Bước tiếp theo là tính toán cụ thể mạch điện và biến áp xung Trên mạng có khá nhiều tài liệu, phức tạp có, đơn giản cũng có liên quan đến vấn đề này, Để tính ra được kích thước biến áp, quấn bao nhiêu vòng, quấn như thế nào mới đảm bảo thì phải xác định được 1 số thông số sau - Pin Công suất tiêu thụ lớn nhất của bộ nguồn - Fs Tần số chuyển mạch của bộ nguồn từ khoảng 36-120KHz. Tần số càng cao thì lõi biến áp có thể chọn càng nhỏ. - Vdc min Điện áp DC nhỏ nhất sau khi qua khâu nắn điện lưới (khoảng 127V nếu điện thấp nhất là 90V) - Dmax là duty cycle (tỷ lệ khóa ở trạng thái ON trong 1 chu kỳ) tối đa, tham số này sẽ không được lớn quá, nếu không lõi sẽ bị bão hoà từ, hiệu xuất giảm. - Krf Hệ số ripper của xung điều khiển MOSFET. Krf càng lớn (lớn nhất là 1) thì hiệu xuất càng giảm nhưng kích thước lõi biến áp càng nhỏ. Do vậy thường người ta chọn trong khoảng 0.3 đến 0.5. Một số trường hợp để giảm kích thước tối đa như xạc điện thoại chẳng hạn có thể chọn Krf=0.5-0.7, EU thì có thể lên tới Krf=1 Dưới đây là Design Guidelines của Dr. Choi chuyên gia về nguồn xung của Fairchild. Mô tả khá chi tiết và tương đối dễ hiểu các quá trình tính toán http://www.fairchildsemi.com/an/AN/AN-4137.pdf
Bác muốn mod nguồn máy tính thì phải kiếm nguồn Hàn Quốc mới đạt công suất ghi trên vỏ, và phải dỡ biến áp ra cuốn lại, đồng thời phải giữ một số điện áp cũ để nuôi mạch ổn áp. Nguồn switching có dạng xung dương hoặc âm tùy theo cách lấy đầu dây ra, nói chung để có điện áp đối xứng không khó, khó là ở việc tính toán và quấn biến áp thôi.
Em thấy mấy con TOP dùng cũng được có bán ở chợ Nhật Tảo thiết kế cũng đơn giản có cả phần mềm tính biến thế chỉ cần cho thông số vào là xong. http://www.powerint.com/designsoftware.htm. Đây là phần mềm