Vậy sửa giúp em đi. Không nói thì có lẽ em cứ nghĩ mình là đúng. Kaka Toàn định luật Ohm là cái đơn giản nhất rồi mà sai nữa thì xấu hổ quá
Mấy con số …AHCT… đó hình như ngõ vào mức TTL, ngõ ra ở mức MOS hay ngược lại gì đó em không nhớ rõ lắm. 5V là nguồn cấp. Em cũng chưa hiểu lắm về cách tính Iout của cụ ngọt ngào ạ ?
không bàn biết làm gì cho hay đây? Bạn đo nốt Rdc của 600 : 600; H (sơ thứ) 600:600 và 10K:10K cho lên đây thì tốt quá!!!
em không có đồng hồ đo henry Bác ơi. Thấy bảo đo qua ocsillope thì sóng sin OPT edcore còn méo hơn OPT taobao đó. Em nghe bằng tai thấy cái nào hợp tai thì nghe lâu hơn. Nhiều option thì có cái cắm rút cho vui. Sau này em còn ghép thêm tầng buffer thì kiểu gì cũng khác nhiều so với direct qua OPT rồi
Các cụ cứ mạnh dạn bóng bàn. Em không ngại dấu dốt đâu. Biết sai mà sửa và tiếp nhận để hoàn thiện mình mới là cái tốt. Em cũng đang làm dự án này mà. Nên cũng phải cân nhắc tính toán chút, chỉ hãi nhất cắm/nhổ hàn 128 con trở mà chưa ưng ý đúng thông số mình cần. Rồi sắm nhiều bộ trở khác nhau để thử nghiệm cho đạt được thông số mình cần thì phát sinh chi phí cũng quá chết. Nên không cần chuyên sâu chỉ đủ hiểu để lựa lựa tính cho mình. Ít ra cũng phải tính toán một chút để có tiền đề. Sau này thực nghiệm sai đâu mình dò lại cũng dễ sửa hơn
Vout của 595 max bằng VCC nuôi nó nó mà anh. Nó gần như PWM cứ On/Off 010101 <=> 05050505V ở đầu ra. Công thức tính em cũng lấy lại từ các diễn đàn diyaudio khác nhau trên mạng đều cùng chung dự án này. Em thấy nó cần thiết thì note nó lại vào điện thoại. Em thấy họ đề nghị Vout sau biến áp = 1/2Vcc, tức 2.5V là Best. Hoặc từ 2V - 2.5VAC. Mà biến áp tỉ lệ 1:1 thì Vin của biến áp cũng khoảng khoảng này.
Tôi nghi ngờ về Thoòng số 10k:10k của biến áp Edcor (cái lõi silic bé tí vậy Rdc có khoảng 140 ohm). B Acuti đánh giá 600:600 có Vrms lớn hơn Vrms của 10k;10m; bạn đo hộ Rdc của 600:600 xem Rdc nào cho Vrms lớn. Thanks
Chuẩn rồi anh. Tiếp tục đo tiếp trên OPT 600R:600R cả Rdc lẫn Vin/Vout của OPT xem sao. Hy vọng mình sẽ tìm được một logic hay quy luật nào đó để kiểm nghiệm lại công thức/lý thuyết...etc Phải làm cho thông cho tỏ nó mới khoái
Thật ra tính tổng trở của mạch này cũng đơn giản các bác lấy giá trị R chia cho số tap lọc (số điện trở) nếu mạch balance thì chia tiếp cho 2 khi đó mới chọn z của mba để phối hợp trở kháng. Còn nếu các bác clone theo người khác thì cứ làm đúng theo thiết kế.
Lý thuyết nông nông vừa thôi chứ sâu quá khó hiểu lắm, ai cũng cho mình đúng rồi nhiều khi người viết dùng từ không hợp lý rồi người đọc lại tiếp nhận ở ngữ cảnh tiêu cực thì dễ nảy sinh tranh cãi lắm. Lý thuyết đúng hay sai thì mấy anh em ta đang làm sáng tỏ nãy giờ đây. Tìm quy luật biến đổi I out của FIR tác động lên Rdc của OPT để tính VAC đầu vào và đầu ra cho OPT. Lý thuyết để làm tiền đề, hậu lý thuyết là thực hành để soi lý thuyết ban đầu của mình. Nếu nó đúng và khớp với lý thuyết ban đầu của mình thì quá tốt. Nếu không khớp và phù hợp thì phải truy nguyên tìm ra vấn đề bằng được. Nếu không bản thân em cũng rất ray rứt bồn chồn chưa nghiệm ra. Và chắc hẳn em sẽ lục tung Wiki và các thư viện để làm sáng tỏ. Nếu không chắc khó ngủ. Nên anh em chơi bời chơi nhóm là để chia sẻ và trải nghiệm để cùng nhau hoàn thành dự án tốt nhất mới vui. Chứ nói thật ở trên vnav nhìn user name của các bác em chẳng biết ai với ai cả. Nhưng em vẫn mạnh dạn nói và nói cũng có đủ dẫn chứng từ các diễn đàn khác hay cha đẻ của dự án. Chứ em không thích kiểu nói "sai bét", "chú tính thế nào mà ra 500R". Em rất cần các anh chỉ ra cho em thấy cái sai chi tiết hơn thay vì lời góp ý ngắn gọn, chơi vơi như thế.
A Cụ thể chi tiết hơn anh tính giúp em mạch DSC bản Diff sài R FIR bằng 8K xem trở kháng đầu ra của tầng FIR là bao nhiêu với.
Cũng của Edcor ah anh. Anh đang lắp R FIR bằng 7K5. Em tính thử Vin và Vout khi anh thay cục 600:600 này nhé (toàn bộ các vị trí khác giữ nguyên như bài kiểm tra 1 nhé anh).
Theo công thức cũ: Em tính Vin cho OPT là (10.66mA/1000) x (48R + 46R) = ~1VAC ở đầu Vin OPT. Tỉ lệ 1:1 nên Vout cũng khoảng khoảng 1V +-0.2V gì đó do Rdc đầu ra của OPT cao hơn chút, rồi loss rơi áp trên lõi... Anh đo thử Vout của OPT khi phát lại 1Khz sóng Sin ban đầu giúp em với nhé.
Ban đầu cũng có một người khác cũng chia tổng số trở nhưng cha đẻ của nó đã nắn lại "Souce = half of the total resistance" Ông ấy đang nói là tới mạch gốc ban đầu của ông ấy (không phải bản Diff). Nên ông ấy đã lấy ví dụ là 15K/16 và 8K/16 thay vì 15K/32 và 8K/32 như người hỏi. Lý do về việc ông ấy đã giảm 15K ở mạch ban đầu xuống 8K là ông ấy muốn tạo 1 nửa của điểm 0 và 1 điểm khi Latches được mở. Đối với mạch Diff là mạch cầu push pull em nghĩ là sau khi chia cho 16 của DSC đầu thì phải x2 lên trên bản Diff đúng không anh.
Oái. Sao vẫn tương đương như 10K:10K vậy trời. Vậy đồng nghĩa là I to V vẫn là I to V. Vậy để tăng giảm Vout đầu ra chỉ có thể tăng giảm R FIR. Và cần một cái biến áp được thiết kế tối ưu hóa cho trở kháng đầu vào là 600R và đầu ra là 10K...sẽ tốt hơn cho Bandwith băng thông, tốt cho biến dạng và Response Frequently phản hồi tần số hơn thay vì trở kháng Rdc của nó.
Có một Logic là 10.66mA = 1.66VAC Tỉ lệ convert 1:1 từ I/V = 10.66/1.66 Như vậy cứ đặt công thức nhân chéo để tìm giá trị R FIR mình cần thôi. Ví dụ em cần đầu ra sau OPT = 2VAC RSM. Ta có: 10.66mA/1.66VAC = X/2VAC => X = (2 x 10.66)/ 1.66 = 12.84mA => R Source = 512.84/1000) = 389R. => R FIR = 389R x 16 = 6224R. Tức ~6K2. Vậy nên em sẽ chơi 5k11 - 5K62 để chơi thẳng không cần Pre nữa. Em sẽ Order R FIR theo khoảng giá trị này đo đạc rồi báo cáo kết quả sau
Hi các bác Nghe con dac mấy tháng nay mà em vẫn chưa đóng hộp, vì còn tính chế biến thêm một chút để coi có cải thiện gì hơn nữa không? Chất lượng âm thanh thì tạm thời em cho là tùy thuộc Độ phân giải (định dạng file nhạc, phần mềm play...) và độ chi tiết là khả năng trích xuất, tái tạo âm thanh từ dòng tín hiệu số của mạch dac. Độ phân giải thì ta hầu như không can thiệp được. Còn độ chi tiết tái tạo, để nâng cao tối đa, thì ngoài con chip dac, pcb ra, các diyer thường trang bị bộ nguồn ổn áp tốt, clock chính xác cao, linh kiện chọn lọc... Đó là về linh kiện, còn về kết cấu mạch điện, ta có thể dùng kỹ thuật Double hay Dual Differential dac. Kỹ thuật này hầu như các hãng danh tiếng đều đã áp dụng ngay từ định dạng PCM xa xưa cho đến DSD ngày nay. Thay vì chỉ có 2 đường +- cho 1 kênh, bây giờ là 4 đường +- cho 1 kênh. Ví dụ như con PCM1794 là chip dac stereo, cho ra 2 kênh balance+-, nhưng với đồ trung cao thì dùng 2 con, mỗi kênh 4 đường +-. Kỹ thuật này cho phép nâng cao tỷ số S/N, dãi động, tỷ số ức chế nhiễu nguồn nuôi, giảm độ méo. Do vậy em đang tiến hành làm kết cấu mạch Double differential analog Fir filter. Nhiều phân tích cho thấy dùng kỹ thuật tap64 differential Fir không bằng 32tap double differential Fir, dù số linh kiện là same same. Để chủ nhật hoặc qua tuần có dịp qua Mid-end cafe em sẽ mang theo giới thiệu.