Tại sao ampli cho âm thanh nhanh, chậm?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by BachDuong, 20/5/08.

  1. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Bác Hiền lạc đề rồi
    Chủ đề bác nói có trong topic âm thanh tự nhiên và âm thanh trung thực ấy :D
    Về âm thanh “ nhanh “, “ chậm “ có lẽ phải nghiên cứu thêm về đặc tính tâm, sinh lý của âm thanh với người nghe
    Em cứ lấy ví dụ như thế này
    Giả sử khi dung đĩa than tốc độ 45 v/ph , ta thay đổi tốc độ 33 hoặc 78 điều gì sẽ xảy ra ?
    Ở tốc độ 33 âm thanh chậm kèm theo tần số phát ra bị giảm
    Ở tôc s độ 78 tình hình xảy ra ngược lại
    Việc cảm nhận nhanh hay chậm trong trường hợp trên do sai tiết tấu là đương nhiên nhưng hãy để ý hiệu ứng kèm theo sai cả tần số, với tăng nhịp điệu tần số cũng tăng theo, giọng Nam thành Nữ, giọng Nữ thì ý éo thành….trẻ con vv…
    Liệu khi nghe nhạc cho dù đúng tốc độ nhưng sắc thái về tần số khác nhau có làm thay đổi cảm nhận về tốc độ khác nhau không ? thiết bị có âm thanh trầm ấm luôn tạo cảm giác “chậm rãi” hơn thiết bị có âm thanh chi tiết , trong sáng ?
    Về độ động thì việc đáp ứng tốt về độ động luôn làm cho cảm nhận về tiết tấu, nhịp điêu “nhanh “ hơn những thiết bi có đô động kém hơn , thiết bị có độ động kém luôn cho cảm giác ề à , thiếu “lửa” trong phong cách biểu diễn
    Những hệ thống có trường âm tiến về phía trước cũng có cảm giác nhanh hơn hệ thống có trường âm lui về phía sau giống như hiệu ứng Doblle
    Suy cho cùng có rất nhiều yếu tố tạo nên cảm giác nhanh , chậm
    Và cũng như vậy không phải chỉ có Amp mới tạo ra cảm giác này mà tất cả những thiết bị trong hệ thống gây ra những đặc trưng trên đều cho cảm nhận tương tự
    Làm thế nào để thay đổi độ động, thay đổi âm sắc, thay đổi trường âm lại nằm hoàn toàn vào kỹ thuật chế tạo thiết bị ( Amp, Rề, Loa, CDP…vv)
    Mời các bác bàn tiếp
     
  2. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Thay đổi độ động( tăng khả năng đáp ứng xung) em đã có trình bày chi tiết ở trên,bác nào có vấn đề cần bổ sung thì thêm vào cho hoàn chỉnh.
    Thay đổi âm sắc(tăng giảm độ lợi ở 1 hay vài tần số nào đó) thì em nghĩ là khoan hãy bàn đến trong topic này vì thực tế 2 ampli khi quét đáp tuyến về tần số thì hoàn toàn như nhau nhưng khi nghe thì rất khác nhau, nên ta chủ yếu phân tích tại sao nó lại khác nhau cái đã.
    Thay đổi trường âm(Không biết có phải ý bác đang nói đến độ dày mỏng của âm thanh hay không ?) thì anh em ta đang bàn đến đây.
    Mời các bác tiếp tục. :D
     
  3. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em xin nêu một VD khác dễ thực hiện hơn ( vì ko phải bác nào cũng có đĩa than) là cái đầu VCD , DVD qiseng , trên remote control của nó có mấy cái nút điều chỉnh tông( hình như là Key ) , bấm tăng , giảm ta thấy giọng ca sĩ từ già chuyển sang trẻ sang trẻ con và kèm theo là cảm giác nhanh dần nhưng nếu đọc số giây , phút trên mặt đồng hồ hiển thị thì vẫn chuẩn.

    Em còn hơi lăn tăn chỗ này chị Thủy ơi , em thấy mấy quả amp đèn thường là trung lồi nhưng bass vẫn ỉu ,âm thanh vẫn có cảm giác chậm :)

    Theo em thì tiếng bass nhanh , gọn ko có đuôi chưa chắc đã mỏng nhẹ đâu bác HienTN ơi (VD âm thanh amp BD ), nhiều âm thanh kéo dài có đuôi vẫn cho ta cảm giác mỏng nhẹ đấy ạ.( VD âm thanh của amp đèn còi ). Vậy âm thanh mỏng nhẹ chưa chắc đã tạo ra cảm giác nhanh , âm thanh dày khỏe chưa chắc đã tạo ra cảm giác chậm :lol:
     
  4. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Chào bác khivang!
    Bác Khỉ hôm nay sao vậy? bác chỉnh tăng giảm tông bằng phím key(digital) thì mạch DSP bên trong nó xử lý tín hiệu,liên quan gì đến tốc độ đĩa!?
    Cái đĩa CD là tín hiệu số mà bác.Lấy cái băng cát sét hay đĩa than thay đổi tốc độ làm ví vụ mới đúng chứ vì nó là analog mừ.Nhưng làm như vậy là thay đổi luôn nhịp điệu nhanh chậm của bài hát.Em đang nói về nhanh chậm theo cảm giác của tai nghe chứ không phải nhanh chậm đo được bằng thời gian.
    Bán dẩn vẫn có thể cho bass dày,uy lực và cảm giác chậm(VD như Pioneer )
    Bán dẩn cho tiếng bass nông,mỏng,nhanh gọn (VD như Denon)
    Theo em thì
    -Tiếng bass mang dòng đủ lớn chạy qua tải loa sẽ cho tiếng bass dày, chắc chắn,chính xác và cảm giác chậm nhưng rất hay,rất lý tưởng.
    -Tiếng bass không đủ dòng để cấp cho tải loa(sinh ra méo biên độ) cũng dày và chậm nhưng cho cảm giác ù tai,vở vụn.Cái này thì do nhiều nguyên nhân như nguồn không đủ dòng,trở kháng ra của ampli lớn...
    -Tiếng bass có biên độ nhỏ nhưng nhiều hài thì cho cảm giác dày,chậm, ấm áp nhẹ nhàng(VD ampli đèn)
    -Tiếng bass xuống không đủ sâu,đanh gọn,dứt khoát (không có đuôi)cho cảm giác mỏng,nhẹ và nhanh.Nguyên nhân là do dùng bán dẩn nhưng hồi tiếp không sâu hoặc bị giới hạn tần số có chủ ý từ người thiết kế,với mục đích tiết kiệm công suất bộ nguồn.
    Trong tất cả 4 trường hợp trên chỉ thay đổi ampli test,giữ nguyên nguồn tín hiệu và tải loa.
     
  5. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Bác thấy em bị làm sao thật à ? Hèn chi mấy hôm rày nghe Cohen hát mà em cứ tưởng như đang nghe Đàm vĩnh Hưng , Ưng hoàng Phúc hát vậy bác ạ :) , cám ơn bác đã chẩn bệnh giúp em nha.Chắc tẩu quá :)
    Oái , bác nghe Pioneer 7800 , 7900, 8800... mà thấy bass dày , chậm thì em chết liền :) . Bass của Denon có thể nhanh , gọn nhưng ko hề nông , mỏng đâu bác ạ , nếu bác đc nghe những bộ phối ghép hợp thì sẽ thấy tiếng bass của Denon cực kỳ uy lực đấy .

    Theo em thì có một nguyên nhân tạo ra cảm giác nhanh , chậm tương đối mạnh là dải trung cao và trung trầm , amp nào lợi trung cao và thường kéo theo âm thanh sáng tiếng , chi tiết thì dễ gấy cảm giác nhanh . Amp nào lợi trung trầm thường cho âm thanh dày, mộc và dễ gây cảm giác chậm . Mời các bác tiếp ạ
     
  6. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Bác Khỉ tẩu thật rùi!
    Bác xem kỹ em nhận xét về tiếng bass trong trường hợp này nè :lol:
    Em đùa cho vui.Bác đừng giận em nhé! :D
     
  7. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Cái nhanh chậm này nó hơi vòng vo vì không biết nhanh chậm so với cái gì.

    Theo em nghĩ nó có thể được gọi là distorsion. Tức là sai khác so với tín hiệu gốc. Ở đây ta bàn riêng về ampli, còn nếu tính sang cả dây dẫn và loa nữa thì hơi phức tạp vì thật ra, đo loa còn khó hơn đo ampli.

    Về distorsion thì em thấy bảo là có mấy loại trong đấy có hai loại dễ thấy nhất là sai về biên độ tần số và sai về pha. Sai về tần số thì em thấy các anh hay đo rồi, nhưng sai về pha (sóng sin dịch đi một đoạn delta t so với sóng sin ban đầu trên trục thời gian). Cái này sẽ gây chồng lấn giữa các tần số vì cái delta t nó không là constant với mọi tần số, từ đó gân nên sai về biên độ dao động ... Đến đoạn này thì em hơi tẩu rồi nên em mời các bác chưa tẩu giúp tiếp.
     
  8. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    -
    Hình như cái này của bác đang bị cái tạm kết luận của em nó " xâm thực" thì phải.
     
  9. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    hien.t.nguyen wrote:
    Nghe đúng(tiếng bass đúng) là 2 từ vô cùng khó xác định! Nghe đúng có nghĩa là nghe rất giống nguyên bản,mà nguyên bản ở đâu,nó như thế nào thì ta hoàn toàn bó tay!

    Tuancd wrote:
    Tôi không hiểu tại sao một người tôi rất hâm mộ vì bạn thuộc phái BIẾT TUỐT( ngược với bọn tôi là dân MÍT ĐẶC) mà lại bó tay trong việc tìm tiếng bas nguyên bản.Trong cuộc đời ít nhất có 1 lần bạn đi phúng đám ma, ở trỏng thế nào chứ ngoài này thì đám nào cũng có trống cái. Với thu nhập phu hồ như tôi mà còn mỗi năm vài lần nghiến răng mua vé vào nhà hát Nhớn để nghe xem tiếng bas tự nhiên nó ra răng. Vậy mà gặp những topic đậm chất KT thế này tôi cũng chỉ dám dựa cột mà nghe thôi.
    Hien.t.nguyen wrote
    Cám ơn bác đã có tham gia tranh luận! nhưng bác hiểu nhầm ý em sao ấy?
    Ý em muốn nói là bản thân cái tín hiệu gốc nó thế nào thì chỉ có những người ngồi ngay tại phòng thu âm lúc đó mới biết thôi, còn đã qua hệ thông ghi âm rồi thì không thể nào xác định được thế nào là tín hiệu gốc!
    Vài lời cùng bác TuanCD!
    Chúc bác vui.


    Kính bác Hiền.
    Bác đọc kĩ lại câu bác viết xem tôi hiểu nhầm ý bác hay bác viết nhầm :lol:
    Nếu bác cho rằng âm thanh nguyên bản là tín hiệu gốc của phòng thu rồi cứ loay hoay tìm cách làm cho mọi người hiểu ý bác thì có đến tết Công gô tôi cũng không hiểu. Đành rằng không có phòng thu thì chúng ta không có đĩa nghe, nhưng các kĩ sư phòng thu cũng cố gắng thu và mix sao cho chúng ta nghe đĩa của họ thu có âm thanh gần giống với liv đấy chứ. Vậy thì hà cớ gì bác cứ loay hoay với tín hiệu phòng thu trong khi đa số anh em lấy âm thanh tự nhiên làm chuẩn mực.
    Quay lại chủ đề chính, tôi có cảm nhận thế này, xin mạnh dạn nêu lên mong anh em giải thích giúp: Đã có lần tôi nghe đôi loa Tannoy SRM ở nhà anh bạn. Đang nghe bằng ampli đèn 300B SE, chúng tôi chuyển sang nghe bằng ampli PP bóng EL 34. Tất cả anh em có mặt hôm đó đều cảm thấy PP EL34 cho âm thanh dường như nhanh hơn SE 300B.Tất nhiên chúng tôi chỉ đổi ampli, còn mọi thứ vẫn giữ nguyên. Tôi không dám đưa ra kết luận gì vì sợ mình hồ đồ. Vậy mong bác nào có thể lí giải xem:
    1/ Cảm nhận của chúng tôi là đúng hay sai?
    2/Nếu đúng thì xin được giải thích từ góc độ kĩ thuật, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
     
  10. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    - Theo thiển ý của tôi cảm nhận trên hoàn toàn chính xác :
    - Về kỹ thuật : tốc suất của Pentot (EL34) cao hơn Triot (300B).

    Đó là chưa chưa kể đến PP/SE; class., dải cao, thấp ...
    kính
     
  11. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20

    Toàn là tẩu viên cả mà bác :lol:
    Sai pha cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi cảm nhận về tốc độ khi nghe nhạc
    Và luôn làm đau đầu các nhà thiết kế
    Có những linh kiện thụ động luôn luôn làm sai pha .ví dụ tín hiệu qua tụ điện làm sớm pha 90 độ và qua cuộn cảm lại làm trễ pha đi 90 độ
    trường hợp này hay gặp trong thiết kế phân tần cho thùng loa nhiều đường tiếng
    ví dụ ; bộ phân tần thụ động suy giảm 6 db làm sai pha 90 độ giữa tiếng trầm và trung, cao
    suy giảm 12 db làm sai pha 180độ. Suy giảm 18 db làm sai pha 270độ
    Có các kỹ thuật để sửa sự sai pha đó nhưng vẫn không hoàn hảo được như loa toàn dải vì loa này không cần phân tần
    Sự sai pha từ các loa trong thùng loa nếu tệ hại có thể gây nên triệt tiêu hay cộng hưởng âm thanh ở những vùng dải tần khác nhau với liều lượng khác nhau, dễ nhận biết nhất là dải trầm, trung trầm
    Với mạch điện cũng có sự sai pha và càng gia tăng nếu dùng quá nhiều hồi tiếp âm
    Hồi tiếp âm thực sự là con dao 2 lưỡi nếu không nghiên cứu kỹ đến nó
    Rất tiếc các bài nghiên cứu về sử dụng hồi tiếp trên diễn đàn này không nhiều và không đủ sâu để đánh giá hết các mặt lợi ,hại của nó. Đa phần chỉ xem xét 1 chiều
    Qua đây mời các cao thủ , các bậc cao nhân có nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này chỉ giáo
     
  12. Tien_Hung

    Tien_Hung Advanced Member

    Joined:
    18/8/06
    Messages:
    976
    Likes Received:
    22
    Location:
    Đây là đài tiếng nói Tây Hồ, Hồ Tây
    Các bác bàn hay quá ! :)
    Em thấy các bác nói toàn đúng chở lên !
    :lol:
     
  13. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Xin cảm ơn bác ThuyLT và bác nxhung.
    Tiếc là những bài viết đúng chất KT của các bác còn hơi hiếm, nhất là bác ThuyLT thì lại quá kiệm lời. Chắc bác muốn dành chỗ cho những bài viết mang tính mua vui cho anh em?
     
  14. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Em cũng đang băn khoăn cái vụ sai pha này, bởi vì nhiều tài liệu nói sự sai pha không ảnh hưởng đến cảm nhận của người nghe, tất nhiên ở đây nói về sự sai pha của tín hiệu ra so với tín hiệu gốc, không nói về sai pha giữa các loa với nhau. Và em cũng nhận thấy rất rất it thiết bị âm thanh nêu ra các thông số về méo pha, hay là độ dịch pha rất nhỏ so với giới hạn cho phép mà người ta thấy không cần thiết phải đưa ra? Về các mạch bán dẫn nếu băng thông tới 100-200 kHz thì méo pha là rất nhỏ, cỡ khoảng < 10 độ tại 30-40 kHz. Đối với ampli đèn có khả năng méo pha sẽ nhiều hơn, nhưng em chưa có điều kiện để kiểm chứng trên phương diện lý thuyết.
    Bác nxhung phân tích chính xác về đặc tính của C và L, nhưng tùy theo các linh kiện R kết nối hay topo của mạch lọc mà đặc tính pha của tín hiệu đi qua sẽ khác đi, không đến nỗi sai nhiều thế đâu ạ. Để em kiếm mấy hình minh họa cho các bác xem.
     
  15. chaubathong

    chaubathong Advanced Member

    Joined:
    15/7/07
    Messages:
    190
    Likes Received:
    2


    :D Bác ThuyLT phán như vậy thì Em phải đi tìm mua ngay một cái Ê - QUA - LI - ZƠ thôi .

    Lúc nào thích nhanh sẽ có nhanh
    Lúc nào thích chậm sẽ có chậm :lol:

    Phương án này của em có khả thi không ? Bác ThuyLT
     
  16. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    ClassA wrote:
    Em cũng đang băn khoăn cái vụ sai pha này, bởi vì nhiều tài liệu nói sự sai pha không ảnh hưởng đến cảm nhận của người nghe, tất nhiên ở đây nói về sự sai pha của tín hiệu ra so với tín hiệu gốc, không nói về sai pha giữa các loa với nhau.


    Bác nxhung nói đến phân tần chắc là nói đến sai pha giữa các loa thành phần với nhau rồi.
     
  17. daruto

    daruto Advanced Member

    Joined:
    15/7/07
    Messages:
    129
    Likes Received:
    0
    Món này bác rõ hơn em chứ :( , ví như class A tụ nguồn cần lớn hơn class AB đó. Phải vậy không mấy bác.
    Em kiến thức hạn hẹp mong các cao nhân chỉ giáo thêm!! :wink:
     
  18. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    22
    Location:
    HCM
    Em chào bác.
    Mạch nào cần dòng lớn thì tụ nguồn phải to,em đồng ý với bác quan điểm này.
    Nhưng tụ to mà mạch lại không cần dòng lớn thì cũng không phát sinh thêm nhiểu bác ạ.
    Tụ lớn thì cần nhiều năng lượng để nạp,nó sẽ cần 1 dòng lớn lúc vừa nạp thôi,nhưng sau đó nếu đã đầy rồi thì không cần dòng lớn nữa ạ,dĩ nhiên em đang nói trong trường hợp mạch mà nó cung cấp nguồn không cần dòng lớn.
    Theo ý em thì tụ càng lớn càng tốt,nó sẽ trử điện như 1 cái acquy ấy.
    Tuy nhiên thì tụ to sẽ đắt tiền và chiếm diện tích đáng kể trên PCB nên cũng phải cân đối giữa nhu cầu sử dụng và các yếu tố khác.
    Cần nói thêm 1 điều là tụ lớn thường dẩn tần cao rất kém nên hay gặp trường hợp tụ vài chuc ngàn uF mắc // với tụ vài uF và tụ 0.1uF,để khắc phục nhược điểm trên.
    Em chúc bác vui.
    Thân.
     
  19. No-Fear

    No-Fear Advanced Member

    Joined:
    13/11/06
    Messages:
    380
    Likes Received:
    3
    Đọc bài của các Bác Em vở ra nhiều điều. Các Bác cho Em hỏi liên quan đến vụ Bass nhanh chậm mà Em hỏi bên kèn sáo Club chả ai trả lời.
    Hiện giờ Em đang dùng cái Ampli có công suất 300W/ch/4ohm và 150W/ch/8ohm đánh cho 4 cái Bass mổi cái 8ohm, Em dùng mổi bên loa là 2 bass tức lúc này trở kháng của mổi bên là 4 ohm, nói chung tiếng nghe cũng được nhưng Em cảm thấy tiếng không đủ lực và không đủ nhanh, vậy Em dự định dùng thêm 1 cái Ampli y như vậy tức là Em dùng 2 cái Ampli cho dải Bass mổi bên 1 cái Ampli chỉ dùng cho 2 bass một bên loa thôi, kênh trái và phải của Ampli dồn vào mắc chung cho 2 cái bass 1 bên và tương tư cho bên loa còn lại thì tiếng Bass có hiệu quả hơn không nhanh hơn, lực hơn hay không ???? Mong các Bác trả lời dùm . Thank !

    Em cũng góp vài ý về vụ Bass nhanh chậm:
    -Về phượng diện bề ngoài thì Bass lớn chậm, bass nhỏ nhanh...
    -Về phương diện công suất Ampli lớn thì Bass nhanh có lực và , công suất nhỏ thì bass chậm mà yếu quà thì kéo loa không nổi không những chậm mà còn có đuôi và chậm hơn nửa thì ù luôn
    -Còn cái nửa rất quan trọng là Xover nửa : cắt đứng tức không cho loa làm việc dài ra thì Bass nhanh gọn dứt khoát, và cặt xover càng sâu thì tiếng Bass sâu và chậm và ăn công suất nhiều vậy dùng xover cắt đến đoạn nào mà công suất Ampli vừa đủ đáp ứng thôi là OK..... Các Bác tiếp tục ạ và nhớ trả lời Em để Em còn biết đường đi ạ....
     
  20. tanyenbai

    tanyenbai Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    153
    Likes Received:
    1
    Các cao thủ cho em hỏi một tý tại sao trên lý thuyết tiếng bass thường ở khoảng tần số 35 tới vài trăm hz tức là dao động từ 35 tới vài trăm lần một giây, mắt người lại chỉ phân biệt các dao động dưới 24hinh giây, vậy vì sao ta lại nhìn thấy loa bass dao động khi mở AMP ở mức volum lớn.
     
  21. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Em là thấp thủ nên cứ xúi bẩy bác thế này : bác thử với sóng sin (đơn) 35Hz xem sao ợ :) phiền bác xài con amp khủng 1 tý ...
     
  22. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em xin le te một tý.
    - Vì khối lượng của màng, côn, nhện, gân ( gọi chung là phần động bác nhé) nên khi màng loa dao động sẽ sinh ra quán tính, chuyển động lớn thì quán tính lớn.
    - Tín hiệu điện từ amp kích thích loa hiệu quả nhất khi loa ở vị trí cân bằng vì lúc đó cone loa nằm chính giữa vùng từ lực của nam châm. Khi cone loa di chuyển ra khỏi vị trí này thì tương tác từ trường sẽ nhanh chóng suy giảm nhưng vì quán tính nên phần động này vẫn chuyển động thêm một chút nữa rồi mới quay về vị trí cân bằng, trong thời gian này mà amp lại bơm tín hiệu vào tiếp thì sẽ sinh ra rối loạn chuyển động làm màng loa bị mất kiểm soát nên sinh ra những chuyển động kiểu cộng hưởng ( khoảng vài Hz ) nên mắt bác nhìn đc những dao động này.
    - Khắc phục hiện tượng này có nhiều cách : VD như dùng loa có hệ treo ( gân, nhện ) có độ đàn hồi tốt và khối lượng phần động nhỏ ( để triệt tiêu bớt quán tính ), nam châm có từ lực khỏe ( kiểm soát tốt ), amp công suất lớn ( cũng để kiểm soát tốt )...
     
  23. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Về hiện tượng vật lý này em xin có ý kiến để các bác xem xét nhé
    Do có hiện tượng lưu ảnh trong não người khoảng 1/24 s nên trong điện ảnh người ta chỉ chiếu với tốc độ 24 hình/s tức là cứ 1/24s ghi 1 hình
    Giả sử quay cảnh oto chạy trên đường ,nếu vận tốc góc của bánh xe cũng là 1/24 s 1 vòng có nghĩa là cứ mỗi lần ghi hình mọi vị trí trên bánh xe lại quay về vị trí cũ ( xe con có đường kính bánh xe khoảng 0,4m ,chu vi sẽ là 1,25m .Vậy vận tốc dài của nó là 24x1,25=30m/s hay 108km/h ) Khi chiếu cảnh phim này ta thấy bánh xe không quay
    Nếu xe chạy với tốc độ cao hơn vận tốc trên, ta thấy bánh xe quay theo chiều chuyển động nhưng không nhanh như thực tế.Ngược lại nếu chạy chậm hơn lại thấy bánh xe quay ngược lại với chiều chuyển động :)
    Quay lại với cái màng loa ,khi phát đúng tần số 24 hz chưa hết nó phải có biên độ không đổi nữa ta mới không thấy được màng không chuyển động.Điều này khi nghe nhạc khó xảy ra,còn các tần số khác ta vẫn thấy màng di chuyển nhưng không đúng với tần số thực giống như bánh xe oto vậy
    Chả biết có đúng không nữa :oops:
     
  24. tanyenbai

    tanyenbai Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    153
    Likes Received:
    1
    Em thì thấy bác khỉ vàng giải thích có lý hơn, liệu có phải có hiện tượng trừ tần số của hai dao động ,dao động cũ chưa tắt hẳn và dao động mới ở tần số gần với tần số dao động cũ, kết quả có dao đông ở tân số rất thấp dưới 24 hz, lúc này bằng mắt ta thấy được dao đông của loa... không hiểu em hiểu như vậy có đúng không bác khi vàng?
     
  25. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thực ra hiện tượng rối loạn hoạt động của màng loa khi có cộng hưởng rất phức tạp vì nó có quá nhiều tham số như khối lượng riêng của phần động, thể tích thùng, hệ số Fq, Fs, từ lực của nam châm, amply,tần số...em nhớ có đọc trong tạp chí Radio technika của anh Hai (có cả ảnh chụp từng giai đoạn và đồ thị biểu kiến của tần số)cũng khoảng...20 năm có lẻ rồi nên ko nhớ chi tiết nhưng vẫn hình dung đc, cũng đại loại như bác hiểu, cố giải thích có khi lại rối thêm :) .
    Nếu bác để ý sẽ thấy amp có đủ công suất đánh vào loa thì tiếng bass chắc gọn, xuống sâu nhưng nhìn màng loa thấy chuyển động rất ít, ngược lại amp còi thì thấy màng loa dao động rất nhiều nhưng tiếng thì bể, nhão và ù.
    Cũng tương tự với những loa có củ nam châm to, khỏe thì màng loa hoạt động cũng ít bị hiện tượng dao động cộng hưởng vì từ lực của nam châm cũng tham gia vào quá trình hãm cone loa khi nó hoạt động nghịch ( khi bơm suất điện động trở về amp ), nhưng cũng ko nên chọn loa có nam châm to quá vì sẽ...mất bass :) do sự hãm quá mức và lúc đó lựa chọn amp sẽ rất khổ đấy ạ. Các bác thích DIY loa cần chú ý khi chọn củ loa, nhất là loa của bác hàng xóm "tốt bụng" của VN ta.
     

Share This Page

Loading...