Tám chuyện đèn đóm: khè newbie

Discussion in 'Đèn điện tử' started by ThanhTruc03, 22/11/10.

  1. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Hình như trong bác chỉ có hai chữ TỰ CAO mà không tồn tại hai chữ khiêm tốn nhỉ. Bác lưu ý và hiểu cho thật kỹ, chẳng lẽ em viết rõ như thế, đầy đủ nội dung như thế mà bác vẫn chưa hiểu à. Bác chỉ cần mua thêm sách Tiếng Việt lớp 1, 2, 3 là bác sẽ hiểu thấu đáo ngay thôi. Thôi thì em cũng chịu, nói đến thế mà bác vẫn u như kỹ -----> Chán, mai nói chuyện với đám con cháu 1, 2 tuổi vui hơn. Em cũng chào bác ! :wink:
     
  2. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Tiếp tục tám chuyện đèn đóm :D
    Số là cá nhân em không ít lúc được bạn bè "tin tưởng" hỏi là "nên dùng bóng gì ... " hoặc "bóng hiệu gì ..." và đôi khi được bạn bè giới thiệu cho những bóng không/ít phổ thông mà may mắn họ mua được rất rẻ nên muốn tận dụng cho Audio .... và còn rất nhiều dạng câu hỏi khác nữa ....

    Với những bóng lạ mà thật rẻ có những bóng em đã từng trải nghiệm nhưng cũng rất nhiều bóng em chưa bao giờ được thấy mặt thì với những trường hợp "của lạ" này thì nhanh nhất là dựa vào datasheet rồi kế đó dùng suy nghiệm theo kinh nghiệm riêng để hoặc là thiết kế dựa theo datasheet hoặc dựa vào datasheet để tính hiệu quả so với giá tiền/thời gian là có nên tiến hành hay không ...

    Mỗi người mỗi hoàn cảnh! Cá nhân em thời gian rất hạn hẹp đồng thời nếu tiến hành DIY 1 cái poweramp tube thì giá tiền mua biến thế cho dù biến thế nguồn hay OPT thì giá tối thiểu là 50 Ô-bá-mà cho 1 cái biến thế; đó là chỉ tính chuyện chỉ ráp dưới vài chục Watts nhưng thường cái Thú vui Tính của em nó khá mạnh nên đã bắt tay vào DIY là dện tối thiểu 70Wrms trở lên cho bõ; đơn giản là 1 lần ráp là 1 lần khó và rất tốn công và thời gian hơn nữa giá linh kiện rời ví dụ như tụ, trở ... nó không khác nhau quá nhiều khi ráp 1 cục amp PP 20W so với cục amp PP 70 - 100W. ---> Do đó khi bạn bè đem 1 bóng lạ mà theo datasheet nhìn đặc tuyến thấy "khó nuốt" mà giá cả so với toàn phần không đem lại giá trị kỹ thuật so với kinh tế và thời gian là em khuyên là "đừng nên" hoặc "không bõ DIY". Tuy em nói thế nhưng cũng có thể bạn bè em vẫn tiếp tục thí nghiệm thì là sở thích của họ thì đương nhiên em không cản ....

    Dưới đây là những bóng với em chơi hoặc không nên chơi dựa theo giá thành, kỹ thuật, lẫn nhạc tính sau khi cục preamp+amp đó được nối vào vài cái loa khác nhau để đánh giá âm thanh:

    1- Với những bóng kiểu GU-50, 6146 và với áp hoạt động tương tự: thì với giá thành em có thể mua được GU-50 khoảng 7 Ô-bá-mà thì em sẽ chọn 4D32 mặc dù giá khoảng gấp đôi ($16) nhưng mọi thứ của bóng 4D32 vượt trội hơn GU-50 với tỉ lệ gần như 1,5:1 đến 2:1. 1 cặp bóng 4D32 mà so với giá OPT lẫn bộ nguồn thì là quá rẻ để cho 1 công suất hơn 100W PP. Bóng KT88 tuy tốt nhưng lại quá mắc so với 4D32 đem lại. Kế chọn lựa 4D32 là đến anh Nga ngố 6P45C. Về giá thành 6P45C không rẻ hơn 4D32 và công suất 6P45C cũng không bằng 4D32 nhưng có 1 ưu điểm là có thể tận dụng làm OTL với hiệu suất rất cao so với các bóng người ta thường dùng để làm OTL.

    2- 6C19P thì anh Nga ngố này em vẫn chưa tìm ra đối thủ từ đế quốc/thực dân về chất lượng so với giá thành.

    3- Họ 12AX7: rẻ nhất mà ngoong thì 6H2P-EV phiến trắng (chỉ khác 12AX7 vì tim đèn không có 12.6V); ngoài ra là dòng bóng 12 chân của đế quốc, và kế đó là JJ ECC83S đương sx. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 với giá dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu chỉ vì 1 lý do âm thanh đặc trưng và dám bóp bụng chơi 1 lần cho đỡ vương vấn thì em chơi Mu-là CV4004.

    3- Họ 12AU7: JJ ECC82 đưong sx và những bóng 12 chân đế quốc. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 mà giá dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu vì bấm bụng chịu chơi (chơi 1 lần rồi nghỉ) thì em sẽ chọn Mu-là CV4003.

    4- Họ 6DJ8/6922: ưu tiên 1 là 6H23P "hỏa tiễn"; kế đó là 6H23P-EV và JJ E88CC đương sx hoặc bóng Nam tư Ei còn tồn kho. Vào cuối thập kỷ 80 và đầu 90 có 1 số đồ Hái Èn toàn dùng bóng ECC88 của Nam tư Ei; em đo đặc tuyến khá nhiều bóng 6DJ8/6922 của nhiều hãng từ khủng đến rẻ tiền thì nhận thấy rằng bóng Ei 6DJ8 có đặc tuyến rất khác so với các bóng của hãng khác. Do đó nếu những thiết bị nào đã nguyên thủy thiết kế và dùng bóng Ei nhất là thiết kế hoạt động ở áp thấp thì nên tìm bóng Ei. Nếu em mua được bóng Hungary hoặc Tesla thập kỷ 70 mà dưới 20 Ô-bá-mà thì em cũng sẽ chơi. Nếu vì ghiền mạch Mu xì-tây thì hồi đó đến giờ em vấn thấy bóng Sylvania (chứ không phải Phillips/JAN mặc dù trông rất giống và nhiều lúc là cùng hãng sx) 6DJ8 em vẫn thích nhất cho cấu hình mạch Mu xì-tây. Ngoài ra đi chợ trời nhiều lúc may mắn em mua được bóng TFK 6922 chân vàng đồ xài rồi nhưng còn rất tốt với giá chỉ bằng 6H23P-EV (khoảng 10-15 Ô-bá-mà) thì em cũng sẽ ...hốt sạch! :D Ngoài ra độc nhất vô nhị tương đương họ bóng 6DJ8/6922 này còn có bóng bán dẫn 2SK79

    5- Họ 5687: đương thời ưu tiên 1 của em vẫn là bóng 6463 vì em mua được bóng này có khi còn rẻ hơn Nga ngố 6H6P. Hồi trước em còn mua được bóng Raytheon 5687 phiến xám tro được rẻ nhưng bây giờ thì bó tay.

    ... Còn tiếp nhưng để em có hứng cái đã ... :mrgreen:
     
  3. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    như vậy mắc song song nhiều triode sẽ rắc rối hơn. vậy mắc song song nhiều triode này có lợi gì hơn ngoài tăng dòng và giảm trở kháng ra khi so với 1 triode đơn ? liệu đáp tuyến, méo hài, đặc tính âm thanh thay đổi ?

    :D
     
  4. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Với PP lớp AB hoặc lớp B thì việc mắc song song nhiều đèn đôi khi lại là có lợi cho số đo kỹ thuật! :wink:
     
  5. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    còn SE thì sao cụ. em đang quan tâm đến mảng SE.
     
  6. audiofind

    audiofind Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    605
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Nếu ở phần cs, Cục xuất âm ... Sẽ bự tổ chảng. Nối song song nhiều bóng có nguy cơ nghe tiếng "dày" hơn do suy giảm ở tần số cao, em nghe nói thế. :D
     
  7. GOHOME

    GOHOME Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    1.443
    Likes Received:
    30
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    em đã từng làm cái pre chạy 5687 Raytheon, áp thấp, dòng thấp, tải choke... nghe cũng phê lém :oops: . vì đặc tính này, em đã thủ 4 bóng này để giành nghe đến già :lol:[/quote]
    Cái chết người là ở cái phần màu đỏ! Muốn đánh giá chất âm do mạch đèn tạo ra thì nên hạn chế càng nhiều linh kiện có từ tính hoặc cảm kháng thì càng tốt. Đơn giản nó là linh kiện kém nhất về kỹ thuật và cũng khó làm nhất trong 3 linh kiện R, L, và C.[/quote]


    Hehe nếu phòng thâu âm họ không sử dụng micro và amplifier bác concerto không cần loa , thì em sẽ loại bỏ tài choke và OPT ra khỏi amplifier đèn của mình .

    p/s : Mổi người có một quan điểm và cảm nhận riêng về âm thanh , âm nhạc nó như là một tôn giáo . Bạn không thể áp đặt tôn giáo cũa bạn lên tôn giáo cũa tôi .
     
  8. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5
    Re: Tám chuyện đèn đóm


    2 chuyện nầy bác viết đúng quá. Điển hình là con Pre của bác Quang Hào dùng 2 con 6H30P (4 triodes) song song chạy chế độ Ground Cathode không feedback. Nếu gắn 100K volume phái trước và để volume = 50% (worse case) thì chỉ đến 12KHz là bắt đầu roll-off.

    Lúc tôi có mua chùng 100 bóng Tung-Sol 5687 phiến đen, khi đem đo trên máy thì có khoãng 20% bi leakage. Bác cũng hiễu cấu tạo của bóng nầy rồi, độ hỗ dẫn cao, điện cực thì quá gần nhau và công suất đốt tim quá lớn.
     
  9. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm


    Hehe nếu phòng thâu âm họ không sử dụng micro và amplifier bác concerto không cần loa , thì em sẽ loại bỏ tài choke và OPT ra khỏi amplifier đèn của mình .

    p/s : Mổi người có một quan điểm và cảm nhận riêng về âm thanh , âm nhạc nó như là một tôn giáo . Bạn không thể áp đặt tôn giáo cũa bạn lên tôn giáo cũa tôi .[/quote]


    Có đấy bác Gohome ạ. OTL amplifier. Nhưng theo em thấy thì số lượng amplifier này chiếm số lượng rất ít ỏi nếu so với số lượng amplifier có OPT được các hãng bán ra thị trường.
    Sumo contest vừa rồi cũng có sản phẩm OTL đấy. Những amplifier đoạt giải cao vừa rồi thì toàn có OPT, choke và thậm chí có cả IT... và theo em biết thì choke load đang là một chọn lựa ưa thích của nhiều bác "DIY" hiện nay. Thậm chí cả Pre xuất OPT thay cho tụ cũng đang là lựa chọn ưa thích.
     
  10. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    edited
     
  11. GOHOME

    GOHOME Advanced Member

    Joined:
    28/4/11
    Messages:
    1.443
    Likes Received:
    30
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Bác oldchip không hiểu ý em rồi !
    Đầu vào và đầu ra ( quan trọng hơn amplifier ) người ta vẫn sử dụng linh kiện có từ tính hoặc cảm kháng , vậy tại sao ta lại chết người khi sử dụng tải choke và OPT .
     
  12. LETRICONG

    LETRICONG Advanced Member

    Joined:
    7/12/05
    Messages:
    603
    Likes Received:
    2
    Location:
    22 LÊ HỒNG PHONG - DN
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    * Bác gà trống mấy bữa nay gáy ác thật ... Anh em tắt tiếng ca hết ... :lol: :lol: :roll:
     
  13. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Em hiểu 100% ý cụ. :mrgreen: chỉ là em ngại viết nhiều (mà có muốn viết nhiều cũng đâu có dám vì đây đâu phải chuyên môn của em mà ngay cả trong đúng chuyên môn của em em cũng chẳng dám vì có chắc mình hơn ai đâu, Núi này cao còn có núi khác cao hơn mà bác) chỉ trừ lúc em thế này :evil: thôi. :) .Chẳng hạn cái củ loa kết cấu theo em biết thì gồm có màng..... và nam châm bao quanh 1 cái lõi tròn đặc, trong cái lõi tròn đặc này có phay 1 cái rãnh tròn tròn, trong cái rãnh phay tròn tròn này có 1 cuộn dây, cuộn dây này dính trên màng loa và thụt vào rồi lại thụt ra trong cái rãnh tròn tròn khi có ac hoặc dc chạy vào đôi khi có củ loa nào muốn xem em nó còn khóc không em hay lấy cục pin tiểu nối vào để thử cho nhanh) . khi đưa cái tu nơ vít vào thì nó hít cái phặc. Chả biết cái đó có phải gọi là TỪ TÍNH không bác nhể. Nếu đúng, sao người ta không chế tạo cái gì đó khác chẳng hạn như cái kiểu khi xưa ta bé ta hay lấy 2 cái lon nối nhau bằng sợi dây vải chắc bảo đảm hỏng có cảm kháng hay từ tính gì ráo rọi, chắc chắn nâng cao chất lượng kỹ thuật và bảo đảm hỏng chết người :mrgreen: điện tử em chỉ " cưỡi ngựa xem hoa" nên hỏng biết đúng hôn.
     
  14. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Em khàn cổ rùi, đang ngậm chép sin đê. Rứa khi răng bác gửi em mấy ẻm chân dài mềm mềm núm nhỏ ? về hót thử . Cổ em dài lắm rùi đê. :mrgreen:
     
  15. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Kô cần từ tính thì có cái loa mành hay loa gốm áp điện , loa "siêu treble" plasma :mrgreen: loa xài nam châm vĩnh cửu chả qua là phổ dụng thôi ...
     
  16. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Kể cũng lạ thế sao nó chỉ nằm trong các thiết bị phổ dụng phổ thông, chớ theo em biết thì các cái loa méc tiền mà dân audiồ phi lê hay sài toàn dùng cái loại kết cấu kia không hà :roll: :wink: ờ mà nam châm tự nhiên, nam châm vĩnh cửu, nam châm điện, nam châm ferrite, nam châm đất hiếm, nam châm dẻo hay còn loại nam châm nào khác nữa em không biết khác biệt nhau về đặc tính kỹ thuật thì phải nhưng hình như đều là nam châm, mà đã là nam châm thì... thôi tới đây em hết biết gùi. em chỉ đọc đâu đó nên không chắc. :mrgreen:
     
  17. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    Re: Tám chuyện đèn đóm



    Ngủ sớm đi Chíp, mai uống cafe. :mrgreen:
     
  18. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Kính bác em không hiểu cái phần màu đỏ bác viết ý bác muốn nói lên cho anh em (ít nhất là cho cá nhân em) ở topic này điều gì ạ ? :roll:

    Thiết nghĩ topic này là tám chuyện ĐÈN. Theo em nghĩ ĐÈN hay là những mạch điện xung quanh nó đều là vấn đề kỹ thuật và là sản phẩm kỹ thuật thì em dùng kỹ thuật để giải thích vấn đề. Bác tcquanh hỏi em về "đèn + choke" thì em dùng kỹ thuật để phân tích và giải thích vấn đề. Đơn giản có thế! Hơn nữa diễn đàn này không bắt ai phải nghe và làm theo lời 1 cá nhân nào cả! ---> Em không có quyền bắt ai phải nghe và làm theo em !

    Diễn đàn này là tám chuyện ĐÈN chứ không phải là tám chuyện ĐẠO hay tôn giáo hay âm nhạc Thậm chí đem chuyện âm thanh hay dở bàn ở đây cũng không hợp với chủ đề nữa là vì chuyện âm thanh hay dở chắc cũng có topic và mục khác đảm trách. Nếu để giải thích vấn đề Đèn, Choke ... nói riêng hay dàn máy nói chung thì với em dùng cái gì đó gọi là đạo hay tôn giáo để giải thích vấn đề DỄ hơn nhiều so với việc dùng KHKT để giải thích. Em xin lấy ví dụ:

    1- Nếu em là người có đức tin Thiên Chúa giáo thì em sẽ giải thích cho cái vụ "đèn + choke hoặc dàn máy nghe" sẽ là "... hãy lắng nghe lời Chúa dạy rồi sau đó làm theo lời Chúa! Chuyện tương lai hoặc hay hay dở sau khi DIY xong hoặc sau khi mua dàn máy về thì hãy để Chúa lo ..."

    2- Nếu em làn người có đức tin Phật giáo thì em sẽ giải thích cho cái vụ "đèn + choke hoặc dàn máy nghe" sẽ là "... hay hay dở là do mình/bản ngã của mình! Nếu trong bản ngã của mính thấy hay thì nó hay; còn thấy dở thì nó dở ... Cứ tu và đạt đến con đường trung đạo sẽ thấy trên đời không còn đèn +choke hoặc dàn máy nhge nào hay hay dở nữa ...."

    ---> Các bác muốn em giải thích theo "pháp" nào, dùng kỹ thuật hay tôn giáo (nào), thì sau này em sẽ dùng "pháp" đó đê viết và trả lời cho mọi topic thuộc về kỹ thuật hoặc DIY hoặc bất cứ chủ đề nào liên quan đến kỹ thuật .... :wink:

    ---> Nếu các bác thấy bài viết của em không hợp với chủ đề hoặc vi phạm luật diễn đàn thì xin các Mod xóa dùm cho. Cám ơn các bác Mod trước ạ!
     
  19. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    Re: Tám chuyện đèn đóm



    Tiếp cái mạch 8 này nè cụ ơi, mấy vụ kia chắc .... lập topic mới :lol:
     
  20. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Dạ, em xin vâng theo ý cụ. :mrgreen:
     
  21. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Bác Vu-Quy phán quá đúng. Người ta không nhất thiết phải cần loa điện động (dùng nam châm hoặc nam châm vĩnh cửu) để làm 1 cái loa.
    Tại sao loa điện động nó phổ dụng vì đơn giản là nó có thể làm được rẻ tiền, có thể làm được nhỏ gọn .... Còn loa tĩnh điện để đáp ứng đủ tần số, công suất thì phải to lớn, đắt tiền .... ---> Trách là tại sao mình nghèo, nhà mình nhỏ nên không mua được hoặc không đủ trả tiền cho hãng làm loa tĩnh điện hoặc loa công nghệ khác chứ đừng bảo là là loa điện động (nam châm) là luôn tốt hơn loa dùng công nghệ khác ...

    Cái loa được coi là 1 trong rất it bộ loa cho âm thanh ít méo nhất chính là loa của hãng QUAD và đương nhiên nó không phải là loa điện động (nam châm)

    Nhiều lúc em thấy có 1 số bác có đầu óc và suy luận "phong phú" quá. Đang bàn về mạch tube có gắn choke thì liên tưởng luôn đến vụ từ tính của loa và kéo luôn về thành "thế giới đại đồng"! Hèn chi cách đây vài hôm em thấy có 1 bác nhà hàng xóm vì quên không mua củi nướng thịt nên ra xe lấy luôn bình dầu diesel đổ ra đất rồi châm lửa nướng thịt luôn. Em hỏi bác ấy chơi thế thì nguy hiểm cháy nhà và nhiều lúc không khéo thì miếng thịt nướng xong có mùi hôi dầu hôi rình ăn gì nổi ... thì bác ấy trả lời là miếng thịt từ trại nuôi tới chợ là đã chuyên trở trên chiếc xe tải chạy bằng dầu diesel và chiếc xe đã đốt hết mấy chục lít dầu rồi thì bây giờ có nướng thịt này bằng dầu với lượng tí ti như thế này thì lo gì chuyện hôi dầu nữa chớ ...cũng đều là dầu diesel và cũng đều là đốt cả !!!! :roll:

    ---> Quay lại vụ tám ĐÈN đi các bác! Nếu muốn tám LOA hay tám nam châm thì chắc chúng ta nên mở topic khác. Em cũng xin lỗi với bác chủ topic vì đã xì-pam về vụ loa kèn lẫn đôi khi vụ ĐẠO trong topic này! :(
     
  22. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Nghe đâu phòng thu người ta xài chủ yếu cái micro ruy-băng gì đó , micro điện động bi giờ lui dần vào chốn kara :mrgreen: nói về sl và tính phổ dụng thì cái alô cầm chân phải là no.1 - nó xài cái loa vs micro gì thì chắc các kụ tự tìm hiểu đc ...
     
  23. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    :shock: em tán thành với nhận định trên của cụ. :D :D
    mà hình như ruy băng gì đó cũng hoạt động bằng sự biến thiên điện từ trường như loa điện động cụ ạ. :mrgreen:
     
  24. oldchip

    oldchip Advanced Member

    Joined:
    1/6/09
    Messages:
    489
    Likes Received:
    1
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Sorry Đại Sư, em spam phát :D .
    có cả ruy băng (Ribbon) của cụ Vê Quy. :mrgreen:
    Tìm hiểu một số loại loa

    Nhìn vào bộ dàn âm thanh, dễ nhận thấy lao là thiết bị nổi bật nhưng không phải ai cũng biết rằng hoạt động của nó có ảnh hưởng quan trọng tới âm thanh của toàn hệ thống. Nhờ có bộ loa, tín hiệu điện được chuyển hoá thành sóng âm khiến tai ta có thể nghe được.

    Tất cả các loại loa đều hoạt động dựa trên nguyên tắc căn bản là làm không khí chuyển động theo sự điều khiển của tín hiệu điện để tạo nên các sóng âm lan truyền trong không khí, tác động tới tai người nghe và giúp chúng ta thưởng thức được âm nhạc…

    Có nhiều cách thức vận dụng nguyên tắc này, nhưng chúng tôi phân loại thành 5 nhóm chính, tương ứng với năm loại loa khác nhau, đó là loa điện động, lao màng tĩnh điện, loa mành nam châm, loa kèn và một loại loa khá mới mẻ, có cấu tạo đặc biệt đó là loa plasma.

    Loa điện động


    Loa điện động là loại phổ thông nhất trong tất cả các loại loa. Về cấu tạo, loa điện động bao gồm các bộ phận: xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, nhện và gân loa. Màng loa được thiết kế theo hình nón hoặc vòm, tạo nên một bề mặt chuyển động và sinh ra các luồng khí, từ đó, hình thành nên sóng âm. Bộ phận nâng đỡ và gắn kết màng loa cùng tất cả các chi tiết khác của loa là xương loa - thường làm từ sắt dập hoặc đúc bằng hợp kim nhôm hay gang.

    Xung quanh màng loa là gân loa, có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa có thể chuyển động lên xuống. Gân loa có thể ví như là trục của bánh xe, vừa gắn bánh xe vào thân xe, vừa cho phép bánh quay tròn. Gân loa còn giúp màng loa quay trở lại vị trí đứng yên sau khi chuyển động.

    Một “đồng nghiệp thân cận” của gân loa, cùng làm việc giữ màng loa ổn định vị trí sau khi chuyển điện động là con nhện. Nó được đặt sát dây của màng loa hình nón. Phần lớn con nhện đều được uốn lượn sóng như hình mái lợp.

    Cuộn dây động đựơc quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ. Tín hiệu xoay chiều từ ampli đựơc đưa vào cuộn dây rồi đi qua các vòng dây, và sinh ra từ trường. Từ trường này tương tác với từ trường của nam châm loa, tạo ra các chuyển động lên xúông. Mức độ dao động của cuộn dây tỉ lệ với dòng điện chạy trong cuộn dây đó. Cuộn dây động có một đầu gắn chặt với nón loa, vì thế các dao động từ cuộn dây được truyền tới nón loa và làm rung động cả nón loa, từ đó phát ra âm thanh. Loa điện động dù là loa trầm, loa trung hay loa treble… đều hoạt điện động dựa trên nguyên tắc này để tạo ra âm thanh. Tất nhiên, tuỳ từng dải tần mà các loa có nhiều kiểu cấu tạo và kích cỡ khác nhau. Để có một thùng loa hoàn chỉnh, người ta có thể chỉ cần sử dụng một chiếc loa điện động duy nhất (chẳng hạn như trường hợp toàn dải – full range). Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào.

    Tuy nhiên, để có được phổ âm thanh thật đầy đủ và tránh hiện tượng các loa bị méo tiếng do hoạt động hoạt động ở những dải tần không thích hợp, người ta cần phải phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa, bởi vì không có chiếc loa con nào có thể một mình tải được tất cả tần số này. Và công việc phân chia các dải tần cho từng loa con lại thuộc về một bộ phận khác trong thùng loa, đó là bộ phân tần.

    Bộ phân tần

    Bộ phân tần là một mạch điên gồm các linh kiện như tụ, trở và cuộn dây… Các tần số cao khoảng từ 3.000Hz trở lên sẽ được bộ phận này chuyển đến loa treble, từ 3.000Hz trở xuống 200Hz sẽ tới loa trung, dước 200Hz tới loa trầm. Nói như thế, không có nghiã là bộ phận tần có thể tách tuyệt đối âm thanh ra 3 dải mà giưã các dải âm đều có sự giao thoa hay bao trùm lên nhau ở một khoảng tần số nào đó. Ví dụ, ta lấy điểm phân tần là tần số 3000Hz, trên điểm này là nơi loa treble xử lý các tần số cao, dưới điểm này là nơi loa trung và trầm tải tần số trung và số trung và trầm. Thực ra, loa treble sẽ tái hiện một số tín hiệu trên điểm phân tần. Tuy nhiên, âm thanh phát ra từ loa treble dưới điểm phân tần sẽ giảm theo độ dốc nhất định. Độ nghiêng càng lớn thì loa treble càng sản sinh ra tần số dưới điểm 3000 Hz và ngược laị. Cách thiết kế bộ phận tần phụ thuộc vào loại loa con đang sử dụng. Chất lượng cuả phân tần ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh cuả cả thùng loa.

    Phân loại loa con

    Có ba loại loa con chính: treble, trung, bass. Loa treble tái hiện tần số cao, đường kình từ 1-2inch. Nhiều loa treble được thiết kế theo dạng dome (vòm) từ các chất liệu như titanium, nhôm, luạ, nhưạ… và chúng đòi hỏi phải được thiết kế sao cho đủ nhẹ để có thể chuyển điện động rất nhanh hàng mấy ngàn dao động mỗi giây. Loa trung xử lý tần số trung, thường từ 2000 hoặc 3000Hz xuống tới 200 hoặc 500Hz. Phần lớn loa trung đều có hình nón và dùng chất liệu màng: nhưạ, polypropylene hoặc giấy. Kích cỡ: 6-18 inch. Loa siêu trầm là loa đặc biệt tải tần số thấp nhất (khoảng 80Hz trở xuống) và có đường kính từ 10inch trở lên.

    Nhược điểm cuả loa điện động

    Loa điện động hoạt động rất linh hoạt, sử dụng tiện lợi, đặc biệt ở tần số thấp nhưng phiền toái ở chỗ nó cần phải có bộ phận phân tần và thùng phải lắp nhiều loa con. Sự cồng kềnh này không tránh khoỉ việc suy hao tín hiệu. Ngoài ra, âm thanh ở gần điểm phân tần thường bị suy giảm khiến cho màn âm thanh tổng thể không mượt mà như khi chúng được tái hiện mà không có bộ phận tần. Do những nhược điểm trên, để phát ra âm thanh tốt, loa điện động cần tới một điện năng khá lớn, một phần để chuyển động cuộn dây, phần lớn khác chỉ để làm nóng cuộn dây. Chúng cũng cần một nam châm to và một cấu trúc thùng nâng đỡ thật khoẻ, tương xứng với trọng lượng cuả các loa con. Tuy nhiên vì dễ chế tạo nên loại loa này rất phổ biến trong các thiết bị hi-fi.

    Loa mành tĩnh điện

    Với ưu điểm có màng loa nhẹ và không cần dùng bộ phận phân tần, loa tĩnh điện đã ra đời và khắc phục những tồn tại trên của loa điện động. thay vì sử dụng loa con, các thiết kế loa tĩnh điện chi dùng một chiếc mành treo trong từ trường tích điện. Chiếc mành này vừa rộng, vưà cao (khoảng 1m2), rất phẳng, mịn và cực kỳ nhẹ nên rất nhạy cảm với những dao điện động cuả tần số âm thanh. Chiếc mành này thay thế các loa con trong loa điên động, do vậy, loa tĩnh điện không cần đến bộ phân tần và tránh được các nhược điểm đi kèm bộ phân tần.

    Tuy nhiên, loa tĩnh điện cũng có mặt trái là chiếc mành quá mỏng và rộng bản của nó không thể di chuyển được những khoảng cách lớn để có thể tái hiện các tần số thấp như loa điện động. Do vậy, nhiều loa mành phải dùng đến loa trầm điện động và một bộ phận phân tầng.

    Các loa tĩnh điện cũng không thể tái hiện âm thanh sôi động, biến hoá như lao điện động nhưng nếu để thể hiện nét tinh tế của âm nhạc, đặc biệt ở tần số trung và cao lại là sở trường của loại loa này.

    Một khó khăn khác mà loa tĩnh điện gặp phải, đó là mặt thiết kế. Chúng hoạt động được nhờ có một tấm mành mỏng đặt giữa hai tấm kim loại. Một điện áp một chiều rất cao hàng ngàn vôn được đưa vào các tấm kim loại, hình thành nên một điện trường giữa giữa không gian hai tấm đó. Trong khi đó, tấm mành nhân dòng điện xoay chiều từ ampli và liên tục thay đổi dấu điện cực. Sự thay đổi này kiến cho mành bị đẩy hoặc kéo khỏi các tấm kim loại và nó sinh ra sự dịch chuyển không khí, tạo nên âm thanh.Vấn đề là để có điện áp cao, loa phải kết nối với ổ điện điều này có thể gây phiền hà cho những thính giả sống trong các căn nhà không có sẵn các ổ điện ở gần khu vực loa.

    Các loa tĩnh điện chủ yếu dùng nghe stereo,chúng thường ít xuất hiện trong các hệ thống rạp hát tại gia. Âm thanh rất trong trẻo và chi tiết ở dải trung và treble. Tuy nhiên, chúng lại hơi hạn chế về vị trí đặt loa. Ngoài ra, để có được tiếng bass thật chắc và khoẻ, hầu hết loa tĩnh điện được phối hợp với loa siêu trầm hoặc lắp 1 chiếc loa trầm ở bên trong. Hãng làm loa tĩnh điện có tiếng là Martin Logan ở Mỹ.

    Loa mành nam châm


    Tương tự loa tĩnh điện, loa mành nam châm không hoạt điện động theo kiểu “điện động” như loa điện động nhưng nó có điểm khác biệt là không cần phải cắm vào ổ điện trên tường.

    Nếu loa tĩnh điện vận hành được nhờ có 1 chiếc mành nhẹ treo ở giữa 2 tấm kim loại tích điện thì loa mành nam châm thay thế tấm màng mỏng, và rộng này bằng 1 dải ruy băng kim loại mỏng, treo giữa 2 nam châm. Loa này hoặc điện động khi có dòng điện chạy qua ruy băng kim loại này. Khi đó, ruy băng sẽ bị các nam châm đẩy và hút. Sự chuyển điện động này sinh ra song âm trong không khí bao quanh ruy băng.

    Tấm ruy băng này mỏng nhẹ giúp loa mành nam châm. Phản ứng nhanh nhạy với tín hiệu tiếng và trình diễn âm thanh 1 cách trong trẻo nên tái hiện các tần số cao rất hợp. Loa mành nam châm có dải ruy băng dài khoảng vài inch, thường đóng vai trò làm loa treble và nó kết hợp rất tuyệt với loa trung/trầm điện động. Giống như loa tĩnh điện, loa mành nam châm thường đi liền với các loa trầm điện động. Thường giữ vị trí dành cho âm nhạc 2 kênh, tất nhiên loại loa này cũng có mặt trong các hệ thống rạp hát gia đình đa kênh. Có thể kể đến Apogee, Magnepan…là những làm loa mành nam châm có tiếng.

    Loa plasma

    Đây là loại loa hết sức đặc biệt. Nó không cần thùng, không cần màng loa mà vẫn phát ra âm thanh rất trong trẻo, chính xác, độ méo cực thấp. Loa này thường đóng vai trò của loa treble. Nguyên lý loa plasma rất đơn giản, nó có bộ phóng điện gắn với 1 biến thế cao áp ở 1 đầu ra của 1 ampli công suất. Ampli này điều khiển biến thế có điện áp ra lên đến hàng ngàn vôn theo tín hiệu âm thanh. Kíck cỡ của ngọn lửa phát ra từ que phóng điện đó cũng thay đổi theo, do vậy, áp suất không khí xung quanh ngọn lửa cũng biến đổi. Bạn sẽ nghe được những âm thanh phát ra trực tiếp trong không khí mà không hề thấy tấm màng loa này rung động. Tiếng tuy hơi nhỏ nhưng bù lại rất trong trẻo, âm thanh lan toả đều trong phòng nhạc.

    Tuy nhiên, con đường đến với thiên đường hi-fi của loại loa này còn gập ghềnh. Trong quá trình hoạt động, loa plasma sinh ra khí ôzôn rất độc hại, có thể gây ung thư. Điện áp của loa lại quá cao, nguy hiểm cho tính mạng con người. Ngoài ra, bức xạ tần số radio của nó gần như không thể kiểm soát được, có thể phá hỏng quá trình thu nhận tín hiệu truyền hình của tivi, can thiệp vào hoạt điện động của các thiết bị khác, ví dụ: đầu CD. Hiện nay, một số nhà sản xuất loa này cũng đang cố gắng khắc phục những nhược điểm của nó…

    mà hình như theo hình mô tả thì phía trưới nó cũng có 1 chú OPT thì phải (hỏng biết có đúng hôn?)
    sưu tầm
     

    Attached Files:

  25. SAA

    SAA Advanced Member

    Joined:
    9/4/06
    Messages:
    3.058
    Likes Received:
    3
    Location:
    Q.TB-Q.9 TPHCM
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Có post nhầm topic ko ...tám đèn đóm mà chip :roll:
     

Share This Page

Loading...