Sự khác biệt giữa DAC 16 bit, 18 bit, 20 bit, 24 bit

Discussion in 'Thiết bị số' started by cmv534, 9/2/09.

  1. blade_melee

    blade_melee Advanced Member

    Joined:
    30/4/12
    Messages:
    160
    Likes Received:
    9
    NOTE: topic test nơ-ron thần kinh!!
    - chống chỉ định với người có thần kinh yếu.
    đề nghị cụ nào thông thái như Google trình bày 1 lần thôi, em tẩu nặng rồi
     
  2. quanghao

    quanghao Advanced Member

    Joined:
    30/10/06
    Messages:
    7.598
    Likes Received:
    321
    Location:
    Thành Công
    cụ đang đồng hóa 2 thứ làm 1 , :D
     
  3. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    272
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Chào cả nhà,
    Em thấy topic này hay ho nên góp chút ý kiến :D

    - Về lý thuyết, nếu mã hóa (ADC) âm thanh (tại các phòng thu) 16 bit, ghi vào CD 16 bit, rồi dùng IC giải mã (DAC) >16 bit thì số bit thừa ra là không cần thiết. Số bit thừa ra: được gán cố định hoặc được gia cát dự. Khi ấy các mạch xử lý số chuyên dụng (DSP) nội suy hay còn gọi bằng ngôn ngữ dễ hiểu là bịa. Tuy nhiên, việc bịa không phải là bịa bừa mà là bịa có khoa học (dựa vào đặc tính vật lý của âm, và đặc tính sinh lý của tai người, các hiện tượng che biên độ, che tần số, vv...). Và lượng khoa học áp dụng vào càng nhiều thì càng đáng tin hơn, có ý nghĩa hơn và đắt tiền hơn chẳng hạn. Hơn gì thì em không rõ nhưng giá cao hơn thì chắc chắn :D

    - Trên thực tế, các bộ AD và DA luôn có sai số (sai số lượng tử, sai số phi tuyến, trôi, vv...) và sai số này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào độ xịn của các IC AD, DA. Các sai số này thường được tính bằng mức lượng tử (LSB) chính là mức tín hiệu nhỏ nhất ứng với 1 bit. VD: Một bộ ADC hoặc DAC 16 bit có sai số phi tuyến là 3 LSB có nghĩa là tín hiệu thu được lệch so với tín hiệu gốc một mức khoảng: 3/(2^16) = 3/65536 ~ 0.005%. Từng loại sai số thì khá nhỏ, toàn là 1, 2, 3 mức LSB nhưng cộng tổng thì có thể cũng kha khá :D. Thế nên trong quá trình thu âm và làm CD người ta phải dùng các bộ mã hóa rất tốt để các sai số phạm phải cực nhỏ hoặc dùng các bộ ADC nhiều bit hơn cần thiết (>16) rồi cắt bớt các bit thấp nhất để cắt bỏ các sai số (trừ sai số lượng tử). Và đến khi chúng ta muốn DAC phạm sai số nhỏ thì cũng có thể dùng các giải pháp tương tự. Một tư duy dễ hiểu là một linh kiện nhiều bit >>> Sai số tuyệt đối thường sẽ nhỏ hơn linh kiệt ít bit.

    - Một điều nữa là có hai quá trình ngày trước em hay nhầm với nhau: Quá trình lấy mẫu và quá trình lượng tử hóa. Một tín hiệu tương tự (Analog) chuyển sang tín hiệu số (Digital) thường trải qua hai quá trình: 1. Quá trình lấy mẫu là rời rạc hóa tín hiệu theo thời gian, được đặc trưng bằng tốc độ lấy mẫu = Số mẫu trên giây (Sps - Sample per second). 2. Quá trình lượng tử hóa là rời rạc hóa theo biên độ, được đặc trưng bằng độ phân giải (Resolution, tính bằng bit). Cả hai thông số đều ảnh hưởng đến độ mịn và độ chuẩn của tín hiệu sau khi khôi phục lại. Nhưng hai quá trình này độc lập nên một IC lấy mẫu nhanh hay chậm không liên quan đến nhiều hay ít bit. Ah mà có một điều hơi liên quan là thường thì các IC xịn hay tăng đồng thời cả hai thông số để tăng giá cho dễ :D. Tốc độ lấy mẫu (Sps) và độ phân giải (Bit) ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bit (Bps, kBps - Bit per second). Cụ thể là một trong 2 cái tăng thì tốc độ bit cũng tăng. Hay suy ngược lại, nhạc nào có tốc độ bit cao thì sẽ chuẩn hơn, hay hơn nhạc có tốc độ bit thấp (xét cùng một nguồn âm). Thế nên nhạc CD (~1500 kbps) > MP3 320 kbps > MP3 128 kbps.

    Em nói có chỗ nào chưa đúng mong các bác bỏ quá ạ :D
     
  4. lytamhoan

    lytamhoan Advanced Member

    Joined:
    9/7/09
    Messages:
    72
    Likes Received:
    1
    e chưa thấy bác nào lam cái DAC 24bit , chạy dual , xuất âm tube....sao các bác ko làm....bác nào làm thì cho e theo với :?:
     
  5. paul

    paul Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    1.688
    Likes Received:
    33
    Location:
    TP HOCHIMINH
    Em thấy bác Viet Ha đưa link hay quá.Dễ hiểu và đỡ tẩu.
    Em xin phép được dưa lại link khác cho rõ
    http://www.vn-zoom.com/f629/16-bit-va-2 ... 63161.html
    Và cuối cùng theo em là cứ nghe nhạc 1 cách khoáng đạt và vô tư.Cứ thấy hay là được.Đôi tai và trái tím cảm thụ âm nhạc chắc chắn vẫn quan trọng hơn những số liệu kỹ thuật.
     
  6. nghenhinhs1

    nghenhinhs1 Advanced Member

    Joined:
    26/2/10
    Messages:
    3.576
    Likes Received:
    22
    Cái ô viết bài trên link này kiến thức lõm bõm và xôi đỗ lắm, các bác đọc cho vui thôi
     
  7. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    Em cũng thây như vậy cứ đầu CD ghi 1 bịt DAC thì em nghe tiếng lại ngon mỗi tội kêu nhỏ hơn đầu nhiều bit.
     
  8. BadboyHIA

    BadboyHIA Advanced Member

    Joined:
    11/1/13
    Messages:
    679
    Likes Received:
    26
    Bác viết như vậy là Chuẩn "Men " đó:
    - Khi thực hiện một công đoạn xử lý âm thanh trong chuỗi "A/D" gọi nôm là : Lượng tử "hóa" hay số hóa tín hiêu Adio - nếu sử dụng tần số lấy mẫu cao (tương đương với việc tăng số "Bit" trong một khung 'Frame") -> các sườn xung (SYN) hoặc tín hiệu audio hình (Sin) sẽ tròn mượt hơn và nhiều tần số "hài" cũng được lượng tử hóa vào trong phổ tín hiệu (Sau khi số hóa) các tín hiệu "hài" này nó là một phần cái khái niệm "Âm hình - định nghĩa khó chính thống của các bác bán thiết bị (HiFi/Ba - Fai) và bán CD (hàng Háng)_ tuy nhiên nếu tái hiện tốt (D/A) chính xác nó làm cho bản nhạc "Thật và có Hồn hơn" -> Cái giá phải trả là vô cùng lớn (Dung lựơng các Bit nạp vào bộ nhớ sau sử lý tăng rất lớn mức (X bình phương ) -> Cái được là đĩa Masster với số bài hát hạn chế trên đĩa (Do lượng Bit quá lớn). Ở đây chưa đề cập đến việc sử dụng công nghệ sử lý âm thanh nào ?? hoặc qui định số Bit trong khung (Frame) của đĩa Masster. Mà chỉ đề cập đến cái chung nhất của hầu hết các công nghệ sử lý (A/D) tín hiệu âm thanh đã và đang sử dụng để tại ra các đĩa CD (Dân dụng)., việc sử lý hình ảnh hoặc âm thanh của đĩa DVDP còn khủng khiếp hơn nhiều. Em chém tạm chút ...có gì không phải các bác bỏ qua nha... :)
     
  9. thanhnos2112

    thanhnos2112 Advanced Member

    Joined:
    10/10/07
    Messages:
    1.021
    Likes Received:
    615
    Đĩa CD độ phân giải chuẩn 16bit/44,1kHz. Những đầu CDP 20bit, 24bit, hay bao nhiêu bit đi nữa thì các bit thêm đó đều được bốc phét từ source 16bit của đĩa CD thêm mà thôi.
    Còn những source nhạc có độ phân giải cao 24/96, 24/192, 24/384 (sau này k biết nó lên đến bao nhiêu) thì chỉ có những thiết bị phù hợp để xử lý loại source này (như SACD, DVD, DAC) thì các bit hơn 16bit đó được thiết bị xử lý hoàn toàn k bị bốc phét như CDP.
    Với những yếu tố vừa nêu thì CDP k có cơ hội trải nghiệm với những source nhạc chất lượng cao.
    Nói theo cách đơn giản hơn, mình phải liên tưởng thêm phần hình ảnh cho dể hiểu là "hình ảnh chuẩn HD ready 720 đã đẹp hơn DVD nhiều lắm rồi nhg đã chơi hình ảnh thì phải full HD 1080 mới chịu cơ"
    Nói tóm lại, để nhận biết được sự khác biệt giữa 16bit và 24bit mình phải có source và thiết bị phù hợp.
     
  10. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    Em diễn Nôm ý của Bác như thế này có phải không ạ "chúng ta đang xem kênh VTV1 ở chế độ full HD mà cứ khen nức nở là nó đẹp hơn hẳn TV đèn hình"
     
  11. paul

    paul Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    1.688
    Likes Received:
    33
    Location:
    TP HOCHIMINH
    Em ko rành lắm về vấn đề này nhưng em thấy tác giả viết như thế này cũng ko phải ko đúng ạ.

    ."Thính giác con người luôn có một giới hạn nhất định, và độ phân giải càng cao thì càng khó phân biệt.

    Cùng với những giác quan khác, thính giác là thứ tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng con người. Tuy nhiên, tin buồn là nếu bạn có thính giác ở mức trung bình hoặc thấp hơn thì việc nhận ra sự khác biệt giữa tín hiệu âm thanh 16/44.1 và 24/96 là vô-cùng-khó-khăn. Nói chung, phần lớn người nghe chỉ nhận thấy được sự khác biệt giữa MP3 và 16/44.1 mà thôi. Tất nhiên điều này chỉ xảy ra trên những hệ thống âm thanh thực sự tốt.
    Tại sao lại có tần số lấy mẫu trên CD là 44.1 chứ không phải là con số quái quỉ nào khác?

    Như chúng ta đã biết, tai người bình thường có thể nghe được âm thanh với tần số từ 20 Hz đến 20 kHz, theo định lý Nyquist thì tần số lấy mẫu tối thiểu phải là 40 kHz.

    (Định lý Nyquist: Một tín hiệu không chứa bất kỳ thành phần tần số nào lớn hơn hay bằng một giá trị fm có thể biểu diễn chính xác bằng tập các giá trị của nó với chu kỳ lấy mẫu T = 1/2fm)

    Tuy nhiên, thay vì lấy luôn 40 kHz thì Sony lại phải chọn 44.1 kHz để đáp ứng một số yêu cầu về kỹ thuật. Dù sao đi nữa, tần số lấy mẫu 44.1 kHz sẽ tương đương với hơn tần số âm thanh 22 kHz và chứa tất cả các tần số âm thanh mà con người có thể nghe thấy."
    PS-Em xin kể 1 câu chuyện có thật.
    Em từng được 1 bác lấy 1 DVD đã được đổi thành bản 24bits bằng phần mềm gì đó từ 1 album CD và phát trên DVD rôì so sánh vơí bản CD nguyên bản và phát trên đầu CD và test mù ngay trên bộ dàn của bác ấy coi em phân biệt được ko.Hic.Bác ấy chỉ cần mơí mở vài nốt nhạc là em nói liền "Bác đang phát bằng DVD phải ko."mà chưa cần phải nghe tơí CD.Nhưng ko hiểu sao lúc đó bác ấy lại ko hỏi vì sao và dựa vào đâu để em lại phân biệt được nhanh như vậy. :D
    Vì vậy cảm nhận sự thay đổi của các định dạng rất dễ nhân ra là có thật,nhưng quan trọng nhất là bạn thích hay ko.Nếu bạn thích nhưng ngươì khác ko thích cũng chẳng sao nhưng đừng nên cho rằng cái mình thích là đúng hoặc là ưu việt hơn.
    Và cuôí cùng em là người thích nghe nhạc nên dĩ nhiiên 1 định dạng nào đó thật sự hay chắc chắn sẽ thuyết phục được em liền.
     
  12. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Các bác test như vậy thì chỉ có thể nói là phân biệt đc đầu DVD với đầu CD thôi chứ nói là phân biệt đc định dạng đĩa nhạc thì chưa hợp lý.
    Cùng 1CD test mù trên CDP Châu Âu và CDP Nhật còn phân biệt ra huống chi là...
     
  13. paul

    paul Advanced Member

    Joined:
    27/4/06
    Messages:
    1.688
    Likes Received:
    33
    Location:
    TP HOCHIMINH
    Ồ.Em chưa nói rõ.Ý bác ấy nói là nếu lấy 1 CD chuyển thành bản 24 bits rôì nghe bằng DVD khi so sánh vơí CD sẽ rất khó phân biệt và cho rằng nghe bằng dịnh dạng rip bằng DVD hay hơn nghe CD nhiều nên bác ấy mới muốn đố em.Nhưng khi em nghe thì thấy thiua xa lắm tơí mức có thể nhận ra trong 3 nốt nhạc.
    Vấn đề ở đây là chưa cần nói cái nào hay hơn cái nào.Chỉ cần chất lượng ngang bằng nhau tơí mức rất khó phân biệt được thì mơí đáng nói.Đằng này khác nhau nhiều quá.
    Còn nếu nghe so sánh đều bằng CD thì em ko chắc là mình có thể phân biệt được CD Âu hay Nhật đâu ạ.
    Thêm nữa đang bàn về các định dạng 16/18 bits...nên em muốn đưa ra câu chuyện này cho vui thôi.
    Ý em là vậy.
     
  14. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Bác không hiểu ý em, vì là chơi trên 2 đầu phát khác nhau, nên không thể khẳng định đó là chất âm của đĩa hay là của đầu phát bác ạ...
     
  15. Nikko NR819

    Nikko NR819 Advanced Member

    Joined:
    20/10/11
    Messages:
    151
    Likes Received:
    6
    Cho em hỏi ké chút xíu ah. Nếu lấy đĩa CD master đọc trên thiết bị CDP chuẩn 16bit và DVD chuẩn 24bit thì chất lượng ra thế nào ah? Có thể so sánh được không vậy các bác?
     
  16. ngocchuot

    ngocchuot Advanced Member

    Joined:
    1/1/09
    Messages:
    156
    Likes Received:
    0
    Location:
    Thái Nguyên
    Source 16bit đều trong khả năng của 2 loại thiết bị...
    Thiết bị nào ít gây méo, nhiễu,.. hơn thì về lý thuyết sẽ tốt hơn :mrgreen:
     
  17. Nikko NR819

    Nikko NR819 Advanced Member

    Joined:
    20/10/11
    Messages:
    151
    Likes Received:
    6
    Vậy theo bác thiết bị nào ÍT gây méo, nhiễu hơn vậy ah?
     
  18. ngocchuot

    ngocchuot Advanced Member

    Joined:
    1/1/09
    Messages:
    156
    Likes Received:
    0
    Location:
    Thái Nguyên
    Méo, nhiễu do nội sinh ( tự nhiên nó sinh ra trong thiết bị, do các thiết bị đều không phải là lý tưởng )... cái này phụ thuộc vào chất lượng thiết bị ...
    Thiết kế (mạch, bố trí linh kiện,... ) và sử dụng linh kiện tốt hơn thì sẽ ít méo, nhiễu và gần với tín hiệu được mã hóa hơn...
    Hay hơn mang tính tương đối nên em không chắc... Gần gũi nhất là bác dùng TV với cáp AV analog vàng đỏ trắng và cáp HDMI và bác sẽ thấy sự khác biệt vì cáp analog nhiễu nhiều hơn rất nhiều...

    PS: tuy nhiên một số ý kiến cho rằng méo có phong cách sẽ hay hơn... và đây là nguyên nhân của nhiều cuộc tranh luận giữa tube vs bán dẫn, solidstage và chipamp, opamp i/v vs bjt i/v,... :lol:
     
  19. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    So sánh của bác chả hợp lý, 2 thằng đấy 2 công nghệ khác nhau. Bác so thế khác nào so LP với CDP...
     
  20. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Nếu mang lý thuyết ra nói thì cái nào tốt hơn cái đó sẽ tốt hơn :D :mrgreen:
    Méo là vấn đề ở phần analog, còn digital người ta gọi là lỗi là sai bác ạ. 0 với 1 thì làm gì có méo !
     
  21. ngocchuot

    ngocchuot Advanced Member

    Joined:
    1/1/09
    Messages:
    156
    Likes Received:
    0
    Location:
    Thái Nguyên
    2 cái cùng truyền tải hình ảnh mà bác... LP với CD thì khó so vì chưa thấy thiết bị chuẩn còn video thì quá rõ ràng rồi... :mrgreen:

    0 với 1 thì không méo, nhưng 0 có thể biến thành 1 và 1 có thể biến thành 0 vì đặc điểm của thiết bị IC audio là không có checksum, IC giải mã không biết cái đang giải mã có đúng là cái cần giải mã không :D và thiết bị có checksum thì còn có lantency do clock không phải là tức thời như vận tốc ánh sáng. Đúng ra âm thanh phải phái từ 1/X s trước nhưng nó lại bị phát sau => không còn chuẩn nữa... ngoài ra còn vô số thứ để đồ hiend có giá gấp hàng ngàn lần đồ TQ :roll:
     
  22. ngocchuot

    ngocchuot Advanced Member

    Joined:
    1/1/09
    Messages:
    156
    Likes Received:
    0
    Location:
    Thái Nguyên
    Nguồn gốc của cái sai chính là méo đây :lol:
    [​IMG]
    xung vuông mà không được cuông cho lắm :!:
     
  23. càchua

    càchua New Member

    Joined:
    1/9/13
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
    Đúng là được mở mang hiểu biết, theo cảm nhận của em nghe nhạc từ mấy cái mainboard cpu thì nhiều bits chỉ tăng thêm độ chi tiết của âm thanh gốc mà hầu hết thiết bị chưa thể hiện hết, còn hay dở thì lại phụ thuộc vào phần analog tính từ con chip giải mã và cái lỗ tai.
     
  24. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    180
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    2 cái dù cùng là truyền tải hình ảnh, nhưng nó vẫn là khác chuẩn nhau nên vẫn không thể đem ra so sánh với dây 3 màu truyền thống thì tín hiệu đưa tới màn hình đúng là tín hiệu Analog còn dây HDMI thì nó lại là truyền tín hiệu kỹ thuật số. Bác xem lại nhé.

    Đã nói đến việc "không thành có, có thành không" thì không ai gọi là méo, chỉ có đúng hoặc sai. Cũng giống như làm toán, kết quả chí có đúng hoặc sai chứ không bao giờ có chuyện hơi hơi đúng cả.
    Vậy nên bác đừng đưa mấy cái hình ảnh về cái sự méo trong analog ra để trình bày cho cái sự sai trong giải mã ạ. Bác lại xem lại giúp nhé !

    Thường thì các cụ gọi là bóp méo sự thật. Có nghĩa một thông tin nào đó sai dẫn đến sự phản ánh không trung thực về một sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Chẳng ai lại nói là cái méo là nguồn gốc của cái sai...
    Bác lại ngẫm nghĩ thêm tí nhé !
     
  25. BadboyHIA

    BadboyHIA Advanced Member

    Joined:
    11/1/13
    Messages:
    679
    Likes Received:
    26
    Badboy: @ các bác. Theo như em được biết thì "Tín hiệu số và tín hiệu Analog" vừa giống vừa khác nhau. méo của Analog khác méo trong Digital. nhưng vẫn có nhiều công đoạn khá giống nhau. Vì qua thời gian công nghệ phát triển / khoa học và các ứng dụng vào cuộc sống đã phân loại (giống như phân loại vị trí /tầng lớp trong xã hội hiện đai) Vì có nhu cầu phục vụ các giác quan của con người (Rất nhiều là Analog) nên Analog vẫn có chỗ đứng với đầy đủ ưu / nhược của nó... Digital cũng như vậy....nhưng dường như Thần Tương lai đang ưu ái "Tín hiệu số" do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan công nghệ đang đi tới tương lai với tín hiệu số thay vì hoài cổ..các bác cữ nghẫm kỹ rồi tranh luận tiếp.
    Em té..nhưng sẽ quay lại để ..Hóng. :lol:
     

Share This Page

Loading...