Tự kích trong ampli đèn

Discussion in 'Đèn điện tử' started by tcqanh, 23/10/11.

  1. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Joined:
    4/4/06
    Messages:
    887
    Likes Received:
    5

    Cả 2 channels đều có microphonics như nhau? Đèn CX271 tuổi thọ quá cao có thể bị vấn đề. Thay đèn khác thử xem.
     
  2. will

    will Advanced Member

    Joined:
    26/4/06
    Messages:
    2.377
    Likes Received:
    14
    Location:
    Bien Hoa
    Theo bác Garbolino là trị đúng bài rồi đó bác.
     
  3. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.132
    Likes Received:
    420
    Trở thoát lưới của bác đâu sao bản vẽ hổng thấy?
     
  4. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    mạch của em chơi thẳng vậy luôn đó bác, chẳng có trở thoát lười đâu ạ :D
     
  5. roberdlee

    roberdlee Advanced Member

    Joined:
    9/4/07
    Messages:
    332
    Likes Received:
    441
    Em hỏi xxx ngơ một tí ạ.
    1. Cái amp nhà em (EL84 PP) ù rất to khi mới mở. Sau đó giảm dần, đấy có phải là tự kích ko ạ.?
    2. Tiếng ù tăng dần khi vặn volume thì nguyên nhân ở đâu ạ
    Cảm ơn các bác
     
  6. Củ Mì

    Củ Mì Advanced Member

    Joined:
    1/12/11
    Messages:
    1.358
    Likes Received:
    51
    Chữ ký của Bác hay hay quá !!! :wink:
     
  7. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    cái này hay gặp ở các ampli nối tầng trực tiếp mà đốt tim AC không có treo áp, nắn điện diode bán dẫn. khi bật điện, cao áp kathode-heater cao quá gây ù. sau 1 thời gian, khi có tải áp Kf về mức cho phép thì hết ù. hoặc cao áp tầng đầu dùng chung với cao áp công suất mà cao áp mới bật lên quá cao đối với bóng tiền khuếch đại này.

    vì thế, những ampli em ráp có cái nút " high voltage " power on :D

    ù xuất phát từ phía trước volume hoặc nhiễu tần số thấp vào volume.

    mời các bác bàn thêm :D
     
  8. chipmate

    chipmate Advanced Member

    Joined:
    24/9/06
    Messages:
    227
    Likes Received:
    8
    Nhân tiện bác nói đến Grid Stopper em mạn phép lan man chút về vai trò của nó trong amply đèn.
    (thực ra trong bán dẫn cũng có base resistor)
    Con trở grid stopper này có nhiều tác dụng khác nhau trong mạch khuếch đại dùng đèn:
    - Phối hợp với tụ tạo bởi lưới và cathode đèn thành mạch lọc thông thấp (low pass filter) để cắt bớt tần số cao có thể gây hại cho loa tép
    - Hạn chế bớt dòng lưới xảy ra khi đèn bị đẩy vào vùng hoạt động lưới dương...

    Ở đây em chỉ xin nói về tác dụng của nó trong việc hạn chế hiện tượng dao động tự kích.
    Các bác xét phần tín hiệu vào của mạch đèn điển hình sau:
    Em bỏ bớt phần Anode đi cho đỡ rối
    Phần trở Cathode em không xét đến giá trị trở thuần mà chỉ xét đến giá trị tự cảm (inductance) của con trở đó thôi.

    Do lưới và Cathode phối hợp tạo thành 1 cái tụ. Vì vậy mạch này có thể vẽ lại tương đương như sau:


    Nếu các bác tìm hiểu, các bác sẽ thấy đây chính là một cái mạch cộng hưởng RLC nối tiếp.
    Hay đơn giản hơn chính là cái bộ thu sóng Radio AM. Phần nguồn xoay chiều em vẽ trong mạch chính là sóng Radio có đầy trong không gian được thu vào mạch.
    Cái mạch này nó dao động cộng hưởng được là do năng lượng tích trữ trong mạch dưới 2 dạng điện dung (trong tụ) và điện cảm (trong cuộn cảm). 2 dạng này nạp và xả ngược chiều nhau nên cái này xả thì nạp cho cái kia và ngược lại (giống như dạng con lắc chuyển thế năng thành động năng và ngược lại).
    Trong mạch cộng hưởng có một nhân tố quan trọng là Q factor (Quality factor)
    Nôm na Q factor là tỷ số giữa năng lượng tích trữ trên năng lượng thất thoát sau mỗi chu kỳ.
    Nếu Q càng cao thì dao động càng lâu và ngược lại nếu Q thấp thì dao động sẽ tắt rất nhanh hay là không dao động nổi nếu toàn bộ năng lượng tích tụ bị tiêu hao hết trong 1 chu kỳ.
    Đối với mạch cộng hưởng RLC nối tiếp, Q factor được biểu thị bằng biểu thức sau:

    Như vậy:
    - Q factor tỷ lệ thuận với C (=> bóng có input capacitance càng cao càng dễ dao động cộng hưởng)
    - Q factor tỷ lệ nghịch với L (=> trở Cathode mà có độ tự cảm cao- trở dây quấn - thì càng ít bị dao động cộng hưởng)
    - Q factor tỷ lệ nghịch với R (=> trở Grid stopper càng cao thì mạch càng ít bị dao động cộng hưởng)

    Input capacitance là đặc tính của bóng rồi. Dùng bóng nào phải chịu bóng đó không thay đổi được
    Inductance của trở Cathode cũng khó điều chỉnh.
    Từ đó ta thấy việc dễ thực hiện nhất để chống dao động cộng hưởng là thêm Grid stopper vào.
    Thêm vào lại được bao nhiêu cái lợi: chống cộng hưởng, ngăn không cho amply biến thành cái đài AM, cắt bớt tần số cao khỏi cháy loa tép...

    Để Grid stopper resistor phát huy tác dụng cao nhất thì phải hàn thẳng vào chân đèn.
    Nếu hàn xa thì đoạn mạch từ chân trở đến lưới cũng thành béng cái ăngten thu sóng mất rồi.

    Cái trở này cũng là một phần của trở thoát lưới. Vì thế dùng thì phải để ý để giá trị tổng cộng của 2 con này không vượt quá giá trị max của trở thoát lưới ghi trong datasheet của đèn.

    Hihi, con trở bé tẹo này mà nhiều cái hay lắm. Đâu đó có cả công thức tính trị số Grid stopper cho từng loại đèn.
    Em chỉ biết bấy nhiêu, các bác thấy sai đâu thì chỉ bảo, đừng chém em nhé
     

    Attached Files:

  9. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.132
    Likes Received:
    420
    Chém luôn! ai biểu bác hổng cho luôn cái công thức tính con trở đó. :D
    * Bài viết rất hay, cám ơn bác nhiều.
     
  10. anhtuanhpqn

    anhtuanhpqn Advanced Member

    Joined:
    30/9/10
    Messages:
    3.034
    Likes Received:
    4
    Location:
    Đệ tứ chiến khu.
    Em lôi topic lên nhờ các bác định nghĩa và xử lý giúp hiện tượng khi đóng điện không cấp tín hiệu mà loa cứ lồi ra, thụt vào, Giúp em!
     
  11. GMR

    GMR Advanced Member

    Joined:
    9/9/09
    Messages:
    359
    Likes Received:
    1
    câu trả lời trang 1 bác ơi
    đầu mùa hè em vã mồ hôi theo cả nghĩa đen lần nghĩa bóng vì cái subject của topic này
     
  12. duongmt1980

    duongmt1980 Advanced Member

    Joined:
    4/7/06
    Messages:
    346
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ba Đình
    Em trình còi nhưng cũng xin đóng góp chút kinh nghiệm qua quá trình DIY gặp phải và đã khắc phục được.
    - Thứ 1: trở thoát Catot nên dùng trị số lớn một chút, nếu nhỏ quá sẽ gây tự kích. Nguyên nhân: do trở trị số nhỏ, dòng đi qua trở và thoát xuống mát nhanh nên gây tự kích. Đây là lý do nhiều ampli bị tự kích mà ko biết nguyên nhân.
    - Thứ 2: Đi mát chuẩn như mạch đã thiết kế.
    - Thứ 3: Tín hiệu vào càng xa nguồn điện vào càng tốt, dây phải có bọc kim(phanh đê). Khoảng cách từ Jack RCA đến chân đèn đầu càng ngắn càng tốt.
    - Thứ 4: Cần có trở chặn ở lưới G1. Trị số trở phải đủ lớn nhưng ko lớn quá. Nên thay trở với trị số tăng khoảng 50ohm. Khi nào hết thấy xung tự kích trên ô xi lô hoặc ko nghe thấy tiếng tạp âm ở loa thì dừng.
    - Thứ 5: Phần mát của catot các đèn từ đèn đầu, lái và công suất nên chung 1 điểm.
    - Thứ 6: Đốt tim phải đủ điện. Ví dụ: Với đèn 6V3 phải từ 6V trở lên.
    - Thứ 7: Khuyếch đại các tầng phải hợp lý, nếu khuếch đại lớn quá -> Tự kích.
    - Thứ 8: Các tụ lọc, nhất là tụ gần đèn đầu(Pre), chân B+++ nên có tụ 1pF thoát xuống mát.
    - Thứ 9: Nếu nhà bác nào có nhiều xung tín hiệu hoặc gần nguồn điện lớn thì đèn đầu nên lắp chụp kim loại, xấu 1 chút nhưng khắc phục đáng kể hiện tượng trên.
    ....
    E mới nhớ được một số nguyên nhân trên, hy vọng có thể giúp được chút ít cho bác nào đang bị hiện tượng này.
    Thân!
    TD.
     
  13. vipyeu2

    vipyeu2 Advanced Member

    Joined:
    2/5/10
    Messages:
    448
    Likes Received:
    110
    Em nhờ các cao thủ giúp em. Em đang dùng amly EL34 pp của Lioa, em nghe khoảng 2 năm nay thì thấy rất ổn nhưng gần đây thì có vấn đề?. Lúc bật lên trong khoảng 15 phút thì có tiếng rít một bên loa (khá lớn), tiếng rít này kéo dài khoảng 20 - 40s. Khi tắt đi thì tiếng rít nhỏ lại và tắt hẳn, em bật lên luôn ngay sau khi tiếng rít tắt hẳn thì đôi khi vẫn lại bị rít đôi khi lại không bị. Có khi nghe khoảng 20 phút thì xuất hiện tiếng rít, có khi nghe vài buổi lại không bị (trường hợp này ít xảy ra). Có phải amly bị tự kích không? hay do đèn? Em đổi lại bóng tầng đầu nhưng vẫn bị một bên cũ. Em xin các cao thủ giúp em cách khác phục. Cảm ơn các bác trước.
     
  14. rock0em_h_x

    rock0em_h_x Advanced Member

    Joined:
    25/1/11
    Messages:
    2.009
    Likes Received:
    111
    Location:
    Hà Tĩnh - Nghệ An
    Các bác cho em hỏi, có khi nào tự kích nó xảy ra khi mình ko đi đường hồi tiếp như sơ đồ gốc.
    Ý em là: sơ đồ gốc có đường hồi tiếp => mình lắp i chang sơ đồ gốc nhưng ko gắn đường hồi tiếp => gây nên Tự kích (hú rít)
     
  15. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Trường hợp này do tụ lọc nguồn bị khô giảm trị số hoặc bị mất hồi tiếp âm
     
  16. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Amp có hồi tiếp thì đã được thiết kế tăng độ lợi lên để khi có hồi tiếp âm vào giảm đi là vừa, nếu ko gắn đường hồi tiếp thì rất dễ bị tự kích, nếu có gắn hồi tiếp mà không đúng là hồi tiếp âm thì còn tự kích khủng luôn = tèo loa như chơi :lol:
     
  17. rock0em_h_x

    rock0em_h_x Advanced Member

    Joined:
    25/1/11
    Messages:
    2.009
    Likes Received:
    111
    Location:
    Hà Tĩnh - Nghệ An
    Vâng, cám ơn bác.
    Em thấy các mạch có hồi tiếp chủ yếu là hồi tiếp âm: nối cathode đèn đầu với cọc dương của loa qua con trở.

    Như vậy mạch mà có thiết kế hồi tiếp thì họ đã tính gain lớn, sau đó hồi tiếp âm để giảm gain đi. Để em mò tìm đọc thêm về FB, vì từ trước đến giờ làm ampli em toàn ... ăn bớt phần hồi tiếp, may mà chưa có cái loa nào tèo, mặc dù hú rít, giật giật là thường xuyên.
     
  18. rock0em_h_x

    rock0em_h_x Advanced Member

    Joined:
    25/1/11
    Messages:
    2.009
    Likes Received:
    111
    Location:
    Hà Tĩnh - Nghệ An
    Các bác cho em hỏi thêm
    Em làm SE, sử dụng bóng twin triode (6SN7/6H8C/ECC82), dùng nửa bóng làm tầng mở đầu, nửa bóng còn lại làm driver thì nó xuất hiện tự kích, hiện tượng cụ thể là cái màng loa cứ lồi ra rồi thụt vào liên hồi, dù cho có tín hiệu vào hay ko có tín hiệu vào.
    Em bỏ đi 1 tầng, ví dụ bỏ driver đi chỉ nối tầng pre với tầng công suất; hoặc bỏ tầng pre, dùng ngay tầng driver làm mở đầu rồi nối với tầng công suất thì mọi việc đều yên ổn cả. Ko bị tự kích nữa.

    Các bác giúp em cái vụ này với
     
  19. chieuthu

    chieuthu Advanced Member

    Joined:
    25/1/13
    Messages:
    77
    Likes Received:
    0
    Em đã đọc đượcmột ít tài liệu, trình còn thấp nhưng xin phép vài ý thế này:
    Tự kích là máy tự dao động, tín hiệu ra lại quay trở về lại KĐ rồi lại ra laii quay trở về KĐ rồi ra, cứ thế tín hiệu (tự mình) lớn lên và ra loa làm cho loa rú, rít, "trồi ra thụt vào ...".
    Nguyên nhân:
    1. Do nguồn điện lọc chưa sạch, nguồn chưa sạch này lẫn về đầu vào rồi KĐ. cứ thế như trên tiếp diễn thành ra tự kích .
    2. Dây dẫn đi trong máy bị cảm ứng từ rồi tự dao động .
    3. Với những đèn có độ KĐ lớn, các tụ kí sinh lớn, gần nhau cũng gây tự kích .
    4. Khai thác tối đa độ KĐ (gain) của đèn, không có mạch HT cũng gây tự kích
    5. Dòng nung tim xoay chiều (đối với đèn đốt trực tiếp) cũng có một phần làm tự kích
    6. Điện áp nung tim với các đèn làm nhiệm vụ KĐ đầu (trước tầng thúc) lớn cũng thường gây tự kích ...v.v...
    Mời các bác khác tiếp .
     
  20. thanhquan hn

    thanhquan hn Advanced Member

    Joined:
    25/5/11
    Messages:
    166
    Likes Received:
    4
    Vụ này e cũng bị như bác , sau e phát hiện ra nếu mình xài đèn có cái vách ngăn ở giữa thì hết liền ợ :D
     
  21. tube audio

    tube audio Advanced Member

    Joined:
    13/2/13
    Messages:
    138
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hải Phòng T.Phố Cảng Thân Yêu
    @ thanhquan hn "Không phải vậy đậu bạn."
    @ rock0em_h_x " có tín hiệu hay không, đã tự kích thì cứ hiện tượng cụ thể là cái màng loa cứ lồi ra rồi thụt vào liên hồi
    Bạn xem lại mạch KĐ xem( Nạp ký sinh ) Có thể tôi hơi chủ quan khi đưa ra phán đoán như vậy.
     
  22. trangkhanh8485

    trangkhanh8485 Advanced Member

    Joined:
    28/1/10
    Messages:
    162
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nôị
    chào các bác trước con pre của e cũng bị hiện tượng cứ bật pre lên là màng loa có hiện tượng thụt ra vào sau e thay con điot khác cho cao áp thì hết hiện tượng này( rút kinh nghệm lần sau kiếm điot thật tốt ) :mrgreen:
     
  23. Minh Thu

    Minh Thu Advanced Member

    Joined:
    15/12/12
    Messages:
    222
    Likes Received:
    0
    trước kia bản thân em gặp tình trạng tương tự.

    bước 1 : bác dùng 1 bóng làm tầng đầu cho 2 kênh, 1 bóng cho driver 2 kênh.

    bước 2 : nếu bước 1 không hiệu quả ....

    ps: bác có thể cho xem sơ đồ mạch thực tế, loại linh kiện ?
     
  24. nguyensytuan

    nguyensytuan Advanced Member

    Joined:
    25/2/07
    Messages:
    375
    Likes Received:
    10
    1: Bác nên đọc kỹ topic này AE viết quá đủ mà
    2: Bác phối hợp trở kháng vào quá lớn cho 1 tầng, nên khi phối hợp thên tầng nữa thì Z ngõ vào=(...) quá lớn rễ gây tự kích
    Em gặp trường hợp 1 Bác ráp 4D32pp, mà khi ko có tín hiệu vào volume mở lớn nó vi vu như sáo diều, đại loại là Em điều trị = cách thêm con trở x...Oh nữa vào Ktot đèn driver là OK
    Chúc Bác thành công
     
  25. tube audio

    tube audio Advanced Member

    Joined:
    13/2/13
    Messages:
    138
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hải Phòng T.Phố Cảng Thân Yêu
    @ Like nguyensytuan
    lâu không thấy bác xuất hiện. Chúc mạnh khoẻ.
     

Share This Page

Loading...