Tại sao dây loa lại phải xoắn?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by hungcuong, 12/10/10.

  1. dragous

    dragous Advanced Member

    Joined:
    7/12/09
    Messages:
    690
    Likes Received:
    101
    Location:
    Capital
    không bác nào chịu check lại xem em nói đúng hay sai ah`. :(
     
  2. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Cái này em tin là bác Cynep biết rõ đấy ạ, bác hỏi trêu bác thôi.
     
  3. dragous

    dragous Advanced Member

    Joined:
    7/12/09
    Messages:
    690
    Likes Received:
    101
    Location:
    Capital
    :mrgreen:
    Hóa ra em giải thích đúng àh
     
  4. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.761
    Likes Received:
    61
    Location:
    Антарктида
    Tham khảo, tham khảo :(
     
  5. Suneo

    Suneo Advanced Member

    Joined:
    18/10/10
    Messages:
    61
    Likes Received:
    0
    Cuối cùng thì chả biết là tại sao dây loa lại phải xoắn cả. :( :( :(
     
  6. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    181
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Bác giải thích "sai" !
    Vì bác nói là xoắn vào để 2 sợi đỡ gây nhiễu cho nhau và lại xoắn sao cho dây này gần như vuông góc với dây kia => một sợi sẽ phải rất dài để có thể quấn lò xo bên ngoài sợi kia( một sợi chạy thẳng một sợi chạy xoắn lò xo)... Và đa phần dây loa không có kết cấu xoắn kiểu đó ạ!

    Em thì em kết luận về việc xoắn dây nó có lợi thế này ạ:
    - Nhìn dây xoắn vào đẹp hơn
    - Dây xoắn vào sẽ đỡ bị rối :lol:
     
  7. bachthutri

    bachthutri Advanced Member

    Joined:
    31/3/07
    Messages:
    250
    Likes Received:
    2
    Em thì hiểu hơi khác: Dây loa là dây dẫn tín hiệu từ amp ra loa. Nó thường cần đáp ứng các tiêu chí: Điện trở nhỏ, điện dung giữa dây (-) và dây (+) phải lớn, từ trường giữa các dây cùng dấu nhỏ
    - Điện trở nhỏ: Phụ thuộc chất liệu dây dẫn, tiết diện dây và diện tích bề mặt dây
    - Điện dung: phụ thuộc lớp điện môi. Đa phần dùng nhựa polymer cá biệt có hãng dùng teflon. Về lý thuyết càng dầy càng xa nhau càng tốt nên các dây thế hệ cũ thường to như con rắn, con trăn :lol:
    - Từ trường: phụ thuộc cấu trúc dây. Nếu các dây // không cách ly tốt thì từ trường lớn do vậy mỗi hãng chọn 1 giải pháp
    + Nhiều hãng chọn cách xoắn lại vì nó đơn giản, đẹp, tránh hiệu ứng //. Vuông góc thì không được rồi nên xoắn cũng tạm
    + Nhưng có những hãng đã cách ly cực tốt bằng dung môi đặc biệt thì họ chạy song song nhiều sợi mảnh ví dụ như Nordost.

    Vì tín hiệu có cả 3 dải Low- Mid - High nên dây phải đáp ứng cả 3 dải mới là dây tốt. Nhưng lý thuyết thì cho thấy tín hiệu càng có tần số cao càng chạy trên bề mặt nhiều ( hiệu ứng mặt ngoài skin effect ). Do khoảng cách dây ngắn, chỉ là vài M, nên khó có thể thấy tín hiệu high chạy nhanh hơn low cho dù thực tế nó thế. Do vậy các hãng thường có xu hướng làm dây có bản dẹt hoặc nhiều sợi để tăng diện tích bề mặt.

    Nhưng cuối cùng khi trong phòng labs người ta mới quyết định to đến bao nhiêu, bao nhiêu sợi là đủ vì nói cho cùng tần số âm thanh nghe được cũng chỉ trong khoảng hữu hạn nên nếu đưa các thông số quá lớn vào dây dẫn cũng không có tác dụng nữa có chăng chỉ là chiêu PR.

    Tuy nhiên ngày nay càng ngày người ta càng chứng minh rằng dải high lớn thì âm thanh nghe lung linh hơn nên các thiết bị audio đều cố gắng mở rộng giải tần ngày 1 cao hơn. Đầu đọc nâng chuẩn cao hơn ( SACD là 100KHz chứ không như CD ), amp của 1 số hãng lớn đáp tần lên đến 200 KHz, loa đáp tần trên 50Khz ( Ribbon ) thậm trí dùng cả loa Ion Plasma để có được khả năng tái tạo âm thanh ở tần số trên 100 Khz cho dù về lý thuyết tai người khó có thể nghe quá 50Khz.

    Thực nghiệm chứng minh nếu có nền tần số trên 50Khz hoặc cao hơn thì phần âm thanh nghe thấy ở giải cao của người sẽ cảm nhận được lung linh hơn dù vẫn nghe ở khoảng 18khz-35khz. Nó hơi giống như các hãng TV cố gắng tạo màu nền siêu đen để các màu khác thể hiện trên nền đen đó vậy.

    Do vậy các hãng thành danh trong phân khúc dây loa siêu cao cấp đều hướng đến mục tiêu này và họ cũng PR cho nó để bán sản phẩm. Em thì quan niệm nếu chưa chơi nhạc từ SACD, chưa có amp giải thông lớn, chưa có loa tweeter ribbon hay plasma thì dây dân siêu hạng sẽ là lãng phí.
     
  8. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
     
  9. bachthutri

    bachthutri Advanced Member

    Joined:
    31/3/07
    Messages:
    250
    Likes Received:
    2
    Tất cả câu hỏi của bác sách nó bảo thể còn nếu ngại thì hỏi giáo sư Gù !
     
  10. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Bác có thể chỉ cho em sách nào (một vài quyển thôi cũng được), hoặc đường link nào với, em gúc mãi mà chưa ra mấy ý bác nói :(
     
  11. Buns

    Buns Advanced Member

    Joined:
    23/9/06
    Messages:
    535
    Likes Received:
    2
  12. HoanComf

    HoanComf Advanced Member

    Joined:
    29/5/09
    Messages:
    888
    Likes Received:
    61
    Location:
    Hà Nội
    Để giảm điện cảm.
     
  13. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    181
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    EM thấy bác hỏi hơi bị chi tiết quá đấy ạ !

    Em cũng đọc được nhiều bài báo Nghe nhìn cũng nói đến vấn đề âm tần số cao và thấp hơn ngưỡng nghe. Tuy rằng tai người không nghe thấy nhưng những âm tần cao và thấp hơn đó vẫn được cơ thể cảm nhận đươc (cái này em chả biết là bộ phận nào cảm nhận nên cứ để cả cơ thể cảm nhận ).
     
  14. bachthutri

    bachthutri Advanced Member

    Joined:
    31/3/07
    Messages:
    250
    Likes Received:
    2
    High-Frequency Sound Above the Audible Range Affects Brain Electric Activity and Sound Perception study by Oohashi, Nishina, Kawai, Fuwamoto
     
  15. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Em hỏi chi tiết vì thấy bác Bachthutri nêu ra nhiều khái niệm mới và lạ so với kiến thức cơ bản của nhân loại :shock:

    Còn chuyện cảm nhận được âm thanh tần số cao ngoài ngưỡng nghe sinh học của con người thì chỉ mới là phỏng đoán chứ chưa có sự thừa nhận chính thức nào từ giới khoa học bác ạ. Hoặc giả là em lạc hậu chưa kịp cập nhật tin tức, nên nếu có tài liệu KH nào chính thức thừa nhận chuyện này thì bác cho em xin cái đường link để em mở rộng tầm mắt.
     
  16. espadon_vn

    espadon_vn Advanced Member

    Joined:
    26/3/08
    Messages:
    8.580
    Likes Received:
    181
    Location:
    KenKen /Xóm 4 - Lại Yên - Hoài Đức - Hà Nội/ Số 4
    Nói về cảm giác thì khoa học khó chứng minh lắm bác ạ :lol: Như kiểu một người cảm thấy bồn chồn khi sắp có điều gì đó chẳng lành sắp diễn ra. Mà cảm giác đó đôi khi đúng ở một số người.
    Mà nói về tần số âm ngoài ngưỡng nghe của tai thì em xin ví dụ đơn giản là động đất ạ, động đất có thể có tần số rung động thấp nhưng vì cường độ lớn, mặt đất rung chuyển nên ta cảm nhận được rất rõ. Vậy nếu một sóng âm với tần số thấp mà có cường độ lớn phát ra gần cơ thể cũng có thể làm cơ thể ta rng lên => cơ thể cảm nhận đc nhưng tai đâu có nghe được ạ.

    Ví như nghe nhạc bằng tai nghe và bằng loa rất khác nhau ở chỗ là khi dùng tai nghe thì chủ êếu ta cảm nhận âm nhạc qua đôi tai còn khi nghe bằng loa thì có thể cảm nhận bằng cả cơ thể ( Cơ thể ta nhu rung lên khi nghe những âm trầm sâu và uy lực, cảm thấy lạnh tóc gáy khi những âm cao chót vót).
     
  17. zeze

    zeze Advanced Member

    Joined:
    24/8/08
    Messages:
    1.158
    Likes Received:
    71
    Em xin trích 1 đoạn bình luận của bác DũngAudio (trang 6 của shop), về lợi ích của dây dẫn chạy song song:

    Cách sắp xếp các chất dẫn điện, chất cách điện và đầu cắm trong dây sẽ tạo nên cấu hình dây dẫn. Đối với một số công ty, cấu hình dây dẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết kế dây, hơn cả chất liệu của chất dẫn điện và kiểu dáng dây.
    Một ví dụ chứng tỏ cấu hình có những ảnh hưởng đến sự trình diễn của dây đó là thay vì chạy hai dây dẫn điện song song với nhau thì ta xoắn chúng lại với nhau một cách đơn giản. Việc xoắn lại sẽ giúp giảm đáng kể điện dung và trở kháng trong dây. Cấu hình mà trong đó hai dây dẫn mắc song song với nhau tương tự như sơ đồ của một tụ điện có hai dây chạy song song với nhau.
     
  18. bachthutri

    bachthutri Advanced Member

    Joined:
    31/3/07
    Messages:
    250
    Likes Received:
    2
    Thực ra thì bác hay em không nghe thấy sóng hạ âm hay cao tần là bình thường nhưng chó, ngựa, mèo nó nghe thấy... Nhiều bác được mệnh danh là tai sói thì nghe tốt hơn... người thường thì 20Hz-20Khz nhưng có người nghe được ở tần số cao hơn nhiều. Thông thường ở các phòng labs họ thử thiết bị bắng Osc nhưng vẫn cần những chuyên gia thẩm âm và đó chính là những người có đôi tai đặc biệt đấy

    Trong quân sự thì kiến thức này là hết sức cơ bản nên nếu bác chưa biết thì nên cố tìm mà đọc chứ em nghĩ cứ nêu ở đây mod sẽ xoá vì không phù hợp. Bác có thể search tài liệu của bọn accapella để tự tìm hiểu sao bon nó lại làm loa Plasma có tần số giao động lên đến 80Khz - 120Khz nhé !

    Trong quân sự có 1 thiết bị gọi là còi câm hay loa câm. Thiết bị này khi hoạt động tuy tai không nghe thấy nhưng nó làm người ta nhưng phát điên vì nó tác động lên tiền đình bác ạ. Do vậy tuy không nghe được nhưng cảm nhận được !
     

Share This Page

Loading...