Tổng kết có vấn đề gì ko cụ, mà cụ giải thích dùm em cái món nguồn -400V cái nhỉ tại tại sao cần -100V cho lưới 813 mà phải chơi nguồn 400V
Cái OPT thì cũng vẫn còn chứ bác ... Trên đời có nhiều triết lý thiết kế em Ét Ơ. Em có triết lý thiết kế riêng của em và người khác có triết lý riêng của họ ... Em luôn thường nói "vảo 3 ra 7" và trong có cái 7 phần đó chính là cái OPT cũng luôn luôn là 1 trong linh kiện khó nhất trên đời. NHƯNG bản thân cái OPT có những lúc/điểm hoạt động thì độ méo của nó có đôi lúc thấp hơn bản thân cái bóng đèn ...
những con số : 200 + 400 = 600 600 : 2 = 300 200 + 100 = 300 400 - 100 = 300 KL : mai làm con 3 càng 300 :lol:
Áp rơi trên R load các tầng đều sắp sỉ nửa áp nguồn :wink: , 200v , 400v , 600v , ... 1000v đó là những nguồn DC rời đấu chồng lên nhau vừa an toàn vừa ổn định . Khả năng lọt vào top 10 không quá khó với bãn thiết kế này ( vấn đề còn lại chỉ là OPT ), rất tiếc khi bác chủ không đũ thời gian để thực thi !
em nghĩ bác thienthanh hơi ngán cái phần áp âm cho tầng BX7 vì cảm thấy rắc rối. vì thế ampli này thiết kế phần nguồn đầu tiên và là phần quan trọng hơn cả khi ráp. mạch không khó hiểu. theo em, cái khéo của mạch này là cấp áp âm cho tầng cathode follower sao cho áp ra là -100V. áp âm này đúng ngay mức áp âm bias cho đèn công suất phía sau. tín hiệu đi ra khỏi tầng CF lúc này có trở kháng ra cực thấp với 1 bóng có hỗ dẫn cao, dòng lại nhiều, oánh trực tiếp vào lưới đèn công suất là tốt nhất rồi. cái khéo nữa là chọn bóng driver chịu được áp B+ 600V luôn, đúng ý đồ của tác giả. tính toán chi tiết cho mạch này hông đơn giản, chỉ cần 1 hay 2 giờ là xong đâu bác thienthanh ơi.
Nếu tính toán mạch này chỉ trong vài giờ hoặc ai cũng đều có cùng ý tưởng kiểu hợp tác xã hoặc đồng chí hoặc phong trào thì 1 số bóng chắc giờ đã bị đội giá lên nhiều lần hoặc không còn để mua. Cũng may WTO mới chỉ xuất hiện gần đây chứ nếu không thì 1 số bóng độc nhưng rẻ của đế quốc đã bị "chảy máu" ra khỏi chính quốc cả rồi ...
Nào em có dám nghĩ thiết kế 1 mạch điện tử lại ứng dụng cho nhiều bóng công suất lớn thế này mà trong 1 vài giờ đâu bác
Ậy anh em chả ai trách bác gì đâu. Chẳng qua là anh em muốn giúp bác về mọi thứ có thể mong bác có sản phẩm đi thi kỳ này mà thôi ... Nếu thực sự bác muốn có sản phẩm đi thi thì bác ới lên 1 phát là có anh em đồng minh trợ giúp bác để thực hiện ngay mà ! :wink:
Tưởng gì chứ cái này dễ ẹc! Cụ ra ngoài chợ khiêng về 1 cái biến thế cách ly "vô 220V ra 2 x 220V" bán sẵn ngoài chợ (Lioa, Tung Của, Nhựt Tảo ...) với công suất cỡ 100-200VA đã là đủ ăn rồi quấn chồng lên (có thể dùng dây điện bọc Teflon với kích thước đủ yêu cầu) thêm 1 cuộn nữa lên trên cái biến thế cách ly đó cho áp đốt tim 6.3V mạch đờ-rai-vờ nữa là xong chuyện (có thể quấn hơn 6.3VAC nếu muốn đốt tim có ổn áp DC) ---> Rồi sau đó lấy 1 cuộn 220VAC để nắn điện bội áp (tăng đôi), lọc, rồi hạ áp bằng trở hoặc bán dẫn xuống thành +600VDC; lấy "trung điểm giữa" của phần nắn bội áp này (khoảng đâu đó hơn +300VDC), hạ áp, lọc để được +200VDC. Còn cuộn 220VAC còn lại thì nắn bội áp (tăng đôi), lọc, hạ áp thành -400VDC. ---> Xong chuyện cho áp mạch đờ-đờ-rai-vờ vìa đã có được cả áp đốt tim, +600VDC, +200VDC, và -400VDC. Còn áp +1000VDC và đốt tim cho bóng công suất thì chắc cụ có sẵn rồi .... Triết lý của em thiết kế là làm sao càng đơn giản bộ nguồn nhưng hiệu quả và rẻ tiền chừng nào thì tốt chừng nấy. Nhất là luôn tận dụng những biến thế hoặc bộ nguồn đã có sẵn và được sản xuất và bán đại trà trên thị trường để nâng cao chất lượng so với tầm tiền ... :wink:
em nghĩ bác thienthanh làm theo y choang cái xề ma của cụ Công không kịp cho Sumo đâu. cụ cứ làm theo cái cụ hoạch định ban đầu đặng mà đi thi. đậu rớt tính sau. em chỉ có 1 ý kiến, như ban đầu em nói là IT quấn đạt khó lắm. nếu ráp xong, nghe hông hay thì chuyển IT thành plate choke. còn bản vẽ phức tạp kia... em in ra giấy gòi... :mrgreen: em cũng đang làm dự án EF86- 6BQ5 plate choke đây. bo có rồi.
Này này đằng ấy đừng có bàn lùi đấy nhé !!!! :twisted: Em và đằng ấy mà bỏ bớt chút thời gian vớ vỉn bên to-pích "thư giãn" và cùng 1 số anh em khác đồng tâm giúp bác chủ là kịp ngay chứ gì ?!?! :roll:
Bác nói đúng! bác có thể cho mấy newbie luôn cái bản vẽ nguồn ? À bác cho e hỏi ở trên thấy bác viết nắn bội áp 220V lên đến được +600VDC lận? hay sử dụng luôn 2 cuộn 220V? Thân mến
nắn kiểu double voltage, em đã làm qua và hiện tại em đang nghe mỗi ngày bằng cái ampli nắn kiểu này, thì áp Vdc out = 2.84 Vac in= 220 x 2.8 # 620V. có tải, áp còn 600v là vừa em cũng theo kiểu cụ Công là.... rẻ mà tiện. em chơi cái cục biến áp 220- 110V ngoài chợ. em quấn thêm vài chục vòng cuộn đốt tim, đem ngâm vẹc ni là ok. sau nắn bội áp, áp ra tầm 300V :wink: . cục này giá hơn 100k thoai với dòng tầm 2A.
Nếu cụ kiếm được cái xuyến mà RDC <31 Ohm cho mỗi cuộn dây thì áp nó còn cao hơn nữa. Thực tế để bù trù cho cái vụ điện trở thuần do dây gây ra cộng lẫn bão hòa từ thì những nơi quấn biến thế cách ly luồn quấn giá trị thường từ 5-10% cao hơn lúc không tải và lúc này kết quả về điện thế của cụ sẽ còn cao hơn chút. Sau khi qua cái tụ lọc đầu tiên thì theo sau đó là cái chốc nhỏ và sẽ bị hạ áp chút đỉnh thì vẫn là ô-kơ. Thực tế mạch của em thiết kế nếu không có +600VDC thì dùng +550VDC đã được lọc xong cũng chạy tốt. Các điện thế B++ có thể chênh lệch 10% vẫn hoạt động tốt vì thực tế bóng đèn lô này lô kia hoặc hãng này hãng kia chênh lệch 10% là quá thường tình ...
EM thì còn làm biếng hơn cụ 1 bực là thay vì lấy dây ê-may để quấn rồi ngâm dzẹc ni thì nhà em chơi luôn dây điện bọc tép-lon quấn thẳng lên rồi sau đó lấy băng keo đen điện lực quấn vòng 1 lớp để giữ lấy cuộn mới quấn để tránh tuông ra là xong ... êm ru và bền thiên thu đã vậy còn được màu gì tùy thích vì băng keo điện lực có nhiều màu lắm nhưng màu đen là phổ thông và dễ kiếm nhất :lol: