Mục đích đều cách ly cả thôi anh. SI hay ISO chỉ là cái tên do có nhiều nhà sản xuất bán dẫn khác nhau. Thường sài loại có tốc độ speed 150Mbps - 480Mbps càng cao càng tốt. Hiện tại đã có cả loại 600Mbps và hơn thế nữa.
Như vậy có 2 khái niệm mà hiện tượng vật lý của nó hoàn toàn khác nhau 1) độ trễ tín hiệu qua linh kiện (goi cách khác là thời gian đáp ứng )Ghi tại data của linh kiện(không biết cái này có gỏi là Jitter hay không ?) 2) Jitter , nó biểu thị độ trễ (nếu nhìn vào đồ thị thì chỗ này tác giả Giahuy nên gọi là độ lệch vì lúc lệch lên lúc lệch xuống) của tín hiệu số so với tín hiệu chuẩn được truyền đi , sự sai biệt về thời gian này sẽ gây ra các hiện tượng sai lệch về mặt thời gian trong analog , gây hiện tượng làm mất bit perfect ở những công đoạn không có thuật toán bảo toàn data ( Như khi xuất ra khỏi cổng USB , hay như thuật toán đổi từ digital sang analog chẳng hạn) từ đó gây méo tiếng nhiễu , mất tiếng ... Hình minh họa cho hiện tượng Jitter làm biến dạng sóng Hình cuối là khi ghi âm , mỗi ô vuông trên trục hoành là một xung lấy mẫu , hình trên cùng là lúc phát lại ,các ô vuông trên trục hoành bị thu hẹp hay mở rộng do hiện tượng Jitter (thơi gian lấy mẫu và khi tái tạo mẫu không giống nhau) Hình giữa là kết quả của sóng tạo ra bời quá trình Thu và phát , nếu không có hiện tượng Jitter thì đường màu xanh và màu đỏ trùng khít với nhau ( chất lượng âm thanh không thay đổi) trên thực tế do Jitter 2 đường này lệch nhau làm thay đổichất lượng âm thanh so với khi ghi Nhờ anh em giải thích thêm
Biến áp đang dùng bác mua ở đau vậy ạ. Em đang dùng cục 12v (180w), bo supperteddy quá nóng. Cám ơn bác nhiều
Co Chính điều anh đang nói lại càng làm nổi bật sự ưu việt của DSD với tần số SCLK tận 22Mhz, trong khi đó PCM max giờ 768Khz. Tần số lấy mẫu càng cao thì cái hình vuông bậc thang anh đang nói nó càng giảm. Và với tần số lấy mẫu của DSD như vậy thì các nấc thang gần như không nhìn thấy. Đo đó, nó tái tạo lại chính xác tín hiệu hình Sine ban đầu ở bản thu âm hơn. Ngoài ra, DSD bỏ qua được cả tầng Delta Sigma xử dụng các thuật toán cồng kềnh càng khiến DSD qua ít tầng hơn, tiếng càng ít số hóa càng tự nhiên hơn. Việc trễ tín hiệu ở đây là ví dụ phát video trên PC nhưng hình chạy trước tiếng chạy sau nhưng với mức max 900pS đó liệu có đáng ngại hay không ? Đáng ngại nhất chính là cùng lúc realtime 3 dây tín hiệu lệch pha, trễ ko đồng thời với nhau
Bàn luận sâu hơn mình cũng ko đủ kiến thức bởi mình ko phải là một chuyên gia và sinh ra cũng phải để đào tạo thành một chuyên gia trong lĩnh vực này. Mình chỉ đơn giản là học hỏi và làm theo những phân tích tốt đẹp của các Diyer và các nhà chuyên gia khác trên cộng đồng mạng. Mình chỉ có 1 nền tảng kiến thức nhỏ để mình tự logic suy luận để nhận biết xem điều đó tốt hay là xấu rồi chọn lọc sử dụng ứng dụng vào vấn đề của mình.
Bác @sweetlove6389 đang có những hiểu lầm rất cơ bản: 1. Jitter không có nghĩa là độ trễ vì nếu chỉ là độ trễ không đổi (latency) thì đã dễ dàng giải quyết rồi. Jitter là sự thay đổi về thời gian đến của tín hiệu một cách ngẫu nhiên với giá trị cao nhất là p-p. Do đó, sẽ là quá ngây ngô khi nghĩ là mấy tín hiệu DSD-R, DSD-L và DSD-CLK đêu sẽ đến cùng một lúc vì có cùng jitter p-p do con ISO gây nên. Do đó, cái gọi là ưu việt của DSD như bác nói ở đây cũng là sai toét. 2. Mấy cái hình bác và bác Ngoc2 dẫn ra đến hiểu lầm khái niệm, vì kiểu lấy mẫu trên là kiểu lấy mẫu của PCM (pulse code modulation), có chia nhỏ cường độ theo hình bậc thang để code Kiểu lấy mẫu của DSD là kiểu PDM (Pulse Density Modulation) như sau. Với kiểu lấy mẫu này, density (có thể hiểu nôm na là năng lượng của xung tại thời điểm đó) sẽ được tạo thành tín hiệu số, trái ngược với PCM là dùng cường độ của điện thế/dòng thu được để tạo thành tín hiệu số. Do đó, bất cứ jitter nào tạo nên độ trễ cũng gây ra sự sai lệch density.
Vâng. Em ko phải là chuyên gia và chỉ biết làm theo số đông và các hãng high end nên ko nói chuyện dài dòng về vấn đề ISO nữa. Luôn có sự đánh đổi giữa có cô lập cách ly hay là không thì em đã nói rồi. Sử dụng nó hay không sử dụng nó là tùy nhận thức và quan điểm của từng cá nhân. Còn nếu lo sợ như anh nói thì tốt nhất là không dùng bất kỳ thành phần linh kiện nào nữa cả vì qua bất kỳ kinh kiện nào đều tạo ra jitter. Vấn đề là cái jitter đó có chấp nhận được hay không, có ảnh hưởng lớn tới âm thanh hay không khi anh có/không dùng nó. Mình mới cách ly ở đây thôi chứ người ta đã đi xa lắm rồi. Thậm chí còn cách ly Music Sever link dữ liệu với NAS hoặc trung tâm lưu trữ dữ liệu chủ thông qua Fiber Cable/sóng Wifi nữa thay vì cable Ethernet... Vì họ nói đã liên quan đến điện thì đều có Jitter. Nếu em là chuyên gia em sẽ thay đổi toàn bộ cấu trúc của Signalyts luôn ấy chứ ngán gì ? Đơn giản là em đang làm theo những gì người khác đã cho sẵn: 1. Khuyến cáo của Amanero 2. Cấu trúc convert DSD sang Analog của Signalyts.
Vấn đề là đối với sự cách ly i2s này thiên hạ họ đã nghĩ ra cách giảm thiểu tác hại về jitter của nó từ cách đây 4 năm rồi, đó là dùng mạch reclocker tín hiệu sau khi đi qua con chip cách ly. Khi đó jitter sẽ được giảm xuống mức jitter của mạch reclocker. Khơi đầu là Berkeley Alpha USB, rồi gần đây đến mấy con rẻ rẻ cũng có. Các hãng high end họ đều làm thế chứ không chỉ lắp mỗi cái chip Isolation vào đâu ạ. Theo em khuyến cáo gì cũng chỉ nên tin có mức độ. Bọn Amanero nó làm cái mạch này đã 5-6 năm nay không hề thay đổi cấu trúc chính, chỉ đổi vài firmware để hỗ trợ nhận thêm native DSD. Công nghệ thì có sự tiến lên còn bọn nó thì dậm chân tại chỗ, vậy có nên tin nó quá không?
Tôi cũng nghĩ như bạn. Sai về thời gian thì thiết lập cho nó thời gian mới. Mạch này Sieuthiav bán từ thế kỷ trước để phục vụ nâng cấp CD. Vấn đề ớ đây có sai hay không sai. Nếu sai bạn chỉ rõ đây này data nó ghi thế này ...(tiếng anh) được hiểu là thế nay...để khẳng định, chỉ dẫn cụ thể cho thằng dốt như tôi sáng ra. Thanks . Ps viết rõ ra giúp chứ dạy mà như đánh đô ấy
ReClock, ReSample.... em hiểu nôm na là lấy lại mẫu và lấy lại đồng hồ dao động có phải không ? Amanero nếu sử dụng nó như Master thì chính nó đã Reclock sau PC rồi phải không ạ. Và nếu như cho AK4137 SRC + thêm 2 nhóc TXCO và thiết lập AK4137 ở Master thì nó có được gọi là ReClock không anh. Rồi sau ISO cách ly anh lại muốn Re-Clock tiếp...Tiếp tục tại chip DAC như ES9038 anh lại sài TCXO để Reclock tiếp cũng được thôi chẳng sao cả. Nhưng với mạch DSD của Signalyts nó không phải là Chip DAC, anh hãy cho em một ứng dụng hay sơ đồ cụ thể xem anh ReClock nó như thế nào để 3 dây dữ liệu nó trễ cùng nS và pS như anh nói. Rồi 3 dây dữ liệu tại đầu ra sau khi ReClock các đường mạch dài ngắn khác nhau anh làm gì để ReClock tiếp. Tại mỗi con 74AHCT595 lại ReClock tiếp hay như nào. Vì em cũng tay mơ không biết Reclock vào chân tín hiệu trên mạch DSD của Signalyts Ai cũng muốn xây dựng cho mình một ngôi nhà cao to, hoành tráng và vĩ đại nhưng phải hỏi lại thằng thiết kế móng nhà xem giờ tôi muốn xây thêm mấy tầng nữa có chịu nổi không.
Đây là lần thứ n bạn đưa ra tuyên bố kiểu này. Đây cũng là lần thứ n phải nhắc nhở thái độ và xóa bài của bạn, không chỉ ở topic này. Sẽ không có lần thứ n+1 BQT kiên nhẫn với bạn nữa. Bạn có thể tìm chỗ khác để chơi theo ý bạn.
Amanero nó đã là reclock rồi. AK4137 em chưa rõ cụ làm gì nên chưa xét. Vấn đề ở chỗ cụ nếu cụ gắn 1 chip cách ly vào giữa Amanero/Ak4137 với bo Signalyst thì cụ đánh mất đi hoàn toàn những lợi ích của các tầng reclock trước, OK? Từ 35-100ps Jitter cụ làm một phát lên 500-900 ps jitter, tăng từ 500%-900%. Nếu thế cụ cần gì Amanero đâu, cứ đi mua đại 1 bo USB rởm của Tàu cũng có thể đạt mức Jitter đó rồi. Do đó, trước khi vào tầng giải mã cuối cùng (ở đây là Signalyst), bắt buộc phải có 1 tầng reclock khác để giảm thiểu cái jitter do cái isolator gây ra. Mạch Signalsyt nó chính là chip DAC ở dạng nguyên thủy nhất, sau này DAC mới có thêm những thứ như mạch điều khiển tích hợp, volume control, reclocking circuit. Các cụ chơi mạch này chính là đang tự làm 1 cái DAC chip cho mình, cái khác biệt duy nhất là kích cỡ 50cm-50cm thay vì 3cmx3cm như chip DAC. Chuyện để 3 dây dữ liệu nó cùng trễ ns với ps thì là chuyện của layout chứ cần gì sơ đồ. Với lại đường mạch PCB tốt loại cho high speed chỉ có 10ps jitter p-p cho 10 inch tức là 30cm thôi nhé, nó không là gì so với cái jitter do cái con chip isolator gây ra đâu. Chuyện mỗi con 74AHCT595 có cần reclock không thì nếu muốn tìm kiếm sự hoàn hảo thì hoàn toàn có thể làm. Vấn đề là nếu layout đủ tốt, đường mạch ngắn thì jitter sau reclock đến con 74AHCT595 không đủ ảnh hưởng Mạch Reclock, cụ đi hỏi cụ gúc gồ đi sẽ rõ.
Badboy Bận quá, toàn ngồi đọc bài các bác viết: Theo tôi hiểu thì có vài bác đang nhầm lẫn giữa hai công nghệ PCM và DSD. Về căn bản DSD là công nghệ mới đang trên đường chuẩn hóa tương tự như PCM trước đây. Bản chất của PCM và DSD là công nghệ mã hóa và sử lý tín hiệu số theo "định luật Cunhetxop" chuyển tín hiệu từ miền tần số sang miền thời gian / TDM và PCM hoặc chuyển tín hiệu từ miền tần số sang phổ công suất CDMA (Audio chỉ là một trong các ứng dụng). DSD có nhiều ưu điểm hơn PCM nhưng nó cũng đầy rẫy nhược điểm. Các ứng dụng for audio cũng chung số phận. DSD ứng dụng cho audio có vẻ gần gũi với (analog) hơn PCM. Có thể một ngày nào đó DSD sẽ thắng vì một lẽ đơn giản (phần cứng của công nghệ DSD for audio đơn giản / hiệu quả hơn PCM) còn hy vọng DAC công nghệ DSD có "trust audio" hay không thì chưa chắc. Bác nào biết rõ về công nghệ gốc và lý thuyêt của PCM hoặc DSD viết bài (phiên nôm cho dễ hiểu thì sẽ gần với chân lý nhất). góp vui với các bác Gió to quá ... hic.. hic .. e ... té
Chạy ngon rồi anh, nhưng chưa đẹp lắm, hnao mang qua khò giúp em cho đẹp cái nhỉ . Màn chạy chưa anh?
Một ông bạn bên truyền dẫn tín hiệu tặng em 1 câu, vô tuyến k ăn được hữu tuyến, nên đã cách ly thì chấp nhận trễ hay jitter. Reclock sau cách ly là phải có! Ngay như OPT cứ gọi chung là cục biến áp cách ly, nhưng để truyền hết tín hiệu mà k thất thoát hay biến dạng thì không phải cục biến áp nào cũng được. Nó vẫn kêu nhưng hay lại là chuyện khác! 1 cái dây rca vật liệu khác nhau nó còn cho tiếng khác nhau nữa cơ mà!
Nghe mấy bác kia lên tới "Sao Kim, Sao Hỏa " rồi ... còn em cứ túc tắc làm rồi cũng đến đích Chờ ship linh kiện về, cặm cụi hàn ... mỗi ngày 1 ít...phê nhất là đám trở nhỏ nhỏ xanh xanh Và đã xong, đóng điện phát ăn ngay theo hướng dẫn của anh @hieuvu vụ jump cẩn thận là ok Em kiểm tra bo chính hoạt động ok, nối bo phụ vô test bo phụ cũng ok. Không ù xì nhiễu hay pop, click chi cả. Sau đó em gắn chồng tầng nhưng vẫn chưa nối chéo (các bác thấy trong hình chân FIR out em chưa hàn lại với nhau) vì muốn kiểm tra lại bo đơn nghe ntn và bo chồng tầng nghe ntn. ==> Quả thật khi em nối theo cách "nông dân" bằng kẹp cá sấu thì khi để bo đơn nghe tiếng mỏng , yếu; đến khi nối chéo FIR thì âm thanh khác hẳn: dày dặn , ấm áp và chi tiết . Nhận xét của em là bằng đôi tai của em (chứ không phải bằng mắt hay bằng tay) theo bộ của em chưa gắn buffer. Đó là ý kiến của riêng em còn ai cảm thấy sao thì tùy ý kiến riêng mỗi người em không tranh cãi. Xin cảm ơn bác @hieuvu và các bác khác đã đóng góp kinh nghiệm cho diễn đàn để em chọn lọc và lắp ráp con DAC vừa ý !
Cuối tuần rảnh rỗi loay hoay vụ phần mềm nghe nhạc free cho Dsc1. Em đã thử cài Daphile nhưng không hay. Chắc do con PC cấu hình cùi quá Core2 2.5hz 32 bít. Em đành chuyển về Win. Sau khi đọc trên mạng thấy nhiều bác ca ngợi Win 10 cho âm thanh hay nhất. Với máy của em cài nên em quyết định cài bản Win 10 lite cho nhẹ, còn tài nguyên để Upsampling Dsd. Em tải bản: https://lehait.net/ghost-win-10-1803-lehait Tinh chỉnh Win theo hướng dẫn: Cài Foobar theo hướng dẫn: http://www.audiodesignguide.com/DSC1/ Sau khi cài xong: Em cảm giác như thay Dac mới, âm thanh rất hay, chi tiết, độ động tốt, dải cao ko bị gắt. Tiếng vững cảm giác không gian tốt hơn hẳn. Trước em cài Foobar trên laptop win 7 core i5 cũng không cho âm thanh hay như vậy.
Về HĐH trước đây em đã thử trên cùng một máy tính cài win, daphile, audiophile linux, Mac và nhận thấy âm thanh hay dần theo thứ tự trên và hiện tại dang dùng MAC.