Em nghĩ cài thông thường và cài có tinh chỉnh để tối ưu cho Audio khác nhau nhiều đó bác. Đây em up lên để anh em có PC cấu hình yếu có thể dùng.
Density có nghĩa là mật độ xung, bác diễn giải năng lượng xung em hiểu nhầm thành biên độ xung ... lại trở về PCM.
Lúc viết cái đấy (pulse density) thật sự em cũng không biết diễn giải nó ra tiếng Việt thế nào cho ổn, vì lúc em học khái niệm này hoàn toàn phải dùng ngoại ngữ. Vì vậy mới đành viết là "hiểu nôm na như mức năng lượng" dù biết là không phải vậy. Rất cám ơn bác đã góp ý
Gửi bạn trung224, Bàn về 2 khái niệm Jitter và trễ tín hiệu Tôi có viết và dẫn bài viết: Tôi muốn hỏi bạn : 1). Quá trình đọc > truyền dẫn > giải mã File PCM của pc, usb...DAC có xảy ra hiện tượng jiter không. 2). Các biểu đồ trên để mô tả khái niệm jiter có gì sai không. 3) bản chất hiện tượng jiter đối với định dạng DSD và pcm có tương tự nhau không (tất nhiên hình ảnh moi tả hiện tượng jiter đối với định dạng DSD sẽ khác biểu đồ được chích dẫn ơ trên). Nói một cách khác các biểu đồ trên đã mô tả đúng hiện tượng jiter chưa. Thanks Ps Tôi không muốn có câu hỏi này nhưng vì đây là trich dẫn mô tả hiện tượng jiter của tác giả khác nên muốn bạn làm rõ
Badboy Chắc các bác khác cũng bận: Tớ góp vui chút: 1. Công nghệ PCM hay DSD đều là công nghệ số; người ta tạo ra các bít (0/1) để mô tả biến thiên Analog hoặc mã hóa / giải mã thông tin. Jiter ảnh hưởng tới việc truyền và nhận các bít (cứ công nghệ nào dùng mã hóa nhị phân, cần lưu trữ, truyền đi là nó xuất hiện) nói vui là Jiter giống như cái bóng của bác Ngoc2 vậy; 2. Bác hỏi biểu đồ cụ thể thì có thể giải nghĩa (chung chung thôi). Biểu đồ mô tả DSD mã hóa sóng hình "sin" ví dụ nhiều bít "1" là pha dương; nhiều bít "0" là pha âm. Nó có 02 bít "0" để báo là hết đỉnh parabol của phần dương. các bit "1" liên tiếp và xen kẽ bit"0" để mô tả chiều dương của hình Sin đang giảm về giá tri = 0 hoặc đang tăng đần lên ... đỉnh...??? pha âm ta sẽ hiểu là biểu đồ mô tả ngược lại với các bit "0"; nói nôm: mô tả sóng sin theo phổ công suất (cáng nhiều bit "1" càng tốn công suất hoặc ngược lại (tùy theo mặc định là bit "0" hoặc bit"1" của nhà sản xuất); 3. Biểu đồ bác hỏi (như đã trình bày) không mô tả hiện tượng jiter. Tiếp theo jiter là cái bóng của việc truyền đi hoặc sử lí các bít nhị phân (0/1). Chỉ có thể giảm jiter.... không thể làm nó biến mất (DSD hay PCM hoặc cái gì đo trong tương lai có mã hóa, truyền dẫn, sử lý các bít nhị phân là ta sẽ thấy "bóng ma ... có tên jiter". Cải tiến vật liệu dẫn điện (siêu dẫn) cải tiến linh kiện chủ động (trazito lượng tử... hoặc sinh học gì đó) sẽ ít bị ma jiter ám ảnh... nhưng chắc chắn sẽ xuất hiện ra loại ma ... có tên goi khác... Chúc các bác tranh luận vui vẻ Gió to quá .... e... té hic.. hic
Cám ơn bạn đã trả lời về câu trả lời của bạn mình hiểu thế này: 1) Tín hiệu số công nghệ pcm và DSD đều có bóng và được gọi là jiter. Cái bóng của Tôi và cái bóng của bạn hay bất kỳ ai cũng được bạn gọi là "jiter". 2) Biểu đồ tôi dẫn chiếu có thể giải nghĩa chung chung hiện tượng jiter (cu thể là jiter định dạng pcm vì biểu đồ biểu diễn mã hoá định dạng pcm. Nếu bạn có biểu đồ nào ít chung chung hơn thì cho xem giúp). 3) Mình hỏi về hiện tượng vậy lý jiter; Không hỏi Biểu đồ mô tả mã hóa DSD và cũng không hỏi phương pháp làm giảm jiter nên đoạn dưới đây không có gì liên quan đến câu hỏi : "Biểu đồ mô tả DSD mã hóa sóng hình "sin" ví dụ nhiều bít "1" là pha dương; nhiều bít "0" là pha âm. Nó có 02 bít "0" để báo là hết đỉnh parabol của phần dương. các bit "1" liên tiếp và xen kẽ bit"0" để mô tả chiều dương của hình Sin đang giảm về giá tri = 0 hoặc đang tăng đần lên ... đỉnh...??? pha âm ta sẽ hiểu là biểu đồ mô tả ngược lại với các bit "0"; nói nôm: mô tả sóng sin theo phổ công suất (cáng nhiều bit "1" càng tốn công suất hoặc ngược lại (tùy theo mặc định là bit "0" hoặc bit"1" của nhà sản xuất)...Tiếp theo jiter là cái bóng của việc truyền đi hoặc sử lí các bít nhị phân (0/1). Chỉ có thể giảm jiter.... không thể làm nó biến mất (DSD hay PCM hoặc cái gì đo trong tương lai có mã hóa, truyền dẫn, sử lý các bít nhị phân là ta sẽ thấy "bóng ma ... có tên jiter". Cải tiến vật liệu dẫn điện (siêu dẫn) cải tiến linh kiện chủ động (trazito lượng tử... hoặc sinh học gì đó) sẽ ít bị ma jiter ám ảnh... nhưng chắc chắn sẽ xuất hiện ra loại ma ... có tên goi khác..." 3) chỗ này của bạn sai vì "ma" theo tất cả các "câu chuyện" đều không có bóng (không kể các loại ma nghĩa bóng khác nếu được nghĩ đến trong những đoạn ...của bạn) >Hình anh jiter bạn chọn giống cái bóng ma để giải nghĩa hiện tượng jiter còn không sát nghĩa bằng biểu đồ minh đã dẫn chiếu Cũng phải nói thêm là nếu nhận được câu trả lời theo kiểu yes - no thì có lẽ đỡ phải dài dòng thế này. Thanks.
Offline làm vài chai đi...Chém gió phèo phèo chứ jitter mà nhằm cái gì... Có đôi lúc nói dễ diễn tả hơn viết Cheer !
Lô biến áp lundahl 7401 và 1540 vừa rồi về vn có bác nào gắn vô nghe chưa ạ ? có thể cho em xin tí review được k ạ .
mình đã làm và đang nghe rất tốt,bác có thể vào đây tham khảo xem mình có thể giúp được gì không? https://vnav.vn/threads/pc-music.45918/
Cám ơn bác trước, bác làm từng mạch ổn áp 12v, 5v, 3,3v cho pc phải không ạ. Nếu được, bác cho em xin sơ đồ mạch và list linh kiện được k ạ. Bác cho em xin thêm ảnh bộ nguồn để dể hình dung với ạ.
Mạch ổn áp đơn giản và gọn nhẹ bước đầu bạn có thể vào đây(http://hshop.vn/collections/nguon-giam-ap-tang-ap-sac-pin)mua mạch này(http://hshop.vn/products/mach-giamop-dc-4-5-30v-12a)mạch này chạy ổn định và ít nóng,nếu cần dòng lớn hơn bạn có thể chồng tầng lên.xử dụng mach này có hai cái lợi rất lớn thứ nhất là rất gọn,bạn chỉ cần 1 biến áp đầu ra khoảng 10V ->12V là đủ thứ hai là mạch ít nóng
Diode nắn mình thường dùng 3 con Chotky diode cho một mạch nắn,mấy con này seach trong ebay (schotky diode 6045) có rất nhiều (https://www.ebay.com/sch/i.html?_from=R40&_trksid=m570.l1313&_nkw=schotky+diode+6045&_sacat=0)mấy con này dòng 60A,mình xử dụng 4 nửa con thành cầu diode 30A.
https://forums.voz.vn/showthread.php?t=4620149 Có bác nào nghiên cứu dùng case này không? Em thấy nguồn cấp là nguồn đơn 12V nên có đất để làm nguồn linenear cho nó dễ dàng
Mạch đó chỉ là giảm ap(regulators)thôi bác mình post mạch này vì nó thiết kế rất tốt ,hiệu quả và không nóng,tuy nhiên mình không xài mạch này,mình chỉ xử dụng nó trong lúc mày mò thiết kế thôi.Còn thiết kế và bộ nguồn thật của mình mình sẽ đưa lên sau,nếu có các cao thủ trợ giúp hoàn thiện thì tốt biết bao.
mình nghĩ là mạch này rất tốt,tuy nhiên nếu đầu tư lâu dài mình nghĩ phải đầu tư mấy con fanless,chọn main tốt,CPU tốc độ cao và TDP thấp(https://www.quietpc.com/sys-ultranuc-pro-7-fanless)và làm bộ nguồn chất lượng nữa là hết ý.Mình lỡ xài soundcard nên phải làm nguồn khủng.
lý thuyết thì thế nhưng thực tế trên hệ thống của mình cùng mainboard luôn mình thấy giữa 2 CPU G2030 và I7-3770S chênh nhau rất xa bác ạ nếu không có I7 thì bác nghe G2030 cũng đã rất hay nhưng khi bác đã gắn I7 vào thì chẳng bao giờ bác có thể nghe được G2030 nữa.
không phải đâu bác nó xài con ổn áp mình quên tên mất rồi,con này giảm áp tuyệt vời luôn,mình giảm từ 19V xuống 3,3V mà không hề nóng trong khi mấy con LT1084 mình xài chỉ giảm vài volt là nóng khiếp rồi nếu giảm cỡ 10V xuống 3,3V thỉ phải xài tản nhiệt khủng,mình không xài nó vì mình không thích linh kiện trong mạch của họ bán,còn mode lại thì mình không làm được vì nó có 5 chân mà chân lại nhỏ nên tay nghề hàn của mình không làm được,bác nào có nghề thiết kế lại mạch này cho anh em xài thì tốt quá.