Tại sao ampli cho âm thanh nhanh, chậm?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by BachDuong, 20/5/08.

  1. tanyenbai

    tanyenbai Advanced Member

    Joined:
    8/7/07
    Messages:
    153
    Likes Received:
    1
    Các bác cho nhà cháu hỏi một tý : khi ta đưa một xung vuông ở tần số của tiếng bass khoảng 70 hz vào đầu vào của amp, về nguyên tắc nếu dùng máy hiện sóng kiểm tra ở đầu ra của amp cũng là xung vuông ,về định tính amp cho tiếng bass tốt vì giữ nguyên được dang tín hiệu đầu vào. Lúc này em giảm nút tép đi lập tức ở đầu ra dạng xung thay đổi hai góc vuông phía trên bị tù đi, không còn là góc vuông như đầu vào nữa. Các bác cho hỏi nguyên nhân vì sao có hiện tượng đó ? Có phải việc giảm tép là tiêu diệt sóng hài bậc cao của tiếng bass ,em còn nhớ đã đọc trên forum của mình có bác đã nói linh hồn amp ở dải cao thì phải.
     
  2. tiensy852000

    tiensy852000 Approved Member

    Joined:
    25/3/08
    Messages:
    27
    Likes Received:
    0
    Chào bác Tân!
    Em xin mạo muội phân tích cùng bác nhé, điều bác nói cũng thú vị đấy, em xin đưa ra một số dẫn chứng cùng xem xét nha bác.
    Việc test ampli bằng xung vuông thì em chưa từng làm bao giờ, Thiết nghĩ nếu bác test bằng xung vuông thì bác sẽ không nhìn thấy rõ được, bởi lẽ bản chất chất tín hiệu nhạc tương tự hình sin. Ví dụ như trường hợp tín hiệu ngõ ra hình sin bị hơi nhòe ở đỉnh hoặc biến dạng khác biệt ở hai đỉnh bác sẽ khó lòng mà nhận ra được.
    Quay trở lại vấn đề của bác nhé.
    Đặc điểm của sóng vuông là tại thời điểm bị cắt ngang, tín hiệu không thay đổi (độ rộng bán kỳ) xét trong khoảng thời gian này thì nó giống như dòng điện DC.
    Tại sao khi để tất cả các volume tùy chỉnh ở mức giữa (Chế độ đáp tuyến phẳng nhất) thì ngõ ra ta nhận thấy được rõ sóng vuông là vì : Tín hiệu này còn hoàn hảo khi xuất hiện ở ngõ ra là vì tác dụng của mạng lọc thông thấp. Mạng lọc thông thấp sử dụng hồi tiếp bằng điện trở.

    Nhưng Bác thay đổi biến trở tác dụng ở vùng HI là bác đang thay đổi mức biên độ hồi tiếp ở mạng lọc mà tín hiệu quay về bằng tụ. (Vì thế khi ở tín hiệu sin nó sẽ tác dụng rất tốt) còn ở tín hiệu vuông thì nó chỉ tác dụng ở phần sường thôi, phần tín hiệu đang biến thiên và dĩ nhiên là phần cắt ngang của sóng vuông sẽ không tác dụng tốt với tụ. Kết quả là bác sẽ thấy xung vuông bị biến dạng.
    Mời các bác tiếp tục !
    Thân Chào các bác.
     
  3. thuongshoo

    thuongshoo Advanced Member

    Joined:
    23/11/06
    Messages:
    171
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hồ Chí Minh
    tiếng nhanh thì gần như amply nào cũng vậy! đại đa số!
    còn tiếng chậm thì chỉ có 1 vài cái!

    cách đây cỡ vài năm, đài Long An, Bình Dương tự nhiên lúc chương trình ca nhạc thì tiếng "chậm". Chi cũng chậm! Cứ như là con gái ẻo lả nói chuyện! Vang lên rồi hạ xuống dần, chứ 0 "dứt khoát", "mạnh mẽ". Đài Tp thì có 1 số lần trực tiếp ca nhạc ở sân khấu Lan Anh cũng vậy! Năm mà Khánh Ngọc đoạt giải 1 tiếng hát truyền hình Tp HCM cũng vậy! Năm đó, sân khấu ca nhạc chắc cú là xài cái amply đặc biệt. Năm nó , kêu thanhtruc vô đài tp hỏi xem họ xài cái amply gì thì thanhtruc trả lời là xung quanh đài công an quá trời, sao dám xông vô hỏi được :lol:

    tui thấy ở diễn đàn mình rất hay offline, và có gặp mặt nhau. Kiếm 1 cái amply "chậm" nghe thử rồi nói tiếp.
     
  4. hieuvu

    hieuvu Advanced Member

    Joined:
    20/10/06
    Messages:
    604
    Likes Received:
    672
    Theo tôi độ nhanh chậm của một ampli chính là tốc độ truyền tải năng lượng âm thanh một cách đầy đủ đến tai người nghe. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng cung cấp liên tục và tức thời của nguồn điện. Như vậy nếu cùng một nguồn công suất, mạch nào đã tiêu thụ hết năng lượng của nguồn cung cấp ( ví dụ mạch khuếch đại công suất loại A, công suất âm thanh ra loa liên tục bằng 15% công suất nguồn, phần còn lại tiêu tán thành nhiệt) thì ở những đoạn nhạc cao trào hay nhiều tiếng bass, do năng lượng nguồn cung cấp không đổi, ta tạm coi là để bảo toàn năng lượng, thì âm lượng liên tục lúc nãy phải giảm đi một lượng bằng âm lượng tức thời, chính đây là nguyên nhân làm cho ta có cảm giác chậm, là do đặc tính tai của ta đang nghe một lượng ví dụ bằng một, bây giờ chỉ còn 0,8, điều đó thính giác hiểu là âm thanh đến chậm hơn vì qua một quãng đường dài hơn và tiêu hao hết 0,2.
    Để thử nghiệm ta hãy nghe một bản nhạc có dãi động lớn ví dụ giao hưởng, nhưng bằng cách nào đó chỉ nghe khoảng 30% công suất liên tục tính toán, sẽ thấy là âm thanh nhanh hơn khi nghe gần tới ngưỡng công suất liên tục thiết kế.
    Để có đủ năng lượng đáp ứng tức thời, các mạch cấp nguồn sử dụng nguồn xuyến, có công suất gấp nhiếu lần công suất âm thanh, kết hợp tụ reservoir có dung lượng lớn để tăng tính động( độ nhanh chậm) cho máy.

    Lời quê góp nhặt dông dài
    ...
     

Share This Page

Loading...