….không tự nhiên các hãng âm thanh áp dụng công nghệ mới ví dụ lượng tử hoá 18,20,24 bits...vì khi lựa chọn kéo theo đó phải thay đổi toàn bộ quá trình ghi nhận và xử lý dữ liệu….đầu tư và chi phí???. - CD lưu trữ tín hiệu âm thanh dưới dạng số với độ phân giải 16 bit / mẫu , các bác mua về cho chạy trên các transport ( cd transport, cdp, DVD…) , nếu các transport này có độ phân giải > 16 bits thì các bit còn lại transport tự thêm vào (còn thêm ntn là công nghệ hay kỹ thuật xử lý nó). cóBác nói bit thêm vào này là “bốc phét “ như các bác nói ở trên thì cũng đc vì CD của Bác có 16 bits thôi mà nó phải sinh ra 18,20,24 bits. Như vậy việc bốc phét này là do CD của bác tạo điều kiện cho transport bốc phét. để transport của Bác không bốc phét thì bác tìm các bản ghi có độ phân giải > 16 bit ví dụ bản ghi với độ phân giải 24 bit thì sao nó bốc phét đc. Ác là thị trường bây giờ Cd vẫn còn thịnh hành do (*) và nhà sản xuất nào không quan tâm đến lợi nhuận, có người dùng thì cứ sản xuất mà bán….Do đó cần phải có cú hit nào đó ví dụ nguyên cứu khoa học đc công nhận là > 24 bit mới chuyển đủ thông tin âm thanh (không mất mát) và xuất hiện bản ghi mới ( nhờ vào xu hướng lưu trữ thông tin trên HDD cùng với sự hỗ trợ của các hãng cung cấp bản ghi > 24 bit đc xử lý trực tiếp từ âm thanh gốc (tiến người, âm cụ …tất cả những thứ gì trong tự nhiên phát ra âm thanh)..thì lúc đó CD 16 bits chuyển sang trạng thái mang tính hoài cổ và sưu tầm… - Các bác xem thử các thiết bị thuộc dạng khủng nó dùng bao nhiêu bit để lượng tử hoá...(các bác search google đầy)...cần nói thêm việc dùng phân giải bit cao tương thích với các xử lý khác của DSP, CPU….chứ không phải như bác nào đó nói để quảng cáo đánh vào tâm lý người dùng thích công nghệ (ui 24,hay 32 bit tốt hơn 16 bits..) .. - Tuy nhiên để tái tạo âm thanh đầy đủ hơn (chính xác hơn ) cần tăng tần số lấy mẫu > 44.1 khz, mặc dù tai người nghe đc tần số < 20 khz , dùng định lý Nyquist > 2 max tần số âm thanh ~ 40 khz , nhưng Bác Nyquisst chỉ nói để khôi phục đc tín hiệu ban đầu thì cần lấy mẫu với tần số ít nhất > 2 lần tần số của tín hiệu gốc (ví dụ ở đây là âm thanh) , chứ lấy mẫu ở tần số > 4 hay 9 lần..vẫn tốt hơn lấy > 2 lần, tuy nhiên kéo theo xử lý nó phức tạp hơn , giá thành tăng lên (ở đây quan tâm đến xử lý thực sự chính xác về kỹ thuật chứ không quan tâm đến sản phẩm mang các thông số như quảng cáo thiết bị trên thị trường bình dân, còn hàng high end thì có thể xem xét đc..) - Các bác xe các recordign studio dùng thiết bị xử lý với độ phân giải bao nhiêu để lưu trữ , ghi nhận âm thanh, chắc chắn > 20 bit… - ví dụ e hình dung mấy chỗ studio nói thế này : ui dân tình vẫn thích dùng CD thì sao mình không nén thông tin âm thanh vào CD để bán mà bỏ đi ít thông tin âm thanh có ai mà biết …vì (*) và có nhiều người mua, đem lại lợi nhuận tội tình gì mà đi tạo ra bản ghi với chất lượng như nguyên bản nhưng bán ai mua . vì ai mà mua về cũng có nghe được đâu những khác biệt vì (*)… :lol:
Nhiều bit hay ít, thì tai chúng ta luôn nghe ở ngưỡng dưới 20 kHz, theo em sự phân biệt đơn giản như sau: nhiều bit âm thanh nghe không khác là mấy so với ít bit, đôi khi khó mà nhận ra, ( Cái nhìn thấy chưa chắc đã thực, cái không nhìn thấy không phải là không có). những âm thanh của phần dac có nhiều bit mặc dù tai ta không nghe thấy, nhưng các giác quan cũng cảm nhận được. hoặc đơn giản như đường thẳng chính là những đường cong ghép lại, càng nhiều đường cong thì đường thẳng càng được nhận định là gần với thẳng hơn, và không có đường thẳng tuyệt đối. vài ý kiến cá nhận. thanks
Hi Bác Quang Hào! - Bác viết vậy dễ gây nhầm lẫn, bit không liên quan trực tiếp đến tần số cảm nhận được của tai người (bác nói đúng :"tai chúng ta luôn nghe ở ngưỡng tần số dưới 20 kHz" ). Số bit hay chính xác là số bit /mẫu liên quan trực tiếp đến tỉ số tín hiệu trên nhiễu S/N hay SNR, tỉ số SNR cao hơn thì chất lượng tín hiệu sẽ tốt hơn điều này là chắc chắn ( âm thanh cũng là dạng tín hiệu sóng âm được cảm ứng thành tín hiệu điện để xử lý.nên không là ngoại lệ ). ví dụ 16 bit/mẫu thì SNR khoảng 96 dB, 24 bit/mẫu thì SNR khoảng 144 dB .SNR rất quan trọng trong thiết kế chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và ngược lại. - Theo e nghĩ bác đã tìm hiểu về các chip ADC cũng như các phần liên quan trước khi bác diy ra DAC end...nên ý kiến của Bác "nhiều bit âm thanh nghe không khác là mấy so với ít bit, đôi khi khó mà nhận ra, ( Cái nhìn thấy chưa chắc đã thực, cái không nhìn thấy không phải là không có). những âm thanh của phần dac có nhiều bit mặc dù tai ta không nghe thấy, nhưng các giác quan cũng cảm nhận được." e ghi nhận hợp lý vì "thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý"...e thì không có điều kiện để test ,e chỉ có DAC END của bác để nghe thôi - mà Bác đã thử test các chip ADC khác độ phân giải trên cùng nền tản thiết bị DAC ( hiển nhiên phải thay đổi vài thông số đầu vào (tín hiệu vào ,SNR, độ lợi...) và đầu ra để tương thích với chip ADC ) và đo đạc bằng cảm nhận của tai hoặc có thiết bị đo đạc hỗ trợ thì càng tốt chưa Bác? nhưng mà test làm chi vì đĩa cd có 16 bit/ mẫu thôi ,test rồi bảo nó bốc phét.hehe Chúc Bác tiếp tục thành công trên diy field của bác.. Chúc các Bác chuẩn bị đón năm mới happy.
Hi Bác MTBC! Đây cũng chỉ là link mang tính tham khảo thôi, thông tin chưa chắn đáng tin cậy. các bác có ý kiến cứ đưa ra để a e cùng học hỏi trao đổi. :?: Chúc các Bác chuẩn bị đón năm mới zui zẻ!
em thấy đâu cứ nhất thiết phải test từ CD đâu bác !? dùng nguồn phát từ SAC, hay Lossless thì cái giới hạn 16bit hình như còn "trẻ trâu" lắm mà
vậy hóa ra kỹ thuật đang đi lùi :shock: vì em thấy bây giờ đa số các đầu đời mới đều dùng giải mã 1 bit :wink:
Hi Bác Quang Hào! "bốc phét' cái này là e trích các Bác nào đó đã viết trước đó cho zui tí mà , chứ thực tế họ phải xử lý đau đầu (chứ mình sao làm được) "nó không bốc phét đâu bác ạ! em nghĩ, để thay đổi 1 cái gì đó cần có thời gian và thời kỳ quá độ, khó nhẩy cóc được ạ!" --> Bác nói hợp lý ạ "tất nhiên , em không có học đt, nên lý thuyết thuộc hạng bét rem, nên em phải cố gắng học hỏi tìm hiểu cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải mã âm thanh, cái gọi là bit quan trọng trong DAC lắm chứ ạ" --> cái này Bác nói hợp lý luôn, theo e cái quan trọng ta đam mê ta thích thì ta tìm hiểu và có nhiều hướng tiếp cận miễn là hiệu quả nhất đối với mình, còn việc có phải học đt ko thì cũng ko quan trọng Bác ơi, mặc dù e có học đt nhưng Bác biết rồi ở trường e và chắc nhiều bác cũng như e học xong rồi cũng trả lại hết cho thầy ...nên nếu có so sánh ra thì may e có lợi thế hơn Bác tí là e có nghe trước bác tí, nhưng mà bác muốn tìm hiểu Bác cũng bit liền ah... . nói về diy DAC e phải gọi Bác là sư phụ đó chứ! 'em muốn nói đơn giản để ai cũng có thể hiểu được vấn đề mà không đi sâu vào lý thuyết' -->Bác nói hợp lý nốt , càng trình bày đơn giản dễ hiểu là càng tốt Bác mà cũng khó làm được, vì phải hiểu rõ vấn đề thì mới trình bày nó đơn giản dễ hiểu được ....Bác phát biểu đơn giản quá e sợ gây hiểu nhầm cho mọi người nên e mới có ý kiến phân nó ra thôi ạ...mà hiện nay e thấy các Bác trên diễn đàn trình độ cao rồi nên nhiều lúc nói phức tạp mới lôi cuốn được các Bác đó. :lol: Chúc Bác mạnh khỏe để diy ra sp hay cho ae cùng hưởng!
em thấy đâu cứ nhất thiết phải test từ CD đâu bác !? dùng nguồn phát từ SAC, hay Lossless thì cái giới hạn 16bit hình như còn "trẻ trâu" lắm mà [/quote] Hi Bác espadon_vn! để e tìm hiểu lại 02 định dạng SACD và lossless rồi sẽ bóng bàn vụ này tí. Chúc bác mạnh khỏe!
Giải mã PCM thì sau chặt dữ liệu ra làm các khoảng thì dùng độ dài dữ liệu để thể hiện giá trị các khoảng đó-theo đúng giá trị khoản chia, như vậy ta hay nghe thấy 16 bit, 24 bit, 32 bit. Với 16 bit sẽ có 2mũ 16 thành 65,536 giá trị, ví dụ điện áp 2 von sẽ chia thành từng mức chênh nhau 0.030517 mV cho 1 khoảng chia Giải mã Delta sẽ lấy 1 giá trị giống PCM, sau đó dùng 1 bit để chỉ khoảng chênh lệch của dữ liệu tiếp theo, 1 bit cho khoảng tăng hoặc giảm nếu tương đương 16 bit thì 1 bit sẽ chỉ khoảng lên hoặc xuống của 0.030517 mV kia Như vậy không phải là 1 bit là đi lùi công nghệ, 1 bit về lý thuyết là chính xác hơn (nếu khoảng chia rất nhỏ)
Em thì lại hiểu theo một cách khác nó nông dân hơn. Giải mã 16, 24, 32 là cách thức mã hóa dữ liệu. Còn về giải mã 1bit thì lại là chỉ cách thức giải mã của chip. 2 định nghĩa về 2 phạm trù khác nhau nên các cụ khỏi so sánh :mrgreen:
Theo e nó không đi thụt lùi Bác. - ở đây công nghệ này lấy mẫu tín hiệu tương tự , mỗi lần lấy mẫu cho ra 1 bit ,nhưng tần số lấy mẫu là gấp 64 lần tần số của lấy mẫu CD ( 44.1 khz) ,tức là khoảng 2822.4 khz (2.8224 MHz) .nếu so sánh về chất lượng tín hiệu thì nó đã lấy mẫu với mỗi mẫu là 64 bit đó Bác ..cái này là cải tiến đó Bác.