Đây chắc là sơ đồ chuẩn , cái sơ đồ này không có tên của mấy con BJT nên em cũng không biết chọn sò gì cho phù hợp đây, theo các bác thì dùng sò gì đc ạ???
Em vừa vẽ xong cái Layout theo cái sơ đồ naỳ, các bác xem hộ em có gì chỗ nào ko ổn không để em còn sửa lại. Xin cảm ơn ! Trong mạch này, con diod D2 và D3 có thể thay bằng điện trở tùy ý Còn đây là PCB
2 con diode cho 2 mối nối BE thôi bác ơi,4 con nó xịt khói à. Mí lại mass bác đi như thế là chưa đúng ạ.
Mass nào có gắn tụ nguồn vào thì bác cho nó vào 1 đường đi về mass trung tâm,bác không được phép gửi bất kỳ đường mass nào khác vào cùng. Những mass nào là mass tín hiệu bác có thể gộp chung nhưng cố gắng tách ra được là tốt nhất. Mạch như bác vẽ hiện tại lắp xong chắc chắn sẽ bị ù,hum. Chuyện nữa là đường tín hiệu lớn ở ngỏ ra loa mà em thấy bác vẽ nhỏ,sợ là nó không đủ dòng hoặc nó sẽ nóng,đứt đường mạch khi dòng qua tải loa lớn. Thân.
Em bữa nay nghèo rồi bác ơi, ko có gạo nấu nữa mà lấy sức đâu chơi bác :lol: Em cũng còn có công việc bận nên chưa thể tiếp tục đc...em sẽ quay trở lại sau
Tặng các cụ sơ đồ TDA7294 chạy classG trong Bose AM5 mơ ước 1 thời của nhiều cụ. Khi ngỏ ra loa có tín hiệu với biên độ nhỏ hơn 20Vpp thì TDA7294 đảm đương nhiệm vụ ...hát với nguồn +/-20V. Khi tín hiệu ra loa vượt 20Vpp thì sò công suất bên ngoài đảm đương nhiệm vụ cấp thêm nguồn cao áp cho TDA (+/- 40V). Cách làm này có ưu điểm là nguồn cấp cho TDA thấp nên nó ít phát nhiệt khi không có tín hiệu,khi tín hiệu lớn nó cũng ít phát nhiệt hơn so với kiểu chạy ... 1 mình. Nói chung là tiết kiệm được nhiệt nên công suất nguồn không bị hao phí,tản nhiệt nho nhỏ cũng chạy được đủ công suất,...Cái dở của nó là ngay điểm giao nhau(chổ 20Vpp) thì nó có quá trình chuyển tiếp,khả năng là có méo xảy ra vì con sò phía trên vẫn chưa chịu dẩn,lý luận thế thôi chứ nó thiết kế mạch chắc chắn có bù cho việc này,nghĩa là khi con TDA vừa gần đến 20Vpp thì con sò bên ngoài cũng đã dẩn,nó giẩm chân nhau 1 chút chổ tiếp giáp này để tín hiệu không bị gián đoạn(méo). xxx gì nó để cho méo. :lol: :lol:
Hì hì, em đã quay trở lại rồi đây. Mấy tuần nay bận quá, chả làm gì đc. Bắt đầu từ tuần sau em rãnh hơi rồi. Chiều nay ngồi fix lại cái PCB, không biết có còn lỗi gì nữa không, các bác cho ý kiến để em sửa lại. Nêu như ae có hứng thú thì em sẽ up lên cùng làm cho khí thế :lol: Đây, mấy bác xem thử:
Hình dưới cùng là 3D của protel đó bác,nó cho mình coi ... chơi chứ không có lợi ích gì trong việc thiết kế. Protel có thế mạnh là phông chữ in rất đẹp nhưng nó rất khó edit đường mạch,thật ra là edit được nhưng nó mất thồi gian nhiều so với orcad. Em thường vẽ bằng orcad xong rồi chuyển qua Protel để lấy phông chữ chứ em không vẽ bằng Protel từ đầu vì thấy nó không thuận lợi lắm. Hay tại em dở nên có ác ý với Protel không biết nữa :roll:
Không phải Protel đâu pác mà là Proteus, chức năng 3D Visualization của phần mềm này rất tiện lợi khi thiết kế đó, nó cho mình cách bố trí linh kiện rất trực quan, hợp lí. Em thấy Proteus có nhiều ưu điểm như chức năng mô phỏng, dung lượng cực nhẹ, rất dễ thao tác( chức năng di chuyển màn hình giống AutoCAD chứ ko như Orcad) đặt biệt có chức năng 3D Visualization mà nhiều người ko biết. Thực ra nhiều người còn tưởng là phần mềm này ko vẽ đc. Em thấy đây là lựa chọn số 2 sau Altium Designer còn Orcad em ko chơi