Tám chuyện đèn đóm: khè newbie

Discussion in 'Đèn điện tử' started by ThanhTruc03, 22/11/10.

  1. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Đằng ấy dậy sớm quá nhể ?

    Cụ hỏi 1 câu nhà em ... bí chắc! Chỉ có thể có được trở kháng của tụ điện thì hoặc là đo bằng thiết bị chuyên dụng; còn không là hãng đưa thông số thường là 1 cái "chạt" với những giá trị ở tần số khác nhau ....
    Em rất quan trọng vụ này vì ngày trước công việc em là thiết kế mấy em tần số cao cho mấy trạm phôn lưu động ... do đó phải đo từng cái tụ Tantalum của các hãng khác nhau rồi chọn lựa loại thích hợp vì nó sẽ là 1 phần/ảnh hưởng tổng trở ra vô của mạch cho dù mục đích chính chỉ là để lọc nguồn cấp điện cho mạch ....
    Bọn Sprague/Goodman có tụ Tantalum vỏ màu đỏ chủng loại SMT là nổi tiếng danh bất hư truyền ...
     
  2. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    không biết chính xoác nhưng ước lượng chắc được nhể :D

    ví dụ trở kháng tại 1 khz chẳng hạn thì silver mica < MKP/ teflon < kim loại in iol < giấy in oil < tụ hóa... hình như trong các loại tụ, thì tụ hóa là trở kháng cao nhất ?

    vì vậy dân chơi hay kẹp tụ dẫn tần số cao tốt (mkp, mica, tantan...) với tụ dầu để nối tầng chăng ?

    có lần em test em kẹp 2 tụ 0.22 teflon với 1uf dầu thì âm thanh y choang như dùng 1 tụ 0.22 tép lon :mrgreen:
     
  3. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Do "cu pắc to" hay do ESR vậy bác Tô?
     
  4. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Bác hỏi chung chung quá như vậy em cũng xin làm mấy câu chung chung. Trở kháng tụ ( hay là dung kháng) phụ thuộc vào giá trị điện dung của tụ và tần số của tín hiệu qua tụ. Bác lại kiểm tra kiến thức lớp 9 của anh em ạ. :mrgreen: :roll:
     
  5. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    18
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Thiếu òi bác ơi, bác mới nói đến tụ lý tưởng. Đằng này tụ thực tế còn có trở nối tiếp dung kháng kia, điện trở rò, cảm kháng nữa :mrgreen:
     
  6. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    vâng bác,

    em đang đề cập khi so sánh các tụ cùng 1 trị số, cùng ở 1 mức tần số. bài viết em nói ở mức 1khz- mức chuẩn khi để dễ tính toán.

    có người nói trở kháng 1 tụ MKP hay silver mica tốt thì sẽ có trở kháng thấp hơn tụ hóa cả vài trăm lần cho cùng 1 tần số không nằm dưới giới hạn tần số cắt. không biết câu nói đó đúng ?
     
  7. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Thế mạch Long Tail thì sao ạ ?! Ưu nhược điểm ? Hôm trứơc em ráp dùm ông bạn el34 pp theo mạch này nghe cũng khoái.
     
  8. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5
    Re: Tám chuyện đèn đóm



    Chử "trở kháng tụ" bác dùng ở đây có thể gây hiễu lầm. Trở kháng của tụ điện là reactance, tùy thuộc vào tần số và dung lượng (capacitance) của tụ điên. Có lẽ bác muốn nói đến ESR (Equivalent Series Resitance) của mỗi loại? ESR chỉ quan trọng khi tu điện dùng để "lọc" (decoupling) nguồn trong mạch điện chạy ở tần số cao. Nếu dùng để nối tầng (coupling) thì ESR không quan trọng.

    Trái với nhiều người nghĩ, trị số của ESR không tùy thuộc vào tần số của điện thế (AC hoặc DC) chạy qua tụ điện, nhưng ESR biến đổi theo không gian (dùng ở đâu, nhiệt độ ...) và thời gian, tụ càng già ESR càng tang nhứt là loại tụ điện giải (electrolytic). Trong tất cả các loại tụ điện, tụ Tatanlum có ESR lớn nhất kế đó là tụ điện giải. Với kỷ thuật hiện tại, không có tụ điện tốt nhất, chỉ có tụ điện thích hợp nhất tùy vào ứng dụng cho trường hợp nào. Dĩ nhiên nếu cùng 1 loại tụ thì của Nhật thi chắc chắn tốt hơn của China.
     
  9. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Đối với tụ dùng trong HF(radio) thì yếu tố Q (Q factor) rất quan trọng ( Q=X/R, trong đó X là reactance và R là điện trở nối tiếp trong mạch cộng hưởng). Tụ Silver Mica cho Q cao nhứt. Nhưng có lẽ lý thuyết này ít/ không áp dụng cho LF (audio)
     
  10. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    => Như vậy là không cần dùng tụ bạc trong audio, có thì gắn vô chủ yếu là để... khè newbie
     
  11. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    " máy đo độ hay" của lão Ham không đủ nhạy để phát hiện khác biệt.
     
  12. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    18
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Tụ silver mica để lọc cao tần cho nguồn là đúng bài chứ bác :mrgreen:
     
  13. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Có thì cứ gắn vô đi bác. Không xài để làm gì?
     
  14. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Nghe nói tụ silver mica này không phải làm bằng bạc, mà làm bằng bột lấp lánh ánh kim (dioxide, oxide...) mà người ta hay trộn vào sơn để sơn móng tay móng chân :lol:
     
  15. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Thực sự vụ tụ bạc này nó chỉ xuất hiện từ khi trong kho Liên Xô cũ người ta lôi ra với trị số điện dung rất cao vốn thường hiếm có cho loại tụ chất liệu này (đúng nguyên từ là tụ bằng dung môi Mica nhúng/tráng bạc) và thực sự khó hiểu tại sao Nga ngố phải làm tụ dung môi này với điện dung cao trong khi trên đời có nhiều chất liệu thích hợp hơn ... VÀ cũng vì nhân sự đặc trưng này mà mấy tay lái buôn đèn Nga hoăc tụ Nga thường ca loại tụ này và khi xưa hơn 10 năm em cũng kiếm đại 1 cặp xài thử và cuối cùng là em cho em nó đi và thay bằng tụ Pô-ly-xì-tai-rin của Rel Cap ...
    Nghe hay hoặc dở hơn thì em không dám bàn vì cá nhân em không phải là Fan của loại tụ này nhất là xài trong Audio ... Nếu cần giá trị điện dung thấp thì tụ tương đương chủng loại tụ bạc này thì ở xứ ta hoặc trên đời có loại "tụ hạt me" của hãng CDE thì thay vì dùng "tụ hạt me" thì em sẽ tìm tụ Pô-ly-Xì-tai-rin để thay thế ... Ở những thiết bị Ô-đi-ô càng đắt tiền và càng Hái-Phài hoặc Hái-Èn chừng nào nhất là phần mạch lọc hay khuếch đại thì các hãng luôn né loại "tụ hạt me" càng nhiều càng tốt .... Em có 1 cái đầu cassette Teac Z5000 ở bên trong trị số nhỏ phần ghi âm hoặc phát âm ở vị trí mạch lọc quan trọng đều toàn dùng Pô-ly-xì-tai-rin ... có 1 lần em mua 1 cái đầu Z5000 giá rẻ thì thấy 1 cái tụ ở 1 kênh bị mất mà hãng Teac nói là hết hàng thay thế và nguyên chỉ định là tụ Pô-ly-xì-tai-rin thì em ra ngoài mua đại cái tụ bạc dện vô và kết quả là 2 bên âm thanh không giống nhau và kênh bị dùng tụ bạc thay thế lại ồn và kém chi tiết hơn ... Em cũng thấy lạ nhưng 1 điều chắc chắn là trong ứng dụng Ô-đi-ô thì tụ điện khác nhau có cơ cho âm thanh khác nhau thì cái này em không phủ nhận ... Đo bằng sóng Sin thì khó biết chất lượng khác nhau giữa các tụ nhưng đo bằng xung nhọn thì có thể phân biệt rõ lắm ....
     
  16. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    17
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Vậy bác thử tụ bạc của Nhật chưa? Mấy con đen xì đó trị số 0.1uF:
    http://www.vnav.vn/forum/viewtopic.php? ... &start=375
    Hôm qua em tháo ra rồi vì thấy âm thanh không cân bằng, đặc biệt là tiếng mid - hight nghe rát. Thay bằng mấy con PP vàng khè của GE nghe hay hơn hẳn.
     
  17. concerto

    concerto Advanced Member

    Joined:
    27/2/07
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    14
    Location:
    Hà Nội
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Theo cụ tụ nào nghe nhạc vàng hay hơn ạ ? :roll:
     
  18. Tutaimaxxit

    Tutaimaxxit Advanced Member

    Joined:
    14/8/08
    Messages:
    131
    Likes Received:
    3
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Hay mà bác .Tụ bác làm tiếng tốt lên nhiều , nhất là SE đèn chim chích
     

    Attached Files:

  19. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Dear , bác chủ

    Bác định nói công thức tính trở kháng cho tụ theo tần số ? Nó thế này chứ Xc = 1/(2*П*f*C)


    @VQ_Audio : Bác Trúc chủ nói đúng đó ,bác, có liên quan đấy .Khi xét đến ảnh hưởng của tụ Silver , Cu ,Al. . . trong môi trường xoay chiều , se có Xc và điện trở thuần Rc

    Rc = (l*ρ )/s : Với L là chiều dài bản tụ trải ra trên mặt phẳng , ρ điện trở xuất của vật liệu làm bản tụ ,s là diện tích của bản tụ . ρ của Ag nhỏ hơn ρ của Cu < ρ của Al , nên cùng chiều dài ,diện tích , Rc của tụ Silver nhỏ hơn .Cái Rc góp phần gây tổn hao = I*I*Rc
     
  20. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Có một nhận xét chung- chắc là đúng (?)- là các tụ trên đường tín hiệu audio rất "kỵ" dạng dĩa có 2 mặt chất dẫn điện ép 2 bên chất điện môi. Thay vào đó là dạng cuộn. Một số tụ dạng vuông dẹp cũng có ruột là nhôm cuộn. Kết cấu tụ dạng cuộn tròn chống nhiễu môi trường tốt hơn nhiều so với dạng dĩa. Tụ SM và Ceramic thì không cuộn được nên ít được dùng cho audio.
     
  21. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Thưa chú

    Chú dạy chí lý quá , trong Audio , tụ phải là dạng cuốn vì với kết cấu như thế , bao giờ cũng cho điện dung lớn , thích hợp cho dải Audo thường có dung lượng cỡ một dấu phẩy μF .Cái đó , lý thuyết cơ bản rất rõ .
    Một số đầu Cassette của Nhật đã xử dụng chiêu này , đấu hai bản âm của tụ 47 μF vào nhau , hai bản dương trở thành 02 bản tụ của tụ Non -Polar 22 μF , chú giải thích hộ cháu chuyện này có ý nghĩa gì không , cháu muốn thay thế nhưng chưa chắc lắm .Phần này, sau đó ăn thẳng vào từ thu , và cảm giác của cháu , nó làm Bass đuối đi
     
  22. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Tụ trị số thấp vài trăm pF dạng cuộn để chống nhiễu cũng thường thấy trong các mạch dao động nội của radio. Riêng tụ 22uF bạn nêu là tụ Bipolar dùng những nơi biên độ tín hiệu vừa có cả +/- so với Mass. Nhược điểm của nó là ESR cao do phải nối tiếp 2 tụ. Ưu điểm là rẻ so với Nonpolar. Nếu có điều kiện bạn nên thay bằng Non polar. Các tụ này có thể tìm thấy trong các bo rã máy Video player cân kí lô.
     
  23. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Ôi chú ôi
    Cái đó từ xưa chứ giờ làm gì có máy VCR rã nữa .Cháu nói thật , chú đừng cười , cháu chả biết thử tụ Non-Polar thế nào đâu .Cháu có 60 tụ Niken ,30 microFara , chả có âm dương gì cả , đấu chiều nào cũng ổn ,không biết có phải là Non polar không , chú ?Cháu đang rất vất vả vì tiếng BAss khi thu vào Cassette tốc độ 5.6 IPS, không biết có phải tại con tụ đó không ?
     
  24. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Bạn mổ con tụ ra. Nếu có 2 ruột nối tiếp nhau là BP. Nếu chỉ có 1 khối thì NP. Tuy nhiên với trị số 30uF thì khó thể là NP. Vấn đề tiếng Bass, theo tôi có lẽ không phải do con tụ đó- Trừ trường hợp con tụ đó nằm trong mạch tạo dao động modulation khi thu- Có lẽ bạn nên kiểm tra lại biên độ/ tần số dao động khi trộn với audio. Nếu có VR, bạn thử chỉnh tăng biên độ xem sao. RF không đủ biên độ có thể khiến tiếng bass bị "nghẹt" ( xin lỗi các bác khác vì vđ ra ngoài đèn đóm)
     
  25. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Re: Tám chuyện đèn đóm

    Dạ
    Phải phá hả chú ? Cháu tiếc lắm vì chúng rất tốt .Các bác China mua lùng chúng khủng khiếp luôn , cả tụ tantan nữa. Mạch thu của cháu bằng đèn , chú không lo ra ngoài đèn đóm đâu : Xuất Kathode 6Ж52П qua VR 100K (vài thẳng từ thu) thì ổn về đèn chỉ thị trên Cassette Deck , xuất trên Anode , đèn nào đi nữa , rất hao Volume do trở kháng .Ý chú là chỉnh biên độ phần Bias khi thu phải không ạ ? Cháu đã làm , nhưng không làm mạnh tay vì thu trên băng Normal 5.6 IPS không mất bass , thu trên CrO2 , 5.6 IPS mất khá nhiều .Hơn nữa , biên độ RF chỉ tác động cho dảo cao thôi .Nhà băng của Cô Sáu Liên ở SG xưa hơn người cũng là do thu trên máy có Tube chú ạ . Cháu đang đọc lại tài liệu về phần này , có một công thức liên quan đến dải tần và tốc độ băng (tài liệu của nước ngoài cho R2R) , không biết có phải tại nó không ? (Chú ngại lệch topic chú PM cho cháu nhé )
     

Share This Page

Loading...