Em chả hiểu bác nói bác định nói gì :lol: Cái em muốn nói là tín hiệu Digital ít bị nhiễu hơn analog. Em dùng dây 3 màu so với HDMI cho gần gũi với các bác. Chuẩn nhất là so cổng VGA với cổng DVI là rõ ràng luôn... Digital cho màu sắc chuẩn hơn nhiều. Em nghĩ chắc bác nhầm lẫn em so chuẩn SD với HD. Thực ra thì Anaglog cũng có chuẩn video HD. (Mấy con Xbox đời đầu có ) Bây giờ 1 xung 1 tự nhiên vì lý do nào đấy biến thành xung 0. Thực ra nó không hoàn toàn bị phẳng lỳ mà nó bị thấp hơn mức mà phía nhận nhận định đó là tín hiệu 0. Cái ảnh ở trên là 1 chuỗi tín hiệu số 1 0 1 ( xung vuông ). Đúng ra tín hiệu 1 phải vuông vức , tín hiệu 0 phải phẳng lỳ nhưng nó đang nhảy nhót theo hình sin :lol: Cái hiện tượng này được đổ cho méo do nhiều nguyên nhân khác nhau... Về sử lý tín hiệu số... Méo nhiều quá thì thành sai... Cái sai tồn tại một cách tất nhiên và để thu được cái đúng thì phải hạn chế cái sai... :mrgreen:
Bác giải thích rõ là lằng nhằng. Đã là kỹ thuật số thì chỉ có nói đúng hay nói sai, không có chuyện hơi hơi sai với hơi hơi đúng ! Vì vậy chỉ đề cập đến vấn đề nó giải mã đúng hay giải mã sai. Khi này đừng đổ lỗi cho mắt kém hay xung thấp vì mấy cái đó chỉ để giải thích rằng thiết bị không tốt nên không đọc chuẩn. Mà không đọc chuẩn thì vưỡn cớ gọi là đọc sai. Và vì đọc sai nên kết quả nó bị méo mó. Thế thôi ạ. Chính vì cái sự đọc sai, đọc đúng này đầu tiên nó phụ thuộc vào thuật toán mà nhà sản xuất "đưa vào" con chip DAC, mỗi hãng một khác, mỗi đời chip 1 khác => cũng chẳng thể lôi cái bit ra mà so xem cái nào hơn cái nào. Đấy là chưa nói đến những thứ loằng ngoằn như mắt đọc rồi nguồn điện rồi .... rất nhiều thứ kéo theo. Vậy cái kết quả cuối cùng dù xấu, dù tốt thì cũng chưa thể kết luận mồm là do bộ phần nào làm nó xấu đi, kém đi so với những sp khác. Thôi thì cứ bàn luận cho vui chứ em thấy có bàn thế, bàn nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn lao ngoài việc nói ra cho vui mồm :lol:
Nói ngắn gọn là trong quá trình truyền tín hiệu số, luôn luôn có sự sai lệch. Để khắc phục điều này thì cần có sự kiểm tra ( checksum ). Nếu có sai thì sẽ có 1 phản hồi lại nơi phát yêu cầu phát lại gói tin bị lỗi. TUY NHIÊN, theo em biết là đồ audio thì không có cái này ( S/Pdif là 1 chiều ) gần đây thì có USB có thể kiểm tra lại. Tuy nhiên đến giai đoạn xuất I2S thì không có DAC nào có checksum ở giai đoạn này. Ngoài ra còn có sự trễ trong truyền tín hiệu số. Để giải quyết sự trễ này người ta tạo ra thuật toán asynchronous, tất cả sài chung 1 cái đồng hồ. Nhưng cái này chỉ có ở các USB DAC và các thiết bị có World clock. Nói chung là rất nhiều tiền Bác nghe nhạc 8bit của mấy cái đồ chơi trẻ em thì sẽ hiểu sự khác nhau của nhiều và ít bit... 16bit theo tính toàn là đủ cho hầu hết người nghe... Cá nhân em cũng không nhận thấy sự khác nhau của 16 và 24 bit... nhưng phần mềm phân tích âm thanh thì có... DAC ít bit thì không giải mã được nhạc nhiều bit có vậy thôi... Còn cùng một nguồn nhạc mà cả 2 đều giải mã được thì thằng nào giải mã ra tín hiệu gần với tín hiệu gốc hơn thì phải tốt hơn chứ ( Bởi chẳng có cái nào tạo ra được tín hiệu như gốc cả.)
À mà nếu bác bảo tín hiệu số mà không có nhiễu thì bác thử hỏi tại sao người ta lại bọc chống nhiễu cáp mạng CAT6 nhé
1. Nói về trễ thì không có giải pháp nào để cho nó không trễ. Vì sao !? vì ngay cả đến ánh sáng là cái được cho là nhanh nhất còn phải mất thời gian truyền từ chỗ này qua chỗ khác => khỏi phải tranh luận ạ 2. Nói về vụ truyền lỗi rồi bắt truyền lại tới khi nào đúng thì thôi. Cái này tạm thời bỏ qua vấn đề thời gian thực. Cứ coi như nó có thoải mái thời gian xử lý đến khi nào ok thì thôi. Nói vậy nhưng cái sự "đến bao giờ OK thì thôi" nó chính là cái thuật toán, cơ chế hoạt động mà nhà sản xuất đưa vào con chíp giải mã. Vậy nên vẫn không thể đem số bít ra để so sánh mà phải là so sánh cái kết quả cuối cùng thu được. 3. Bác đem cái 8 bit ra so với 16; 24 bit. Nhưng bác không hiểu hay là bỏ qua một điều quan trọng nhất sao !? 8bit có đủ lớn để lưu dữ thông tin !? 4. Bất cứ tín hiệu nào cũng có thể bị nhiễu, kể cả tín hiệu quang. Vì vậy lại phải nói lại là muốn so sánh thì chỉ có thể so sánh kết quả cuối cùng, kết quả thực tế.
Cái này có vẻ bác hơi nhầm lẫn về vật lý hiện đại... Vận tốc ánh sáng trong không gian ba chiều là tuyệt đối. Nếu bác là 1 photon bác sẽ thấy thời gian ngừng trôi :lol: Và đơn giản là lấy gì đo độ trễ của ánh sáng :roll: Nhưng nói chung cái bác nói về ánh sáng chỉ có giá trị trong vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết. Cái mà em muốn nói là ở thiết bị audio mỗi một thiết bị riêng lẻ Transport, DAC, Upsampler sài 1 clock khác nhau, mỗi clock lại lệch với clock kia một tí. Bác có thấy bộ DAC của Dcs có thằng Clock không ạ? Nó dùng để giảm trễ cho cả hệ thống. Đặc tả bất đồng bộ cho usb cũng dùng 1 clock để làm việc này. Đấy là đặc tả kĩ thuật và giới hạn của đặc tả kĩ thuật ấy. Chẳng có thuật toán nào ở đây cả. S/Pdif ( Optical hay Coaxial ) chỉ truyền 1 chiều, đúng sai mặc kệ. USB có phần kiểm tra lỗi. Còn ic DAC thì chẳng có hãng nào có kiểm tra lỗi cả, đấy là đặc điểm của giao thức I2S. Và giống như S/Pdif, đúng sai mặc kệ. 16 bit là đủ? Theo em càng nhiều càng ít... HDD thì không đắt lắm, không lo về lưu trữ... HD xem sướng lắm rồi mà nhìn màn hình Retina với 4K vẫn thấy sự khác biệt rõ rệt... Thực tế của bác có vẻ mơ hồ nhỉ? :shock: Theo em dùng 1 thiết bị chuyển từ tín hiệu analog sang Digital rồi dùng máy tính so sánh với tín hiệu gốc là chuẩn nhất... Em thấy bác quanghao lúc kiểm tra dac cũng làm thế này... Không có cái gì tự nhiên sinh ra, kể cả Đúng và Sai. Trong tín hiệu số thì nhiễu sinh ra méo tín hiệu, méo tín hiệu đến một mức độ nhất định chuyển hóa về lượng chuyển thành chuyển hóa về chất tạo thành Sai.
Các bác tranh luận căng thẳng phết nhể Cái món digital truyền dẫn vẫn gây ra sai , cái sai của nó không phải là lẫn lộn thô bạo giữa 0 và 1 mà là sai lệch về thời gian , mình hiểu nôm nhất là khoảng thời gian giữa số 0 và 1 đó :mrgreen: Một xung vuông không dựng đứng tuyệt đối , sườn lên và xuống của nó đều có thời gian trễ . Các mạch truyển dẫn tín hiệu số gây sai số tích lũy thời gian được người ta nghiên cứu Reclock lại dữ liệu , tức là chấn chỉnh lại đội ngũ bằng một đồng hồ khác chuẩn hơn nằm trong hệ thống phía sau Dữ liệu USB asynchronous chính là loại bỏ đồng hồ bên trong máy tính bằng đồng hồ bên ngoài để phân biệt với việc truyền dẫn dữ liệu USB synchronous ,có nghĩa là vẫn chuỗi dữ liệu đó nhưng không cùng nhịp thời gian với nhau :mrgreen: Vấn đề 16 bit hay 24 bit lại là câu chuyện khác
Vận tốc ánh sáng là tuyệt đối được thừa nhận bởi thực nghiệm chứng minh và nó phù hợp với các công thức của vật lý hiện đại... Đấy là 1 trụ cột trong nghiên cứu của vật lý hiện đại... Còn cái gì tuyệt đối hơn vận tốc ánh sáng thì em nghĩ Hawking cũng không biết. Thuyết tương đối là một lý luận thực sự biện chứng nhưng đa phần người ta hiểu nó thật siêu hình bởi kiến thức vật lý còn hạn chế. Vật lý sơ cấp (s=v*t) có thể bỏ qua sự giãn nở thời gian và không gian vì vận tốc quá nhỏ so với vận tốc ánh sáng. Khi vận tốc cỡ vận tốc ánh sáng không bỏ qua cái này được ... Mà bác đang nhầm về vận tốc ánh sáng và vận tốc phát tín hiệu thì phải? Có vẻ bác không biết ở đây có nhiều hơn 1 người hô... Và khi 2 ông hô bị lệch nhau Đặc tả kĩ thuật muốn sửa cũng không được... vì bác không làm ra nó mà chỉ đi mua sản phẩm đã tích hợp... Người sản xuất không hỗ trợ trong sản phẩm thì bác cũng chẳng làm gì được... Bác có vẻ thích lấy suy nghĩ đè thiết bị đo nhỉ? :lol: DCS cũng chỉ là 1 công ty nhỏ, sao bác không hỏi các công ty lớn sản xuất DAC ic như TI hay Analog làm dac 32bit làm gì cho tốn chi phí nghiên cứu? 2 file nhạc cùng 1 nguồn thu ra, cùng 1 thiết bị so với nhau thì 32 > 24 quá rõ ràng rồi... tai người không phân biệt được nên máy móc phân tích ra đời... Chẳng ai dùng mũi đi tìm ma túy cả , đấy là việc của milu Em thấy người ta chơi nhạc trên máy tính chỉ dùng ổ CD để RIP nhạc... Chả ai nghe bẳng ổ CD cả ... Độ trễ của máy tính có thể đến nano giây với đệm ở bộ nhớ RAM ( ASIO ) CDplayer ngoài DAC còn phần I/V, đọc đĩa, và nguồn nữa... Theo em biết là các thiết bị kể cả những món đồ hiend đều được thiết kế trên máy tính, mô phỏng trên máy tính và đo đạc trên máy tính :lol: Và cái Transport khủng nhất của DCS cũng dùng 1 con ARM cùi bắp để giải mã nhạc... ARM này còn cùi bắp hơn cả mấy con ARM trong mấy cái smartphone giá rẻ... nó đọc đúng nhưng cái tín hiệu được đưa đến cho nó đọc bị sai, và bản thân nó cũng có sai 1/X tự nhiên có do nhiều nguyên nhân Cái em muốn nói là DAC không có cơ chế kiểm tra lỗi sai nên vì lý do nào đấy nó nhận được tín hiệu sai thì nó không biết. Còn cái tín hiệu sai ấy theo bác từ đâu đi ra? Nó không tự nhiên sinh được
Ồ bác lấy cái hình này ở đâu hay vậy? Đây là đồ thị của tín hiệu "nhái xung vuông" tổng hợp từ một tín hiệu hình sin (tần số f) và k hài của nó (có tần số 3f, 5f, 7f... ). Số hài càng nhiều thì tín hiệu tổng càng đạt đến độ sắc cạnh như xung vuông lý tưởng. Em dự là trong 3 đồ thị trên có 1 cái là cần đạt (vuông lý tưởng, màu đỏ), 1 cái là hàm tổng của k = 5 hài (cạnh hơn tròn, màu xanh lá), 1 cái là tổng của k = 15 hài (suỵt soạt vuông, xanh lam). Nếu muốn vuông nữa thì cần rất nhiều, càng nhiều càng tốt vì theo lý thuyết thì là lớn vô cùng. Tuy hình này không liên quan lắm nhưng theo em cũng là một công cụ trực quan tốt :mrgreen:
Wikipedia bác ạ. PS: tín hiệu I2S cho dac là xung vuông mà bác :mrgreen: Mà nhái xung vuông là sao em không hiểu lắm ... Xung vuông thực tế nó thế mà :?:
Vẫn liên quan đến miền thời gian , việc reclock lại dữ liệu bằng đồng hồ gấu hơn mới chỉ giải quyết được việc chấn chỉnh lại đội ngũ có jitter thấp hơn , nhưng thi thoảng vẫn bị ném đá do đội ngũ mới sau khi chấn chỉnh lại tuy đã ngăn nắp theo trật tự mới nhưng so lại thì vẫn không giống hoàn toàn với đội ngũ ban đầu nên mới có lý luận là jitter thấp chưa phải là tất cả .kỹ thuật lại có việc để làm ..... :mrgreen: Nội dung đã sai với chủ đề ban đầu , 16 bit hay 24 bít liên quan đến miền dữ liệu
Cùng 1 bản nhạc (thu cùng 1 thời điểm, cùng 1 ca sĩ hát, cùng 1 nơi, cùng 1 ban nhạc), nếu thu theo 2 phương pháp cùng lúc. 1 phương pháp kiểu ngày xưa cho chất lượng CD 16bit và 1 phương pháp mới cho file nhạc 24bit. Khi mang 2 nguồn thu này phát trên 2 thiết bị, 1 thiết bị là CD giải mã 16 bit cho nguồn thu 16bit và 1 thiết bị DAC giải mã 24bit. Giả sử bỏ qua chất lượng linh kiện làm sai lệch tín hiệu. Vậy kết quả như nào các bác cũng suy đoán ra được.
So làm sao được bác, 2 cái đầu phát cùng một loại giải mã nhưng lại do hai hãng khác nhau sản xuất, 2 bộ cơ khác nhau nó đã hót khác nhau rồi :lol: Nói chung là Lý thuyết thì ai cũng biết là số lớn phải gáu hơn số bé :mrgreen:
Bác lại nói khó rồi, cả em và bác đều công nhận cùng 1 cái đồ thị, nếu cắt làm 16 khúc và cắt làm 24 khúc thì cái 24 khúc nó mịn hơn. Điều này ko thể phủ nhận. Những bác cứ viện đủ lý do này rồi lý do nọ để bào chữa cho cái 16 khúc thì đúng là ... hơi khó chấp nhận cái mới dù biết nó tốt hơn. Nếu cái 16 đó vẫn tốt thì người ta chả tốn bao nhiêu tiền của để nghiên cứu chế tạo ra cái 24 rồi 32 mà làm gì. Tất nhiên là đến ngưỡng tai người ko thể nào phân biệt được cho dù test với những đôi tai thính nhất thì người ta sẽ dừng lại và tạm chấp nhận với kết quả đó.
Các cao thủ ..mải chế biến ..nhưng với thời điểm hiện tại các file nhac duoc tải lên ( chất lương thu kém ,tải lên kém...) mặc dù các chuyên gia có mach DAC chất lượng cao thì cũng không thể cóa được am thanh trung thuc....chỉ chuyen này thôi đủ hiểu hêthóng am thanh hải nghoai chất lượng ..thu âm tốt ,sao lên đĩa với giá chát chúa...trong khi về VN rẻ như bèo ..hỏi chất lượng đuoc ko ..than troi....
Cái DAC 32bit với 256bit nghe không khác gì nhau thì thấy còn có lí chứ 16 với 24 mà có bác k nhận ra thì hoặc source hay đích của bác đều kém, hoặc lỗ tai cũng ... vậy. Việc truyền tín hiệu 1 audio chiều k xác nhận, theo ý chủ quan của em như sau : - Về mặt kĩ thuật : với âm thanh k nhất thiết phải truyền có xác nhận vì k thật sự quá quan trọng. Truyền có xác nhận nếu gặp lỗi dù nhỏ cứ phải truyền đi truyền lại, kết quả là âm thanh đầu ra bị gián đoạn. Muốn vậy lại phải thêm phần bộ đệm, tăng phần cứng đã đành lại còn phần mềm đi theo để xử lí chắp nối để đảm bảo cái real time v.v.. Em cá là các bác thích xem 1 đoạn film hay nghe 1 bài nhạc luôn ưu tiên cao hơn về "trơn tru" thay vì "trung thực tuyệt đối" mà cứ giật giật từng đoạn vì phần cứng k đáp ứng được. - Về mặt kinh tế : đã đặt ra chuẩn như vậy nó làm cho phần cứng thêm phức tạp dẫn đến tăng giá thành thiết bị lên cao. Phải làm thế nào để nó mang tính xã hội hóa, người người nhà nhà ai cũng có nhạc để nghe (sau cơm ăn áo mặc và học hành như bác Hồ đã nói) với giá siêu rẻ. 1 cái loa cắm usb mà cứ đi đầy chip "xác nhận" với "verify" thì sẽ bán giá bao nhiêu ? - Về mặt rân chơi audio : để đạt đến ngưỡng truyền k xác nhận mà vẫn chính xác đòi hỏi phải "chơi" cho ra, có cái để mà nghịch tiếp cho hoàn thiện. Các tín hiệu quan trọng khác đương nhiên là phải truyền có xác nhận rồi. Việc vận tốc ánh sáng là nhanh nhất - mang ý nghĩa tuyệt đối - đại diện cho nội dung thuyết tương đối của bác Einstein hiện nay còn nhiều tranh cãi với thực nghiệm hạt neutrino mới nhưng chưa được công nhận.
Các bác cho em hỏi, em dùng DAC thì thấy nó có đèn tín hiệu từ 44mhz đến 192mhz là cao nhất, em dùng phần mềm J.river hoặc Fb2000 thì thấy nhận được tín hiệu thấp nhất là 44mhz, nhưng khi dùng Itune của OX thì tín hiệu nhận được và báo 192mhz. Theo em hiểu tín hiệu nhận được càng cao tức là 192mhz là hay nhất? tại sao J-river là phần mềm hay mà chỉ nhận được có 44mhz? các bác chơi lâu rồi mày mò lâu rồi giúp em câu hỏi trên. Em xin cám ơn
Theo mình hiểu thì cái số khz nó đi đôi với số bit thì phải. VD 16bit/44.1khz, 24bit/96khz. Không biết dac của bạn hiển thị kiểu gì chứ card âm thanh của mình chỉ nghe đc tới 96khz thôi, mình mở bằng foobar2000 vẫn nghe đc bt, nhưng khi mở 192khz là nó báo lỗi, chứng tỏ foobar2000 vẫn xuất đc âm 192khz chỉ là do card âm thanh của mình ko đáp ứng đc mà thôi. Còn J river mình ko quen dùng nên ko test đc
Em spam tý. Vì đọc xong mục này em cũng "tẩu" Với em nghĩ. Số bít lớn hay nhỏ, nó cũng giống như "súng" mang trên người ngắn hay dài à Dĩ anh ngắn hơn, cũng làm tốt theo ý của ảnh . Kaka anh dài hơn thì tự tin và vi vu Về mặt toán học giải tích : Có thể nói tam giác là một vòng tròn (xấu). Vậy tứ giác là một vòng tròn dĩ nhiên dễ coi hơn vòng tròn (tam giác). Ta cứ thêm cạch nối ta được vòng tròn "mịn" hơn. Lục giác là vòng tròn đẹp hơn, bác giác thì vòng tròn đẹp hơn nữa. quỹ tích lên tới một số dzô cùng lớn thì nối các cạch này lại thành một vòng tròn cực đẹp khi đó các cạnh suy biến thành điểm Một con số 16bit có 2^16 giá trị, 18bit có 2^18. 32bit có 2^32 giá trị. Nhìn ngắn lại số 17bit có = 2 x 2^16 >> thấy rõ số 17bit có giá trị gấp đôi số 16bit. Khi tái tạo sóng SIN bằng cách nối đỉnh các điểm với con số 16 bit (số điểm nối), khoảng cách đỉnh này tới đỉnh kia là tần số lấy mẫu . Thì con số 16bit vẽ được một sóng SIN không thể mịn bằng con số 17bit. Ở đây người ta có thể "kháo" tao làm ra bộ DAC 17bit có độ phân giải cao gấp đôi. Quá đúng chứ gì nữa. Vậy 18,20,24bit thì hơn 16bit cỡ nào thì cứ tính lên... Nghe các bác nói đầu CD chỉ ra 16bit. Thì nguồn nó 16bit, các bác gắn phía sau 18,20,24 bit. Về mặt giao thức là bị sai, Nhưng các sai này, người ta giải quyết bằng cách thêm thắt như các Cao Thủ đã nói rồi (nội suy gì đó). Nhưng nó không "thật" Những nguồn số 20bit, 24bit.... thì cần DAC 20bit, 24bit đi theo. Chứ nguồn 24bit, mà DAC có 16bit, thì độ rộng dữ liệu bị thiếu rồi. Bằng giải pháp cắt bớt điểm nối (để tái tạo thì cũng ra sóng SIN thôi, nhưng đó là bị thắc cổ chai. Ra âm thanh thế nào, em chịu. Tiếp về tần số lấy mẫu, Dả dụ dễ tính (ví dụ để hình dung, chứ không là một khung dữ liệu âu đi dô nha). Nếu cần một số 32bit/96khz thì tôi có thể làm 16bit/192khz (đọc 2 lần, mỗi bước đọc bít có tần số đọc gấp đôi) tương đương chứ gì nữa, Nhưng giải pháp là phải xử lý ghép đôi. Chính chỗ này tạo độ trễ, Bị sai lệch về pha không ? Thì các bác kỳ cựu có thể biết, em thì kg biết lệch pha nó ảnh hưởng gì âm thanh, Chắc là có. Nên các nhà pha học họ tạo con số bít cao, để tạo "điểm nối tăng lên" thì tần số tương ứng sao cho đúng theo ý của họ. Trên chỉ là cách nghĩ của em về "Lượng" Còn về "Chất" thì em nghĩ các bác có thể................."bùa" :mrgreen: Vài suy nghĩ của em, có thể em nhận định sai, và cái sai của em từ trong trứng nước. Mong các bác giải tỏa giúp để em nghiệm lại. Đừng chém, tội nghiệp em
Mình thì so sánh số bit giống như pixel hình ảnh. Điểm ảnh càng nhiều thì hình ảnh càng mịn, nhưng nhiều đến 1 lúc nào đó (như hiện tại là độ phân giải màn hình điện thoại là fullhd) thì "khó" có thể phân biệt được sự khác nhau đó nữa. Vậy nên 18 bit, 24 bit hay 32 bit nếu tai ai có khả năng phân biệt đc rõ rệt độ chi tiết của âm thanh thì cứ thế mà nâng cấp thiết bị lên. Còn ko thì cứ chơi 18 bit hay 24 bit cho nó rẻ. Vì 2 loại này ra cũng khá lâu rồi, 32 bit mình chưa nghe thử bao giờ nhưng mình nghĩ tai mình ko phân biệt đc sự khác nhau giữa nó với 24 bit vì hiện tại 18 và 24 mình cũng đều chưa thấy được sự khác nhau khi nghe cùng 1 ampli, cùng 1 bài hát và cùng 1 cặp loa.
Theo e thì quan trọng nhất mình nghe hay hay ko, gu nhạc của mình nữa, 16 với 24 thì e thấy khác ko nhiều, nhiều khi chưa chắc hay hơn đối với 1 số dòng nhạc tuy nhiên 16 so với 32 thì khác nhiều lắm. Mấy cái cd sacd là 32 bit đấy. Tuy nhiên, sourse nhạc cũng tuỳ thể loại. Quan trọng nghe thử trải nghiệm, để phân biệt thì tốt nhất, còn nghe thường xuyên e nghĩ 16 cũng đủ rùi.