Tụ điện - Đo tụ và các vấn đề liên quan

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by tai_trau, 3/3/21.

  1. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.503
    Likes Received:
    4.810
    Location:
    Hà Nội
    Đây là bài viết của bác @AudioNga .
    Cám ơn bác vì bài viết hữu ích.
    Em tách ra đây để anh em tham khải và bàn luận tiếp.

    "Dear các bác,
    Vấn đề này khá thú vị và đã từng có nhiều tranh cãi xoay quanh việc có hay không có thiết bị như vậy. Trong phạm vi hiểu biết của mình, em xin góp một ý kiến phản hồi như sau:
    Thiết bị có hay không đôi khi là do có người bán nó hay không thôi, dù kết quả đúng hay sai. Em tiếp xúc với rất nhiều thiết bị đo lường từ rẻ tiền đến đắt tiền rồi nhưng không thấy loại LCR hay multimeter nào được thiết kế để luôn đo chính xác linh kiện đang nằm trong mạch (có kết nối tới linh kiện khác) chỉ với 2 que đo cả.

    Cái gì cũng có lí do của nó. Em xin đưa ra vài tình huống sau để các bác thấy rõ hơn:
    1. Giả sử một tụ điện đấu nối tiếp với một điện trở. Giá trị của điện trở có thể đo một cách chính xác bằng đồng hồ DC vì tụ điện coi như "hở mạch" với điện DC.
    2. Giả sử có 2 (thậm chí 3, 4, ... , n) con điện trở cùng chất liệu nhưng khác trị số đấu song song và tất cả đều bị mờ số. Nếu có một thiết bị kẹp vào mà biết giá trị chính xác của từng con thì hẳn là thế giới phải xem lại cả nền toán học. Tại sao lại thế? Vì một phép đo như trên ta chỉ thu được 1 phương trình toán (R1 // R2 // ... // Rn = giá trị hiển thị) nhưng số ẩn thì là nhiều hơn một (R1, R2, ... , Rn) nên toán học xưa nay bảo là "không thể giải được".
    3. Giống TH2 nhưng là nhiều quả tụ cùng chất liệu và khác trị số.
    4. Giả sử có một chiếc điện trở đấu song song với một chiếc tụ. Ta có thể đo được cả hai bọn chúng vì: (1) đầu tiên dùng tín hiệu đo là DC (đồng hồ vạn năng cơ chẳng hạn) để đo riêng R, sau khi kim đồng hồ nằm ở vị trí ổn định thì kết quả chỉ phụ thuộc R, tụ có cũng như không; (2) tiếp theo ta cấp AC để đo tổng trở kháng (R và C). Vì đã biết R nên ta có thể tính C. Ở đây, ta có hai ẩn số (R và C) nhưng ta vẫn xác định được vì ta có hai phương trình như đã phân tích. Lật lại TH2, ta không thể áp dụng cách này cho TH2 vì các điện trở bên trên có cùng kiểu đáp ứng với nhau ở mọi tần số nên đo kiểu gì thì bọn nó cũng dính với nhau :)
    5. Giống TH4 nhưng là điện trở đấu song song với cuộn dây.
    6. Giả sử một điện trở đấu vào 2 chân một IC. Rõ ràng ta chịu không biết bên trong con IC có hổ lốn thứ gì đang nối với con điện trở này. Vậy thì đồng hồ phải tìm ra một ẩn số (là R) mà không biết rõ tổng số ẩn số và hình dạng của các phương trình.
    Rõ ràng là:
    • TH1 quá đơn giản, đo tốt, chỉ cần dùng đồng hồ bình thường vẫn đo được R.
    • TH2 & TH3 khoa học bó tay.
    • TH4 và TH5 đo được nhưng chế độ đo của TH4 khác chế độ đo TH5, không dùng chung được. Và nếu phát sinh thêm kiểu R // L // C thì lại là một chế độ mới, không hề dễ giải quyết. Vậy trong thực tế, phải sinh ra sẵn bao nhiêu chế độ đo để làm việc với một chiếc amply có mạch kiểu mạng nhện RR...CCC...LLL...?
    • TH6 thì khỏi bàn vì quá phức tạp.
    Chốt lại:
    • Về mặt kỹ thuật: một số trường hợp đặc biệt (như TH1) thì ta đo được; một số phức tạp hơn như TH4, TH5 thì vẫn đo được với một thiết bị chuyên dụng nào đó, một số đồng hồ còn có nhiều que đo để tăng thêm số lượng phương trình, nhằm tính được nhiều ẩn số cùng lúc; các TH còn lại (2, 3, 6) và TH nhiều linh kiện đấu mạng nhện với nhau thì khoa học không giải được đâu ạ.
    • Về mặt thương mại: đã gọi là đồng hồ thì cứ kẹp vào linh kiện là có số hiện ra. Vấn đề chỉ là con số đó có phải là giá trị vốn có của linh kiện không thôi.
    Ngoài lề chút: câu chuyện này giống như việc có một chiếc cân có thể cân nguyên một túi tôm cua cá mà biết từng con nặng bao nhiêu lạng vậy. Trong phần lớn trường hợp là bất khả thi nhưng cũng có ngoại lệ. Có bác vẫn thu được kết quả khá đúng nếu biết thêm thông tin như "gọi là túi nhưng chỉ có 1 con" hoặc "có 3 con cá nhưng to bằng nhau" hoặc "trong túi có con trắm đen to bằng bắp đùi với vài con tôm đồng thôi" ... :)

    Cảm ơn các bác đã dành thời gian đọc ủng hộ em.
    AudioNga".

     
    Tuilaai and AudioNga like this.
  2. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.603
    Likes Received:
    966
    Em chưa đọc thớt gốc nhưng em thấy bài ở trên cũng đâu có vấn đề gì to tát đâu ạ!
    Em ví dụ máy tính làm được rất nhiều việc, nhưng đưa máy tính cho mấy cụ già thì chắc là chỉ dùng xem hình ảnh là hết.
    Công cụ là để sử dụng, nhưng sử dụng đúng là do người dùng. Không biết cách dùng dụng cụ thì kết quả sai thôi.

    Bác nào làm chuyên đo lường sẽ biết, để đo những giá trị chính xác cao thì cho dù thiết bị đo có xịn tới mấy mà phương pháp thực hiện không đúng, điều kiện môi trường không đúng thì kết quả sẽ không chính xác như đúng specification.

    Đối với audio thì có vẻ không cần phải chính xác như vậy, nhưng muốn đo đúng thì phải đo đúng phương pháp, phải sử dụng công cụ đo theo đúng hướng dẫn. Thế thôi.
     
    Ngoc2 and AudioNga like this.
  3. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    79
    Bài viết của Bác Audio Nga hay quá, tôi xin góp vui với ACE thế này:
    Hiện nay thời đại đã đổi thay sang trang 4.0 , các loại máy móc được gắn thêm mỹ ngôn là Smart :), (Thông minh) ,AI (trí tuệ nhân tạo) .... mà đã là thông minh hay trí tuệ nhân tạo thì ... làm được tuốt... hic hic.
    Trên thực tế những máy đo có khả năng thông minh suy luận này nó cũng đã đo được tụ trên mạch mà không phải tháo ra nhưng thông số mà nó đo được chủ yếu là thông báo chập hoặc đứt chứ về trị số tụ thì không phải chỗ nào cũng chính xác; với tụ nhỏ thì còn nội suy được chứ đặc biệt với tụ lớn thì trị số đo ra thường hay sai bét.
    Xin mạo muội gửi vài ý để các ACE, các Cụ, các Mợ được biết, và xin gửi hình để biết ( hình tham khảo ko phải quảng cáo :) ạ)
    Thuylt
    Kính thư!
     
    Satuki and Tuilaai like this.
  4. leminhtulinh

    leminhtulinh Advanced Member

    Joined:
    1/6/16
    Messages:
    551
    Likes Received:
    859
    Trong mạch mà cuộn cảm song song với tụ điện ( vd như phân tần loa mid bass chẳng hạn,...) nếu không rã mối hàn thì sao mà đo được con tụ. Cái máy nào vượt qua được nguyên lý vật lý cơ bản mà đo được tụ đó chắc là máy đó dùng năng lượng tối hoặc máy đo của người ngoài hành tinh o_O
     
  5. naturalaudio

    naturalaudio Approved Member

    Joined:
    4/6/19
    Messages:
    18
    Likes Received:
    6
    Có bác nào chỉ dùm em cách dùng VOM đo để phân biệt cực (+) và (-) của tụ Hóa! (tụ bị tháo vỏ)
     
  6. vuthanh6

    vuthanh6 Advanced Member

    Joined:
    31/8/07
    Messages:
    802
    Likes Received:
    66
    Chưa gặp trường hợp này. Nhưng bác thử cách nạp tụ bằng pin của VOM hay pin ngoài xem trong trường hợp ngược cực nó có tích được áp không?
     
  7. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.603
    Likes Received:
    966
    Em cũng chưa thử trường hợp này bao giờ. Nhưng trong trường hợp test ra cực rồi mà không dám chắc đúng thì bác cứ hàn theo chiều mong muốn, sau đó đóng nguồn. Nếu con tụ nóng lên thì ngược cực, con tụ không nóng thì xài bình thường.
     
    Satuki likes this.
  8. AudioNga

    AudioNga Shop

    Joined:
    13/6/11
    Messages:
    223
    Likes Received:
    270
    Location:
    Phương Mai, Hà Nội
    Một câu hỏi thú vị. Em cũng chưa nghĩ đến bao giờ nhưng tạm nảy ra 2 cách có thể thử:
    1. Lần lượt test cả 2 chiều: B1 - Nối tụ vào một điện áp nhỏ nhỏ (cỡ 5-10% điện áp danh định) rồi tháo tụ ra, để khoảng N giây; B2 - Đo điện áp giữa hai chân tụ bằng một VOM điện tử (nội trở lớn). Em dự là chiều mắc đúng sẽ thu kết quả cao hơn là chiều mắc sai. Thời gian N các bác có thể thử từ vài giây đến vài phút, tùy theo từng tụ điện, miễn sao KQ thấy khác biệt rõ ràng.
    2. Lần lượt nối tụ theo cả 2 chiều vào cùng một điện áp tăng dần từ 0, 5%, 10%,... 50% danh định. Khi nào thấy tụ ấm lên thì ngừng lại ngay lập tức và đó là lúc đang mắc sai cực. Lưu ý rằng phải test điện áp từ nhỏ tới to để tránh tụ bị nổ :D
    Cách số 1 chưa chắc đã phát hiện một cách rõ ràng vì em đang suy luận theo lý thuyết, cần kiểm chứng. Cách số 2 thì chắc chắn đúng nhưng hơi nguy hiểm cho cả tụ và người :)
     
    tai_trau likes this.
  9. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.503
    Likes Received:
    4.810
    Location:
    Hà Nội
    Dân play toàn theo cách 2. Hên xui, hồi hộp nhưng mà vui. :) :) :)
     
  10. nguahoangphonui

    nguahoangphonui Advanced Member

    Joined:
    28/9/17
    Messages:
    2.314
    Likes Received:
    856
    1. Xác định (-) / (+)
    Bật thang điện trở 10k của VOM kim (nếu xác định được tụ có điện dung lớn thì 1k cũng được) rồi đo 2 chân tụ, sau đó chập 2 chân tụ để xả điện, tiếp theo đảo chiều que đo để đo tụ, nếu cả 2 lần đo kim đều lên cùng 1 vị trí thì là tụ không phân cực, nếu kim lên khác vị trí thì xem lần nào kim lên cao hơn thì chân nào của tụ lúc đó mà nối với que đen chính là cực (+).
    Lưu ý chỉ áp dụng với tụ mới.

    2. Xác định living / die
    Bật thang đo điện trở 10k của VOM kim (nếu xác định được tụ có điện dung lớn thì 1k cũng được) sau đó chập 2 chân tụ để xả điện, tiếp theo đo 2 chân của tụ (que đen (+), que đỏ (-) nếu tụ phân cực) thấy kim nhảy lên sau đó hạ thấp xuống dần và về hẳn vị trí ban đầu thì tụ ok, nếu kim nhảy lên luôn không chịu xuống thì tụ bị chập, kim không nhảy thì tụ bị khô hoặc đứt hoặc có thể điện dung quá nhỏ không đo được.

    3. Kết luận: Linh kiện gì mà cũ rồi, chữ nghĩa nhòe nhoẹt thì quẳng cho em :D
     
    minhhp6365 likes this.
  11. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Nguồn cấp cho mạch đo trở ở thang x 10K thường tối đa là 9 VDC, trong khi các tụ lọc nguồn dùng trong ampli đèn hoạt động ở điện áp vài trăm vôn nên phép đo ở 9 VDC không thấy dòng rò (điện trở vô cùng lớn ở áp đo 9 VDC) chưa hẳn đã có thể khẳng định tụ vẫn tốt khi hoạt động ở điện áp thực tế cao hơn nhiều.


    Tks for All.
     
    hoang964 likes this.
  12. hoang964

    hoang964 Advanced Member

    Joined:
    1/5/14
    Messages:
    373
    Likes Received:
    150
    Location:
    Bình Dương
    Nhiều tụ đo bằng đồng hồ LCR thông số ok.Nhưng khi đo trên máy chuyên dụng IT-28 thì không đạt.(E đã kiểm chứng).Ae diy amplifier sử dụng bóng đắt tiền nên lưu ý khi chọn tụ.
     

    Attached Files:

  13. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Máy đo LCR thông dụng ngõ ra điện áp thường chỉ vào cỡ 600 mV, còn với IT-28 thì ngõ ra cho mạch đo có thể đạt 600 V (lớn gấp một nghìn lần so với trường hợp trên). Tụ đã kém thì dòng rò lại tăng nhanh khi điện áp tăng, điện áp tăng 1.5 lần từ 100 VDC lên 150 VDC thì dòng rò tăng 10 lần từ 1 mA lên 10 mA. Vậy nên, nếu có thể thì cứ đo dòng rò ở áp danh định ghi trên vỏ tụ để kiểm tra.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      64,7 KB
      Views:
      35
  14. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    943
    Likes Received:
    416
    Thanks bác hoang964& bác pilab.
    Giờ em được hiểu thêm .
    Trước giờ em cứ thắc mắc k hiểu sao khi đo bằng LCR thông số vẫn ngon mà khi mắc vào pre . Tụ bị rò rỉ cao thế.
    Hihi thấy mấy bác khen loại này chữ vàng va chữ đỏ. Khen chữ đỏ hay lức nở . Chào giá cũng hơi cao cao .
    Nhớ lại nhà còn 1 mớ mua ngày xưa nhà chú chiến. Giờ k sài được đập ra xem ruột gan nó là vàng hay đồng đen. Giá trị thật nó đến đâu.
    Đây em trình các bác để khỏi tiền mất tật mang
     

    Attached Files:

  15. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Bác mô tả vật liệu bên trong tụ cho AE tham khảo chứ nhìn hình không phân biệt được, có tẩm dầu hay không dầu.
     
  16. quocdat

    quocdat Advanced Member

    Joined:
    4/6/06
    Messages:
    1.603
    Likes Received:
    966
    Lần đâu tiên em biết là nhìn ruột gan tụ có thể đoán được chất âm!
     
  17. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Bác hiểu nhầm ý tôi rồi. Ý tôi là mô tả nó làm bằng vật liệu gì, có tẩm dầu hay không tẩm dầu!
     
  18. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    943
    Likes Received:
    416
    Tụ này nos .lúc em mang về nhà mỗi cái trong 1 túi giấy màu xi măng bên trong là giấy bạc . Võ tụ bằng nhựa cứng đúc kín mít .thế mà khi đục ra khô khốc thế mới tài. Vì khô lên ro ri rất lớn .
    Em xin kết luận tụ viên tịt vứt sọt rác .
    Kể cả tụ dầu mỹ đây ah .vứt hết.
    Kể cả giấy dầu nhật nippon .số đo đây cũng vứt nốt.
    Kết luận mua tụ mới sài CHẮC ĂN
     

    Attached Files:

    Last edited: 1/4/21
  19. hoang964

    hoang964 Advanced Member

    Joined:
    1/5/14
    Messages:
    373
    Likes Received:
    150
    Location:
    Bình Dương
    Chưa đúng hết đâu a.Tụ dầu Mỹ như VitaminQ,West-cap.Western.Sprague,Gudeman.Pyramid.C-D.Astron rất bền.Tỷ lệ hỏng của mấy tụ dầu vỏ kim loại này rất thấp <1%.Áp chịu đựng cao hơn danh định ghi trên tụ.So với tụ đời mới bây giờ thì hơn hẳn về sự ổn định.Ít bị đột tử.E đã cho tất cả các hiệu trên chạy vượt áp 50% vẫn ok.Trong khi tụ đời mới chạy vượt áp 50% như vậy thì tỷ lệ chết nhiều hơn.(Chỉ thử với tụ nối tầng không phân cực)
     
    Last edited: 1/4/21
  20. amplitrex_vn

    amplitrex_vn Approved Member

    Joined:
    12/2/20
    Messages:
    18
    Likes Received:
    53
    Thật ra có thiết bị đo chuyên dụng RLC cao cấp một chút có thể đo và tìm lỗi trên board mạch mà không cần tháo ra.
     
  21. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    943
    Likes Received:
    416
    Trong các hiệu bác đề cử trên. Hầu như mình có đủ. Hạn chế của tụ dầu là giải cao tối thui. Chỉ có mỗi western đúng là sao nó mắc. Trước mình nhặt đại 4 quả 0.044 mf nhà chú chiến. Nhìn xấu hoắc ah . Vì nó tri số nhỏ quá lên không sài nối tầng. Sau này diy crosover tannoy kẹp nó cho giải cao mới thấy nó thật là hay . ( trước nhượng lại cho 1 bác ngoài bắc 1 cặp giờ thấy tiếc hihi) .
     
  22. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Hôm nào rãnh bác phẩu thuật em Western xem có gì ở trỏng mà nó đắt thế!
     
  23. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    943
    Likes Received:
    416
    Hi hi
    Bác cứ đùa rai .em nó đang nằm vĩnh viễn trong crosover tannoy nhà em rồi.
    Sài tụ viên tịt em nhớ đời. Ngày đó kiếm được 3 cặp nippon paper in oil .mừng muốn chết vì thấy bẩu. Tụ giấy ngâm dầu êm ấm mềm ngọt. Hội đủ các ưu điểm tinh hoa của âm nhạc.
    Về gắn vào pre tube .cũng chủ quan k kiểm tra vì nghĩ là ok .
    Cắm dây đấu nối với pow ACC p102 . Hồi hộp bật ON nguồn .pow PHẠCH . Tối thui mồ hôi tuôn trào chân tay run rẩy.rồi xong 30 củ .
    Tinh tâm lại rut hết các dây đấu nối ra .rút nguồn cắm lại .bật nguồn pow lại thấy đèn VU sáng . Cảm giác lúc này thật khó tả .hàn lại tụ nối tầng cũ hót véo von . Ktra kỹ hóa ra tụ nippon bị rò rỉ quá lớn pow nhảy role bảo vệ .
    Hình dáng em nó đây. Khô khốc dầu bên trong .từ đó cạch đến già k bao giờ viên tịt nữa
     

    Attached Files:

    Satuki and oneclicklogin like this.
  24. oneclicklogin

    oneclicklogin Advanced Member

    Joined:
    18/12/12
    Messages:
    1.079
    Likes Received:
    821
    Nghe bác nói vậy sử dụng các tụ cũ cho tube cũng hồi hợp lắm không biết nó tèo giờ nào.
     
  25. tepriu

    tepriu Advanced Member

    Joined:
    31/5/06
    Messages:
    943
    Likes Received:
    416
    Chuẩn thế bác ah .Tụ mua lại của các bác nâng cấp thì ok . Còn viên tịt thua .
    Nhân đây cho mình hỏi .Tụ lọc nguồn cũ mà trị số đã suy giảm ro rỉ có gây nhiễu không .
    Thanks all
     
    oneclicklogin likes this.

Share This Page

Loading...