Sắm dần theo mức độ nghiện thôi mà cụ :lol: Tái nghiện lần thứ 4 như em mới sưu tầm được 8 / 10 danh sách này thôi :mrgreen:
Sau khi được các cao thủ giúp đỡ, đặc biệt cảm ơn bác bluestar và bác khuehn, em có được 2 cái máy đo đèn. Sau khi có máy trong tay em thấy DIY máy này cũng không khó lắm :mrgreen:
Rỗi rãi em nhặt được mấy ý này của bác concerto. Theo em rất đáng học tập :mrgreen: Dưới đây là những bóng với em chơi hoặc không nên chơi dựa theo giá thành, kỹ thuật, lẫn nhạc tính sau khi cục preamp+amp đó được nối vào vài cái loa khác nhau để đánh giá âm thanh: 1- Với những bóng kiểu GU-50, 6146 và với áp hoạt động tương tự: thì với giá thành em có thể mua được GU-50 khoảng 7 Ô-bá-mà thì em sẽ chọn 4D32 mặc dù giá khoảng gấp đôi ($16) nhưng mọi thứ của bóng 4D32 vượt trội hơn GU-50 với tỉ lệ gần như 1,5:1 đến 2:1. 1 cặp bóng 4D32 mà so với giá OPT lẫn bộ nguồn thì là quá rẻ để cho 1 công suất hơn 100W PP. Bóng KT88 tuy tốt nhưng lại quá mắc so với 4D32 đem lại. Kế chọn lựa 4D32 là đến anh Nga ngố 6P45C. Về giá thành 6P45C không rẻ hơn 4D32 và công suất 6P45C cũng không bằng 4D32 nhưng có 1 ưu điểm là có thể tận dụng làm OTL với hiệu suất rất cao so với các bóng người ta thường dùng để làm OTL. 2- 6C19P thì anh Nga ngố này em vẫn chưa tìm ra đối thủ từ đế quốc/thực dân về chất lượng so với giá thành. 3- Họ 12AX7: rẻ nhất mà ngoong thì 6H2P-EV phiến trắng (chỉ khác 12AX7 vì tim đèn không có 12.6V); ngoài ra là dòng bóng 12 chân của đế quốc, và kế đó là JJ ECC83S đương sx. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 với giá dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu chỉ vì 1 lý do âm thanh đặc trưng và dám bóp bụng chơi 1 lần cho đỡ vương vấn thì em chơi Mu-là CV4004. 3- Họ 12AU7: JJ ECC82 đưong sx và những bóng 12 chân đế quốc. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 mà giá dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu vì bấm bụng chịu chơi (chơi 1 lần rồi nghỉ) thì em sẽ chọn Mu-là CV4003. 4- Họ 6DJ8/6922: ưu tiên 1 là 6H23P "hỏa tiễn"; kế đó là 6H23P-EV và JJ E88CC đương sx hoặc bóng Nam tư Ei còn tồn kho. Vào cuối thập kỷ 80 và đầu 90 có 1 số đồ Hái Èn toàn dùng bóng ECC88 của Nam tư Ei; em đo đặc tuyến khá nhiều bóng 6DJ8/6922 của nhiều hãng từ khủng đến rẻ tiền thì nhận thấy rằng bóng Ei 6DJ8 có đặc tuyến rất khác so với các bóng của hãng khác. Do đó nếu những thiết bị nào đã nguyên thủy thiết kế và dùng bóng Ei nhất là thiết kế hoạt động ở áp thấp thì nên tìm bóng Ei. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 mà dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu vì ghiền mạch Mu xì-tây thì hồi đó đến giờ em vấn thấy bóng Sylvania (chứ không phải Phillips/JAN mặc dù trông rất giống và nhiều lúc là cùng hãng sx) 6DJ8 em vẫn thích nhất cho cấu hình mạch Mu xì-tây. Ngoài ra đi chợ trời nhiều lúc may mắn em mua được bóng TFK 6922 chân vàng đồ xài rồi nhưng còn rất tốt với giá chỉ bằng 6H23P-EV (khoảng 10-15 Ô-bá-mà) thì em cũng sẽ ...hốt sạch! Ngoài ra độc nhất vô nhị tương đương họ bóng 6DJ8/6922 này còn có bóng bán dẫn 2SK79 5- Họ 5687: đương thời ưu tiên 1 của em vẫn là bóng 6463 vì em mua được bóng này có khi còn rẻ hơn Nga ngố 6H6P. Hồi trước em còn mua được bóng Raytheon 5687 phiến xám tro được rẻ nhưng bây giờ thì bó tay.
Nhặt được cái OPT của bác Thanhtruc03 rồi ạ Opt 5k/8 Ohm 3w. Dùng cho 6v6, EL84, 45 se em bốc thuốc Vật tư : Mua 2 cục Fe nguồn 28mm xếp dày 39mm, lõi nhựa, đai, ốc vít. Vẹcni 1chai fa loãng =dung dịch cylen Dây sơ cấp 0,18 Dây thứ cấp : 0,4 Giấy 2dem 1/2 tờ khổ lớn Giấy 0,03 dem 2 tờ Sơ cấp 3.200vòng chia làm 4 cuộn (cuộn 1: 1.000 vòng, cuộn 2: 600, cuộn 3: 600, cuộn 4: 1000 Thứ cấp 128 vòng quấn 5 cuộn Quấn từ trong ra ngoài xen kẽ 5 thứ , 4 sơ. Sơ cấp các cuộn nối tiếp, thứ cấp nối // Giữa các lớp sơ lót cách điện 0,03dem, giữa các cuộn - thứ lót 2 dem. Xếp E 1bên, I 1 bên giấy 2 dem lót airgap. Nhớ ngâm vecni cho kỹ nhé Đảm bảo nghe hay :lol:
Em định thực hành lắp Pre theo kit L2 nhưng gặp khó khăn về việc kiếm linh kiện. Bóng 12AU7 thấy một số shop bán khoảng 1tr Bóng nắn 6x5 thì không thấy chỗ nào bán. Em thấy sieuthiAV co bóng gì đó của Nga và nói là tương đương 6x5, liệu có dùng được cho mạch này không các bác?
Bên sieuthiAV có cái này mà bác 5Y3WGTA Sylvania black plate Đèn van kép USA cho các bác tiện so sánh chất âm Nga - Mỹ. Mô tả: - Đốt tim: 5V, 2A - Cao áp mỗi phiến: 500V, 125mA (1400V, 440mA max) Tình trạng: Mới nguyên hộp. Phiến đen hơi mốc, có hai loại đế đen và đế nâu. Tổng thể đèn tương đối gọn và chắc chắn. Giá bán: - 160k / 1 bóng có hộp - 150k / 1 bóng không hộp. Hình như bác ở HN, nếu bác vẫn chưa kiếm được thì liên hệ em, xin tặng bác 1 con của anh Hai lắp chơi.
Em ở HN, được thế thì tốt quá Em ấp ủ ý định theo nghiệp đèn đóm lâu rồi mà giờ mới bắt đầu thực hiện được.
lâu lâu ôn lại đèn là gì, tại sao phải dùng tăng âm đèn ? http://spectrum.ieee.org/consumer-elect ... of-tubes/0 1 thiết kế ampli tốt có kèm lời giải thích và hướng dẫn cụ thể. rất thích hợp cho niu bi như em http://www.lundahl.se/pdfs/claus_byrith ... _30wpp.pdf
Quá hay bác ạ, có điều em sợ thấy chữ nghĩa loằng ngoằng thế này niu bi lại chạy mất cả guốc lần dép :mrgreen:
Cám ơn bác tranguyennguyen đã viện trợ cho em một bóng nắn! Các bác cho em hỏi ở HN thì có thể đặt quấn biến áp ở đâu nhỉ?
Em nói tối thiểu thôi mà. Em có 2 cái, 1 cái 1 tia, 40KHz, kèm chức năng đo dòng, áp, điện trở hiển thị trên mặt oscilo. Nó là loại xách tay, hàng Anh Hai làm rất kỹ, em mua mới khá đắt, mở bên trong toàn linh kiện chân vàng. Bây giờ màn hình nhỏ quá, chỉ giữ làm kỷ niệm, Cái kia 2 tia 20MHz, để nhỡ có nghịch sang video còn kiểm tra được. Loại A&D AD5131A. Mua cũ nhưng còn ngon, giá cũng không đắt. Bây giờ ko thấy shop đó còn bán nữa. :mrgreen:
Nhặt được của cao thủ bacuc. Mời các bác tham khảo Sự thật đèn Nga phần lớn kém nổi trong Audio là thực tế ,kể cả thực tế bác nêu . Tuy nhiên , nếu bác chịu khó cho chạy rà khá lâu sẽ khác Tôi nêu cụ thể mấy ví dụ : 1. 6Ж9Г chạy cho mạch khuyếch đại đầu từ (Lắp Pen ) chạy bì Ù khi mới lên , sau chạy rà liền 1 ngày đêm , đỡ ù .Lắp thêm 01 áp 30VDC đưa vào Heater , hết ù, nếu không đưa qua bộ Cassette Deck có REC Volume . 2.6H8C : Thay vào 6SN7 bị ù , treo 01 áp 45-50 VDC hết ù 3.6C4П-EB ,EP lắp cũng dễ bị ù như mô tả , trong mạch ГY 50 , B= 480 VDC , đưa áp auto bias của ГY50 ngược về sợi đốt , hết ù theo Volume 4. 6Ж52П , lắp song song hai quả tại Pre để tăng chi tiết cho DAC Pre , dễ bị kích tại Uak=90VDC , Ugk=0.5.Nối Mass trực tiếp sợi đốt và tiếp mass hai đầu cho dây dẫn tín hiệu vào đèn , hết 5.5840 ù cho phono , bẻ dây dẫn 6.3 xa dây dẫn điện DC tới Anode , tiếp mass cho vỏ bọc nó , dí 1 đầu 6.3 xuống Mass , hết 6.6021 , tương tủ ù , làm giống đã nêu trên , ổn 7.Thay 5687 vào vị trí 6H6П , DC couple , chạy ngon luôn , nhưng nếu tăng Ub+ lên 456 VDC (Uak 6H6П (cũ) = 265 VDC ), có tiếng lách tách , sau rôi ổn 8.6H6П , nhìn chung nghe không sắc xảo như 5687 , bác Bomoi, lúc lắp GU 50 sáng nhà , đã chứng kiến , tôi chạy đèn này khi lớp thủy ngân trên đỉnh đã bạc hết , vẫn ngon
em mạo muội đề xuất phương án tổ chức lớp học online 1. Quy định giờ học cụ thể, các học viên đăng ký tham gia có trách nhiệm bố trí tham gia đầy đủ, 2. Phương pháp tiếp cận chủ động. Trước buổi học 2 ngày giáo viên cung cấp tài liệu tham khảo hoặc giáo trình nếu có, 3. Nếu có thể, một số anh em ở gần nhau cùng tập trung tại 1 địa điểm. Thày trình bày vấn đề, anh em phát biểu. Nên thực nghiệm luôn, post ảnh quá trình thực hiện. 4. Qua thực tế, có khó khăn vướng mắc gì các thày và các nhóm khác giúp đỡ ngay, em nghĩ anh em newbie sẽ vượt qua bỡ nỡ ban đầu và nhập cuộc rất nhanh. Mời các bác góp ý ạ
Chú ơi có phải đóng học phí không ạ , học sinh nghèo như cháu hổng biết có tham gia được k0 nhỉ :mrgreen:
sau khi thiết kế mạch khuếch đại, ta tính tới phần nguồn. nguồn điện là cực kỳ quan trọng, nó như là máu bơm vào cơ thể. mục tiêu nguồn cần đạt được có mấy điểm chính: - lọc sạch nhiễu cao tần - lọc điện xoay chiều thành 1 chiều, hay nôm na là lọc điện tần số thấp 50 hz. - trở kháng ra thấp, cầng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn trở kháng của bóng công suất. - méo thấp - cấp đủ dòng draw current để không bị sụt áp khi âm nhạc lúc cao trào, tiếng bass mạnh. em chỉ gợi ý. các new member hỏi các bô lão nha . em dọt đây :mrgreen: chọn nguồn thế nào đây ?
New em cũng tám chút cho vui, Ví nguồn như máu trong cơ thể thì: Dòng thừa nhiều quá như người huyết áp cao, dễ tai biến... Dòng không đủ như người huyết áp thấp, dễ suy tim... Lọc nguồn không sạch như người thận hư, dễ ngộ độc... Máu có khoảng 18 thông số cơ bản, nguồn có bao nhiêu? Chọn nguồn thế nào đây? Hay ốp luôn 85% min - 120% max như huyết áp nam bình thường?
Phản biện bác sỹ 1 tý: - Chữ màu xanh: Theo em phải 100 Hz chứ, - Chữ màu đỏ: Sao bảo nắn tube mới hay, nắn solid (diode) trở kháng nhỏ quá, không êm dịu :lol: :mrgreen:
Em tám cùng nha : cái dòng đo đỏ ấy : Áp thừa mới sợ chứ dòng thừa sợ chi ? Ví dụ nha : datasheet cua IC A nào đó : 15V -1A = 15W (?) Nếu như đặt vào đó một nguồn có đủ áp là 15V , nhưng dòng là 2A hay 5A , chẳng ảnh hưởng gì đến con IC đó cả . Nhưng hãy thử đặt nguồn 20V-800mA vào thử coi -> Bùm ! Thương mại thì phải tính mọi thông số đủ và dư chút đỉnh -> giảm giá thành . DIY thì dư dòng nhiều nhiều chút để còn lột ra làm dự ớn khác :lol: -Nói đến nguồn thì yêu cầu : - Đủ áp , đủ dòng ( dư chút cho nó an toàn ) . Sau đó là phải sạch ( Pin hay ắc quy là tuyệt ) . Tiếp đó sụt áp qua nó phải nhỏ nhất ( cái yêu cầu này đã bao hàm loại bỏ những gì vướng mắc trên đường đi của dòng và áp suy hao trên chính nó ) Hết , còn tám thêm nữa chỉ vài bài là tẩu nặng -> đi viện sớm ! ( Ra đại hiệp lấy cái File đó về chưa vậy ? hôm nào đến đó thì kêu đại hiệp alo em ra ngó mặt lão cái nha , và tám chuyện OPT )