Nói thật với Bác là kèn A290E (không biết Em đã post bản vẽ chưa nửa, nếu chưa hôm nào Em sẽ gửi các Bác kèn A290E) là nghe focus nhất nghe phòng nhỏ rất hay tiếng trong,tách bạch, còn kèn 18 lổ thì nghe mộc mà rất rộng,phòng phải xử lý tiêu tán âm tốt thì nghe kèn nhiều lổ sẽ thấy âm thanh tràn ngập xung quanh người nghe. Điều này khỏi nói đó là điều hiển nhiên rồi.
Mình không nghĩ là lợi điểm của Cell horn nằm ở phòng rộng,Bởi vì như thế nào là rộng?nếu mà rộng cỡ bằng nhà Hát Lớn thì mình thấy Ok còn rộng như nhà rộng nhất thì mình thấy không khả thi tí nào hết.Với horn 311-90 hoặc 329A mình nghĩ là lý tưởng nhất cho nhưng căn phòng rộng mà thông thường những căn nhà rộng có thể tạo cho nó chỗ làm việc hợp lý,nhỏ hơn thì 311-60 là đẹp.Không gian có tràn ngập hay không còn phụ thuộc nền nhạc và setup nữa.nếu không có gì sai mình nghĩ là 311-90 hay 329A cũng thừa thãi sự tràn ngập.Khi nghe Cell horn nếu setup kém nó lại cho thấy nhiều lỗi thể hiện ra hơn hay nói cách khác là khó hơn,thì mình lại cảm giác mỗi lỗ Cell horn bắn về một phía mà không có sự định hướng âm nó làm cho bản nhạc bị tung tóe như mình vất nắm Gạo ngày cúng Tất niên của năm ấy.Còn nữa xử lý tiêu âm cũng chỉ là giải pháp thôi chứ thật sự không nên gò ép nó quá. Vì có thể chúng ta cũng chỉ đạt được một giới hạn nào đó mà thôi chứ không thể là Perfect được.Mà mình nhớ là cái quán Audiohpile Ỏ SG đó hình như cũng có cặp Horn gỗ nhưng mà model nhái 1505 thì phải.Và cũng mong là Bác cố lên sắp bắt được Tây rồi.
Em thấy là hai bên Sườn hông cặp kèn này lại không mở tóe ra kiểu miệng Phễu,mà lại co thuôn lại theo miệng kèn dồn vào giữa thì có vẻ không đúng.(nhìn từ trên Top)
Cặp kèn này được làm từ mẫu kèn này ạ. Bác theloitran2001 có con mắt quá tin, thật ra 2 miếng gỗ sườn hông không làm tóe ra vì lấy luôn miếng ngăn giửa nhìn mặt cắt giống như hình chiếc lá nên khi ráp vào bên hông mình sẽ thấy no thuôn lại dồn vào giửa nhưng bên trong nó vẫn xòe ra đấy bác ạ. Các Bác bình tuận quá hay, Em sẻ rút kinh nghiệm.
Trưa nay em có dịp sờ tận tay cái kèn của bác Phương Thu rồi, quả nhiên bác Sơn phải dũng cảm và yêu nghề lắm mới có thể làm được bộ kèn này, quá tinh xảo !!!
Chào Bác Unison , Em làm kèn này đúng với công thức tính Exponential, đối với loại kèn Exponential horn không nhất thiết mình phải cần làm kèn rộng và dài, làm rộng và dài âm thanh sẽ đi rất xa và tần số cắt sẽ thấp hơn nhưng loài kèn này sử dụng trong hội trường lớn thì Ok, đối với phòng nhỏ mình phải áp dụng thật linh hoạt công thức tính toán liên quan đến chiều dài kèn, độ mở họng và diện tích họng kèn, vận tốc âm thanh với ẩm độ tại môi trường VN.... Em làm xong kèn này và đã nghe kiểm nghiệp thử, thật là thành công mỹ mãn, xứng đáng công mình bỏ ra, nhiều buổi tối nằm mà vẫn thấy cái kèn , thú chơi loa kèn, thật là một điều vui thú, cảm nhận được vui buồn sung sướng .... thật là thích . Thân !
Thực sự khâm phục niềm đam mê của bác Phuongthu. Em thì chắc chẳng bao giờ được như vậy. Đúng thật anh em DIY ampli đã thấy sướng rồi, nhưng cũng thật vất vả rồi nhưng như bác DIY kèn thì độ vất vả gấp nhiều lần. Vì bọn em có làm thì khi bị sai có thể đem sửa được, còn của bác, đã sai thì chỉ có vứt thôi, hix hix. Nếu như bác Haolq được anh em phong là Mr. Altec thì bác phuongthu đáng được phong là Mr. Horn, hi hi. Tặng bác phuongthu câu này: "My horns will go on", mong một ngày gần đây được nghe cặp 18 lỗ của bác. PS: JH có hướng dẫn làm kèn gỗ có đổ cát bên trong bằng tiếng pháp trên tc Revenue du Son, không biết anh có thử phương án này chưa? Nếu anh làm được thì hay quá xá!!!
Kèn A290E Gửi tặng các Bác bản vẽ kèn A290E thoart 2", các Bác làm theo mẫu này rất dể làm và dể thành công, rất hợp cho phòng nhỏ, âm thanh rất focus, Em đang nghe với driver JBL2441, âm thanh khỏi phải chê. Khi nảo làm xong có gặp mặt Em cho Em ly cafe và cho Em nghe ké là được rồi. Chúc thành công.Thân!
Kèn dưới là 290E kèn trên là bản vẽ của Unison845 mà Bác Hungnhem đã post bản vẽ lên rồi, các Bác chỉ làm theo 2 mẫu này là quá đủ rồi.
Hôm nay Em mới chính thức được nghe cặp kèn 18 lổ cùng cới một số Anh Em Audio cũng có vài thành viên trên forum này, Em không có gì mừng bằng vì sản phẩm của mình đã thành công ngoài sự mong đợi, mọi người ngồi thẩm định chọc nhau một câu thế này làm Em quá thòa mãn: " Hãy né né cái miệng kèn chứ đi gần ca sĩ nó phun nước miếng vào mặt bây giờ...", nó khò khè sướng cả thân người, các Bác hãy đợi các bài viết khác sẽ công tâm hơn bài viết của Em. Thân
Bác cho em hỏi một câu ngớ ngẩn tí ...: Cặp kèn 1805 bác cho thổi em nó bằng củ gì bác ? Bao nhiêu inch ...? Em mới tập tễnh vào làng kèn, vẫn còn ấu trĩ lắm ...! Mong bác chỉ bảo thêm ! Thân mến!
Hình horn 1803, nó khò khè làm Em chết lặng, tiếng rộng miêng mang,ấm áp không một chút metal sound, kính mời các bác nghe thẩm định....
Phương Thu ơi, Nghe tíếng khò khè của ca sĩ hát phê quá coi chừng bị nước miếng văng trúng đó. Kèn của anh có 1 lổ mà còn chịu ko nỗi huống hồ của chú đến 18 lổ lận !!!! hehehe...
Tôi có dự án và dự định làm Horn dùng vật liệu keo 2 thành phần, hay keo A, B trộn lại (tương tự composite) như sau: 1. Làm khuôn: - Dùng đất sét+bàn xoay (giống cha ông ta làm gốm sứ vậy) để tạo khuôn. Phơi nắng (nắng dịu để tránh nứt) cái khuôn đất sét này cho khô. 2. Xử lý bề mặt khuôn ( bề mặt khuôn có lán, nhẵn thì kết quả đúc cho sản phẩm càn đẹp) - Đánh giấy nhám cho bề mặt thật phẳng (vẫn dùng bàn xoay+áp miếng giấy nhám vào bề mặt khuôn, mục đích để bề mặt đồng đều và phẳng. - Dùng giấy đề can dán lên bề mặt khuôn (cái này ngăn cản chất keo dính vào bề mặt khuôn). 3. Giai đoạn quyết định -ĐÚC: Chuẩn bị vật liệu: - Mua keo 2 thành phần ( ở SG có bán nhiều, loại tốt, không đến nỗi đắt lắm(gọi là keo AB) - Một vài mét vải thưa (vải lưới ) loại tốt. Vải thưa+keo AB phủ lên bề mặt vải để liên kết tạo sức bền ( ta tưởng tượng giống như ciment cốt thép vậy) Đúc: Trộn hỗn hợp keo AB theo tỉ lệ hướng dẫn của người bán keo - Dùng cọ bôi đều keo AB lên bề mặt khuôn, áp miếng vải thưa thứ 1 vào ( miếng vải được cắt theo hình của khuôn). Lại tiếp túc bôi keo khoản 2, 3 lần. - Lại tiếp tục phủ lên bề mặt khuôn lớp vải thứ 2, rồi lại trát keo AB 2, 3 lần. (Công dụng của lớp vải: tạo sức bền và chống chảy keo) Thường sau khoảng 30 phút thì keo sẽ khô (không bị chảy). Nhưng thực sự keo chỉ khô hoàn toàn sau 12 giờ. 4. Tháo sản phẩm ra khỏi khuôn: - Gỡ sản phẩm ra khỏi khuôn (vì đã có lớp đề can chống dính). - Nếu gỡ không được thì đập vỡ khuôn bằng đất sét ( dễ vỡ mà ) 5. Giai đoạn làm nhẵn Horn: làm nhẵng bằng giấy nhám. Chú ý: Do đúc thủ công nên bề mặt HORN sẽ có một vài chỗ lồi, lõm. Để khắc phục cần : - Có thể dùng cọ rồi sử dụng chính keo AB để " vá ". - Hoặc ra tiệm mua ma-tít ( ma-tít là thứ mà thợ sơn hay dùng để làm nhẵn bề mặt) để " vá " - Chờ cho keo AB " vá" hoặc ma-tít khô hẳn rồi lại đánh giấy nhám. Thế là ta đã gần xong cái HORN rồi! 6. Trang trí: Để phủ sơn PU và dầu bóng thì bề mặt Horn phải nhẵn bóng. Do vây: - Cần dùng giấy nhám nước ( nhúng nước rồi đánh nhẵn bề mặt horn ) - Sau khi bề mặt đã OK rồi thì có thể trang trí bằng sơn PU, dầu bóng với màu sắc tùy ý. Vật liệu làm HORN như trên rất bền và nhẹ. Tương tự như người ta chế tạo thuyền, canô bằng composite vậy. (Tôi đã thử đúc thành công mô hình chiếc canô với vật liệu trên- rất chắc chắn) Có gì trao đổi thêm, Thân, Baoanh_hue Email : anhbuibinhbao@gmail.com
Em nghĩ có tương đối nhiều vật liệu để làm kèn nhưng khó nhất là khuôn thôi bác ơi. Làm sao cho đẹp bề mặt đã là một chuyện nhưng quan trọng là phải làm sao cho đúng thiết kế mới là vấn đề chính.
Em nghĩ cái keo A+B gì đó của Bác nếu không nhầm thì nó là Ebo-xi .Mà Ebo-xi thì đánh giấy nhám tới bao giờ mới được. Mới lại mới thấy bác nói xong cái Horn vậy cái đít horn để gá cái driver nó có dễ làm để gắn Driver nên đó không?Theo Em dễ nhất vẫn là Horn gỗ chỉ có điều là nếu muốn đảm bảo thì như mọi người biết cần phải được cắt trên máy CNC.Nhưng Em đang hy vọng là không cần máy CNC thì vẫn có thể coppy những cặp horn mình có làm sample rồi coppy lại.Cái chính là phải đầu tư chất xám và một ít thiết bị.Để có thể làm nhiều cái giống nhau mà kích thước không đổi.Khi đó việc thi công sẽ dễ hơn
Kèn composite Hello bác Bảo Anh, Cám ơn bác đã hướng dẫn anh em làm còi composite. Tuy nhiên, tôi có vài điểm cần để đóng góp cho vui. Thứ nhất, bác phải có một bộ khuôn mẫu để đảm bảo từng cái horn phải giống nhau. Khi làm khuôn mẫu, bác cũng phải tính đến độ co rút của sản phẩm cuối cùng để làm khuôn mẫu thích hợp Thứ hai, bác xài keo AB là không thích hợp lắm (keo này còn có tên là Epoxy như bác Lợi đã nói), vì tính chất của keo này rất dòn. Theo tôi thì bác nên xài keo Polyester, nó cũng xài hai thành phần giống như Epoxy, keo này có đặc tính "dẽo" hơn epoxy. Tôi nghĩ độ cứng hay mềm của chất liệu keo sẽ ảnh hưởng rất nhiều lên âm thanh. Thứ ba, phải đảm bảo độ đồng đều của từng lớp keo, của từng lớp sợi thủy tinh. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các bác nhé!
Độ dày của loa kèn Còn một chi tiết mà mình cần quan tâm, đó là độ dày của kèn composite. Bác nào có kinh nghiệm vụ này thì chỉ giùm nhé! Cám ơn nhiều! Vintdio
Re: Độ dày của loa kèn Thường mình thấy chỉ 8mm đến 10mm,nếu làm được càng dày càng tốt mà.Nhưng khó hơn vì dễ chảy và tốn vật liệu
Re: Độ dày của loa kèn Em đang thi công Hornwood Coppy lại của Altec 329A giới thiệu vài hình ảnh bắt đầu thi công.một số công đoạn có sự dụng cắt bằng Rounter
Workshop của bác Lợi quá Professional Bác cho em hỏi là bác làm nghề gì mà workshop của bác nhìn professional dữ vậy! . Nếu bác thành công với cặp Altec 329 thì bác sẽ giàu to đấy. Đây là bằng chứng nè! Ebay item #290094739728. Chúc bác may mắn nhé! Vintdio