- Em đang dùng nguồn shunt cho mạch lọc FIR. Bản của ông Erno Borbely. - Salas phiên bản cũ dở ẹt, vì qua con trở trị số lớn 15-30ohm, dòng vài trăm ma, nên quá nóng. Phiên bản Reflextor D có cải tiến, nhưng lại bắt chướt CCS, 1 phần mạch shunt của "guru" người Nauy Erno Bornely. Anh chàng salas này em đọc nhiều trang web trong đó có diy.com chỉ thấy khá về analog, phần digital mờ nhạt. - các tay khoai tây khá thật, chia sẻ đầy đủ, giải đáp rõ ràng, lòng không tư lợi. Nhưng họ lại không thích mấy thằng cha kinh doanh, nên khi share họ ghi thẳng for non-commercial apply. - một khi sử dụng kết quả nghiên cứu, chia sẻ của họ, rồi biến hóa ra sao đó, quẳng vô cái hộp, gọi là thành quả của mình, đem đi kinh doanh, không biết nên gọi kiểu đó là gì.
bác DJVDK coi tiếp luôn đi, tầng buffer loại gì. - em đang sử dụng vài 3 loại để so sánh: mạch discrete opamp, mạch dùng bóng bút chì, mạch jfet theo kiểu SRPP.
Dac này chỉ cần có 2 nguồn: 1 cho Amanero + isolaror (nếu cần) + muting: series hoặc shunt 1 cho mạch FIR: shunt dập nhiễu tốt nhất, trở kháng nhỏ nhất, dãi tần rộng.
@kkalord: bóng bút chì, cao áp 100vdc, nguổn ổn áp Kubota. - đốt tim: 6,3vdc, nguồn multi capacitor. nhưng mà nóng quá. do chỉ lảm 1 bo nên phải ủi và khoan lỗ. Nếu nhiều hơn, phải nhờ Thaibao23 convert file đem đi đặt gia công. Anh chàng này học và áp dụng phần mềm quá suya. nhưng mà dạo này tiếp khách dữ quá nên bụng to hơn đầu rồi.
Em đề nghị thế này bác @ hieuvu và các bác xem có được không: - bác hieuvu đặt gia công mạch in 20pcs và đóng sổ đăng ký với 15-16, chi phí gia công anh em cùng share nhau - lên list và bom linh liện, đặt chung loại tốt nhất có thể - phần i/v thì tuỳ sở thích - đa số các bác đã đăng ký cũng tương đối thạo mấy món lắp ráp, hàn xì - đặt thời hạn hoàn thành và phát ra tiếng - các mục đích thương mại vui lòng không tham gia - các bác “hóng” với lại chờ sản phẩm hoàn thiện cũng vui lòng xếp sang hàng khác nếu không tự hoặc có người hoàn thiện hộ -mỗi bác đăng ký cốp tiền cọc... ví dụ 500-1000k gì đó. Hay cùng hưởng, hỏng cùng chịu. [emoji4]
Bác Hiếu vũ cho em hỏi là cái này so với bo DSP1 gốc là cải tiến cái gì không ạ. Em nhìn thấy tầng lọc và buffer thay bằng biến áp. Vậy phía trước nó thay cái gì mà có thể hết nhiễu. Sau biến áp có cần buffer nữa không ạ? Em chỉ hóng thôi nhưng cứ muốn tìm hiểu chi tiết. Hôm trước em hỏi bên thớt bác Gia Huy bị ném đá nên em chạy sang đây ạ
Nhất trí với bác @Scorpio . Trước mắt là đặt mạch, CÒn LKiện thì lên list xong ai mua chung hay không thì tính sau Em đăng kí 1 bộ mạch nhé
Anh @hieuvu cho em xin file sơ đồ và file in mạch làm nguồn shunt này nhé, anh nói "cần có 2 nguồn" cho DAC này. Vậy theo như hình thì 1 bo nguồn này là đủ cho 2 nguồn hay phải làm 2 bo mach như này anh nhỉ ?
- bạn em đang giúp chuyển thành bo 2 mặt, phủ mass trên dưới ken dày. - bo sẽ đặt tốt nhất có thể, nhưng mà các bác tính đặt luôn 20 bo sao? không cần vài ba bác làm trước coi có góp ý gì thêm ? - như vậy con dac này ngoài tầng buffer gồm 4 bo (không tính Amanero): * bo DSc1 v2.5 (kích thước 9x20cm), * bo isolator ( kích thước 3x9cm), đặt chồng lên bo dsc, để đặc trị cho con Amanero nào mức logic xuất ra thấp quá-> option. * bo biến áp + muting relay: các bác tự gia công phù hợp với biến áp mình có * bo ổn áp shunt 2x5v: 7x10 cm -> option
@lehuy173 Phiên bản v2.5 có những ưu điểm so với nguyên bản: - dùng con 74HC86 tách tín hiệu DSD thành balance( chính ra là đảo và không đảo để cho 2 ngõ +-) đến mạch FIR 32bit cho từng ngõ. Hiệu quả lọc tốt hơn nhiều, đồng thời biên độ tín hiệu analog sau mạch lọc cũng cao ( theo lý thuyết lớn gấp đôi)-> tăng tỷ số S/N. - thêm tầng sửa dạng xung clock cho 2 kênh LR: 74HC04. giảm nhiều nhiễu corellation. - mạch muting dùng chỉ dùng 1 con 74HC02L thời gian đáp ứng nhanh hơn. - không dùng opamp hoặc mạch CEN, SEN để phối hợp trở kháng mà dùng biến áp để phối hợp trở kháng + thêm tụ p để cắt nhiễu dãi cao còn sót lại sau mạch fir -> bớt đi 1 tầng ảnh hưởng đến âm chất, đồng thời dễ dàng điều chỉnh dãi thông cao.
@hoangvu: dac này cần 2 nguồn(nói theo nghĩa rộng): 1 cho phần convert DSD ra analog, 1 cho phần buffer. Bo Shunt theo ảnh là cho phần convert gồm 2x5v. Thực ra là 5v và 5,5v. 5,5v cấp cho các con họ 74 để tăng thêm tốc độ.
Các bác máu quá. Em chưa thấy cái dự án nào in pcb 1 phát ăn ngay. Bo đời đầu thường bị lỗi đâu đó hoặc thiết kế chưa hợp lý phải điều chỉnh. Dưng mà 20 bác làm chuột bạch thì tốt hơn 5 bác
Mình cũng xếp hàng vào danh sách nhé 1. @Haolq 2. @Acuti 3. @mylove299 4. @lmcuong4u 5. @cuongnt72 6. @cutom 7. @DJVDK 8. @BachDuong 9. @Scorpio 10. @hoangvu 11. @Elegant 12. @Pointed 13. @goldenriver99 14. @xbackarowana 15. @Syncbr 16. @triton 17. @uydo
@hoangvu trong khi chờ bo, đọc thêm cho vui audiodiyers.hu/download/file.php?id=4302&sid www.waltjung.org/PDFs/UnivReg_122714.pdf
Em đã có pre đèn rồi vì em chơi monoblock thì đâu cần mạch buffer I.V nữa đúng không bác @hieuvu nhỉ. Với lại bộ nguồn mình có thể lên layout thành 1 khối với đủ luôn các điện áp ngõ ra luôn cho gọn được không nhỉ.
Buffer mỗi người thích một kiều nên thường các dự án DIY sẽ tách bo buffer và nguồn cho buffer riêng các bác ạ. Mà theo bác Hiếu vũ giải thích thì em hiểu là cái biến áp làm nhiệm vụ phối hợp trở kháng rồi. Bác nào không thích dùng biến áp thì mới làm mạch lọc LPF + buffer riêng.
Xin phép chủ topic em edit danh sách cho đúng form ban đầu, em thấy có hai cụ ở trên muốn đăng kí tham gia món này nhưng không thấy trong danh sách (nvkhoahcm và kkalord). Em kéo vào cho đủ tay và đông vui ạ: 1. @Haolq 2. @Acuti 3. @mylove299 4. @lmcuong4u 5. @cuongnt72 6. @cutom 7. @DJVDK 8. @BachDuong 9. @Scorpio 10. @hoangvu 11. @Elegant 12. @Pointed 13. @goldenriver99 14. @xbackarowana 15. @Syncbr 16. @triton 17. @uydo 18. @truongchithanh 19. @Nambill 20. @nvkhoahcm 21. @kkalord