Mình cũng chém lung tung chứ nguồn vẫn để +- 12V từ đầu đến giờ, có khi nâng điện áp nguồn lên +- 15V cũng bị bể tiếng không chừng :lol:
Vấn đề cụ đã thay OPA2134 mà vẫn bị thì không phải do diot trong mấy con OPAMP cắt cái đỉnh rồi. Nguyên nhân theo em là có thể do nguồn cấp, cụ đo xem mass đã thông từ bo nguồn sang ổ cắm tín hiệu vào và ra chưa. Tiếp theo cụ nhổ cái relay ra cho em. (Em thì hơi nghi chỗ này) Nếu OK từ bước trên cụ lấy tín hiệu ra ngay tại chân giữa cái volume đi ra pao luôn khỏi qua con OPAMP thứ 2 nếu kêu ổn thì qua kiểm tra phần mạch con OPAMP thứ 2. .....
Nói riêng về con này thì các bác đã dùng nó nhiều rồi xem hộ em cái nó viết ở trong khung màu đỏ có nghĩa là gì ạ? Em tìm được cái link nói khá chi tiết về case này, mời các bác chém tiếp ạ https://www.edn.com/design/analog/4...your-op-amp-s-input-common-mode-range--item-2
bác không cần phải táng 1K đầu vào làm gì cho mệt Cách rất đơn giản để giảm gain cho tầng vào mà không ảnh hưởng chất lượng âm thanh. Cách thứ 1: Gain= 1. , bác bỏ hết mấy con trở 3.3k đi. (Trở R12, R 7, R27, R 30 ) nối tắt trên con trở 3.3K = dây đồng, 1. từ chân số 2 sang chân số 1 ( Nối tắt trở R12 + Bỏ trở R17) 2. Từ chân số 6 sang chân số 7 ( Nối tắt trở R27, Bỏ trở R 30) Cách thứ 2: bỏ 2 con trở 3.3k đi ( nhấc chân khỏi GND - 2 con trở R 17 và R30 ) thử và cảm nhận ! thanks
Đó là điện áp chênh giữa 2 chân vào + và - tối đa khi có ứng dụng khác của OPAMP. Chứ khi OPAMP đã có hồi tiếp ở 2 dạng khuyếch đại cơ sở đảo và không đảo nó "Tự điều chỉnh" để 2 chân vào (Là 2 cổng của vi sai của nó) có điện áp sấp sĩ bằng nhau. Cái đó cũng là nguyên tắc của bất kỳ mạch khuyếch đại thuật toán nào. Tầng đầu của mạch này gain là 2 lần khuyếch đại không đảo, các cụ có đưa 4 vôn tín hiệu đỉnh vào nó cũng không méo tí nào đâu. (Tín hiệu ra của CD tiêu biểu là 2Vrms tương đương 2.8V đỉnh). Em đã đo bằng ốc sì lô rồi, mai em sẽ đo lại để các cụ coi. Chắc chắn méo và vỡ tiếng không phải vì gain tầng đầu lớn đâu. Có chăng thì các cụ dùng 1 số loại OPAMP có tầng vi sai là BJT mà dòng input cần hơi lớn nên do ko có tụ hồi tiếp âm nối tiếp với trở hồi tiếp âm nên tiếng sẽ bị vỡ.
Bác xài chữ sư phọ em ngại chít - chả wa xài thử mấy con opamp hịn có vi sai fet nó thiếu bass thôi :mrgreen:
Vì không chắc Opam của bác có OK không nên bác nên kiểm tra lại từng tầng 1. theo em bác đang nhầm lẫn linh kiện đâu đó. 1. Kiểm tra tầng đầu bằng cách không gắn Opam tần sau, nếu tầng đầu không bể là nó OK. 2. Nếu gắn tầng sau vào mà bể, mà Bác chắc chắn Opam không chết thì bác làm thế này thử nhé. - cắt bỏ phần DC sevo ( nhanh nhất bác chỉ cần cắt bỏ con trở 1M và con 100k ) đo thử DC out xem cỡ nhiêu , nếu không quá lớn thì cắm vào oánh thử xem có bể không. mạch này hết sức cơ bản nếu các bác chịu xem tài liệu nó không có gì gọi là design hãng này hãng nọ cả. nguyên nhân gây bể tiếng của bác theo em rất có thể do DC sẻvo gây ra, nó luôn là con dao 2 lưỡi. Khi layout Opam thường phần này nên để option khi cần thì gắn jum không cần thì xuất tụ Phần schematic ở trang 1 không biết lão xu có như mọi khi mỗi thứ 1 kiểu không nhưng em thấy có 2 con trở cắm từ nguồn 15V xuông đường tín hiệu chả hiểu mục đích gì ah.
Con trở đó theo em biết nó làm tăng phân cực cho con OPAMP thành cờ lát A. Khi chạy 2 con IC cũng hơi âm ấm chứ ko mát lạnh như khi ko có 2 con trở này. Nếu cắm loại chíp nào đó bị vỡ các cụ có thể bỏ con trở 7K5 này vì có khi nó không hợp nên phần bảo vệ dòng trong nó hoạt động suy ra vỡ. Thực tế em cắm OPA2604, OPA2134, TL072 đều không sao khi có trở này.
- Cuối tuần em làm chuồng cho pre-Hi-end. Đi ve chai được cục Biến áp, khác với loại mà audio thường dùng, có 2 lõi giống C-Core nhưng lõi lại lắp giống E-I. Biến áp lạ.
làm head amp khó được , vì trở kháng ra Pre 600Ohm, bác phải lắp buffer cho nó, khô thì dùng head amp có trở kháng lớn như vậy! Nếu lấy PCB thì em vẫn còn 1 vài cái nữa! thanks
cái này dùng làm headamp ngon đấy ạ, em cho nó đánh headphone trở kháng 32Ohm, 400Ohm và 600Ohm rồi, đều tốt cả, không phải điều chỉnh gì .
Dùng nghe phôn tốt. Bác thay con OPAMP gần chỗ tín hiệu ra bằng con 5218 là bá chấy. Khủng hơn thì dùng LME479...
Bác Tú cho xin trích dẫn chỗ nào trong datasheet của con opamp này nói riêng và các con opamp khác nói chung thể hiện ý màu đỏ ở trên và, cụ thể rằng các ứng dụng khác là gì không? Mình đọc thì không hề thấy các giá trị max đó viết ra kèm với bất cứ điều kiện cụ thể nào (về việc đưa ra các số liệu đi kèm với các đk hoạt động thì em thấy mấy anh nhà sx khoai - không phải là 100% - làm khá tường minh và rõ ràng) nên, liệu ta có thể hiểu là số liệu cảnh báo về mặt điện học tối đa đó có ý nghĩa với tất cả các trường hợp/mạch hoạt động của con opamp này? :wink: Bác giải thích hộ mình xem điều này có liên quan gì đến truyện vỡ hay không vỡ tiếng không bác? Bác có điều kiện đo được thì tốt quá rồi, cám ơn trước bác về việc chia sẻ trải nghiệm của mình Vì đây là diễn đàn chia sẻ các thông tin về kỹ thuật nên, việc em hỏi mấy câu này là để hoàn thiện thêm kiến thức còn non kém của mình, không mang bất cứ ý nghĩa nào khác, mong các bác thông cảm :mrgreen:
KHái niệm "V supplies" và Vin là hoàn toàn khác nhau, kẻ cả bác tú cũng đang nhầm lần khi bác point đưa ra dẫn chứng này nên có mấy bác định chỉnh nguồn câpf về 12V+- kia kia. :lol: Bác Tú cho xin trích dẫn chỗ nào trong datasheet của con opamp này nói riêng và các con opamp khác nói chung thể hiện ý màu đỏ ở trên và, cụ thể rằng các ứng dụng khác là gì không? Mình đọc thì không hề thấy các giá trị max đó viết ra kèm với bất cứ điều kiện cụ thể nào (về việc đưa ra các số liệu đi kèm với các đk hoạt động thì em thấy mấy anh nhà sx khoai - không phải là 100% - làm khá tường minh và rõ ràng) nên, liệu ta có thể hiểu là số liệu cảnh báo về mặt điện học tối đa đó có ý nghĩa với tất cả các trường hợp/mạch hoạt động của con opamp này? :wink: [/quote]