Thảo luận kỹ thuật sau DAC Contest 2009

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Pencil_Tube, 11/10/09.

  1. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Em quên ko mời lão này đi uống rượu rồi :) . Nhưng lão ấy vẫn chưa ném đá mà chỉ thắc mắc thôi, thôi thì bác giúp giải đáp luôn nhé.
     
  2. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Lý luận của bác đúng trong trường hợp bác đo đạc dùng máy phát sóng đưa vào 1 sine 1khz(có thể kèm các sóng hài có các pha cố định so với sóng nguyên thủy ).
    Trên thực tế tín hiệu của âm thanh tự nhiên bao gồm sóng gốc và các sóng hài đi kèm , pha của các sóng hài đi kèm sẽ biến đổi liên tục( ví dụ các sóng phản xạ room) mà không phải là cố định so với pha sóng gốc , do đó mạch hồi tiếp âm sẽ hiểu response sai đi đối với các sóng hài của âm thanh tự nhiên.

    TB: Bên em đã khuya gần 1:00am , mai em sẽ hầu chuyện tiếp ạ ...
     
  3. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Có thể vì nguyên nhân này mà hồi tiếp âm như con dao hai lưỡi ko ? dùng nhiều quá thì âm thanh bị cứng, khô khan mặc dù số đo thì rất đẹp...
     
  4. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    liên hệ thêm thực tế để các kụ dễ hình dung nè :

    Hồi tiếp nhiều thì tín hiệu đẹp nhưng khó hay :
    Ví như là cái đẹp dao kéo của phẫu thuật thẩm mỹ ấy, nom thì đẹp mắt nhưng khi thưởng thức thì rón ra rón rén, không thật , không mộc, cũng không phiêu lãng.
    :)
    chẳng biết các bác thía nào chứ em thì kiên quyết với tiêu chí Zero Feed Back, từ DAC đến Pre, đến Amp...cho dù đo đạc nó ko đẹp nhưng em cứ thấy nghe hay là được.
     
  5. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thía quả sumo đoạt giải nhất vòng loại, giải nhì vòng chung kết của giáo chủ có chơi hồi tiếp âm tý nào ko ?

    Mà nhân tiện cho em hỏi là tại sao cái amp của giáo chủ vòng loại giải nhất mà chung kết lại nhì vậy ? Tại nội dung bài test khác nhau hay đồ test thay đổi, hay thể thức chấm điểm khác đi ?
     
  6. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Tôi chả biết kỹ thuật gì ráo chọi, vì đó là công việc của các nhà kỹ thuật và đam mê kỹ thuật.
    Mua hay lắp một bộ dàn thì đa số dùng để nghe nhạc ( cho dù người đam mê nghịch ngợm nhất cũng không thể chối bỏ là " tôi không dùng để nghe nhạc mà chỉ để nghịch").
    Đã là nghe nhạc thì nhạc tính phải là ưu tiên hàng đầu rồi mới đến các tiêu chí về âm thanh.
    Một người con gái đẹp chưa đủ mà phải có duyên. Người đẹp mà vô duyên thì không thể thành hoa hậu. Giữa cái nhạc tính của bộ dàn và cái duyên của người con gái liệu có nét gì chung?
    Lạm dụng kỹ thuật trong audio để lấy thông số đẹp mà bỏ qua nhạc tính thì có giống với việc một cô gái muốn làm đẹp nhưng trang điểm vụng về, dẫn đến tự làm mất đi cái duyên, cái nét đẹp tự nhiên?
    Có người thích làn da trắng mịn Trời phú, có người thích trang điểm làm tăng vẻ đẹp và che đi khuyết tật trên khuôn mặt. Nhưng trang điểm như phụ nữ Nhật trong một số phim ảnh, mặt trát bự phấn trông như mặt nạ hay như ca sĩ diễn viên lên sân khấu dưới ánh đèn rực rỡ và nhìn xa thì được, nếu họ vào nhà nghỉ cùng chúng ta mà trang điểm thế thì còn đâu cái duyên, làm sao tạo cảm hứng. :mrgreen:
    Khổ nỗi nhạc tính hay cái duyên chỉ có thể cảm nhận chứ không thể đo, cái duyên thì ai cũng thấy nhưng cái nhạc tính thì không phải ai cũng nghe ra và cũng khó đem ra bàn bạc thảo luận.
    Hy vọng loạt bài của bác liveaudio được các nhà kỹ thuật của diễn đàn này xem xét và đóng góp khách quan, nghiêm túc để cái DAC ngày càng có duyên gần như băng cối, đĩa than.
     
  7. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Sorry bác, hình như bác chưa nghiên cứu kỹ về hồi tiếp, nên bác cho rằng mạch hồi tiếp biết suy nghĩ mà hiểu response sai đi. Bác cũng hiểu đối với tín hiệu liên tục thì pha đồng nghĩa với trình tự xuất hiện theo thời gian, đúng không ạ? Cho dù bác có 1000 sóng phản xạ thì sau cái micro cũng chỉ là một tín hiệu nhăn nheo như giun dế biến đổi theo thời gian, đưa qua mạch khuếch đại có các phần tử phi tuyến thì làm cái sự nhăn nheo nó biến đổi đi do nhiều nguyên nhân như méo biên, méo tần... hồi tiếp âm mà không có lợi để cố gắng giữ gìn cái tín hiệu giun dế ấy thì chẳng ai dùng làm gì.
    Có thể vì lý do nào đó hồi tiếp âm làm âm thanh không hay, nhưng nhất quyết không phải là cái lý do như bác liveaudio đưa ra. Mà nhiều âm li huyền thoại dùng hồi tiếp âm cũng vẫn hay như thường đó thôi. :)
     
  8. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Giả thuyết sóng hài vs âm thanh tái tạo mà em nêu lên có thể chưa giải thích hoàn hảo , em vẫn bị giới hạn về mặt KHKT , mong các bác có trình độ KHKT cao hơn đóng góp ý kiến để cải tiến chất lượng âm thanh hay hơn , mọi ý kiến phản hồi em xin ghi nhận .

    Em viết :"mạch hồi tiếp âm sẽ hiểu response sai đi đối với các sóng hài của âm thanh tự nhiên. " , chữ "hiểu" ở đây em viết theo lối bình dân chứ mạch hồi tiếp âm của Opamp đâu có thông minh như bộ vi xử lý Intel được.Mạch hồi tiếp ở opamp sẽ response khác nhau khi có sự thay đổi trễ pha , lệch pha .
    Tính trễ pha , lệch pha của sóng hài so với sóng gốc trong việc tái tạo âm thanh live đã được bác Khivang mô tả trong topic " Kỹ năng thẩm âm " :

    "Khi ta gảy một tiếng đàn, âm thanh đầu tiên ta nghe thấy là tiếng gảy, sau mới đến tiếng rung của dây đàn. Âm thanh của tiếng gảy và tiếng cộng hưởng hộp đàn đại diện cho sóng hài, tiếng rung điều hòa của dây đàn đại diện cho sóng gốc. Các sóng hài thường là các họa tần bậc cao của sóng gốc tức tần số cao hơn sóng gốc 2,3,4... lần. Nếu nghe live ta sẽ nghe thấy sóng hài trước, sau mới đến sóng gốc.
    Trong hơn một thế kỷ qua thế giới có những bước tiến vượt bậc về các thiết bị xử lý, lưu trữ âm thanh nhưng thật đáng buồn là hai khâu quan trọng nhất quyết định đến âm thanh nhiều nhất lại hầu như ko có sự cải tiến đáng kể nào về nguyên tắc hoạt động, đó là micro và loa. Phần lớn các mic cũng như loa đều hoạt động trên nguyên tắc thanh/áp và áp/thanh với cấu tạo của cuộn dây và nam châm. Nguyên tắc này tạo sự trễ pha đáng kể của sóng gốc ( tần số thấp ) và các sóng hài ( tần số cao ). Cứ cho là ở các khâu trung gian người ta đã cố gắng đạt đc các chỉ tiêu kỹ thuật trung thực nhất, tốt nhất đi thì khi đến loa do âm thanh tần số cao bị trễ pha đáng kể so với tần số thấp do tính cảm của cuộn dây loa, các cuộn chặn trong bộ phân tần...nên âm thanh chúng ta nghe đc lại là sóng gốc trước, sóng hài sau, nó ngược lại với khi nghe live hoặc có khá hơn thì cũng lẫn lộn giữa hai thành phần. Các nhà SX loa cũng làm mọi cách để khắc phục hiện tượng này như đảo dây loa bass hoặc trung treble, đặt loa trung/treble ra trước hoặc lùi lại sau 1/4 bước sóng cơ bản cộng với các gia giảm trong bộ phân tần...để giảm thiểu hiện tượng này nhưng cái khó là các sóng hài có phổ tần rất rộng và rất phức tạp và các cuộn dây loa, dây phân tần đều chỉ hoạt động hiệu quả nhất ở một tần số trung tâm nào đó nên ở các tần số khác sự kiểm soát trễ pha này sẽ mất dần hiệu quả, thậm chí còn gây các tác dụng phụ."
     
  9. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Thôi thì cứ tạm gác cái hồi tiếp sang một bên đã, hồi sau bàn tiếp :) . Bác liveaudio nói tiếp đi ạ.
     
  10. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Thôi em thắc mắc tiếp với bác liveaudio về bài viết trước vậy:
    -bác dùng phương pháp gì để lọc các hài khỏi tín hiệu gốc khi chính bác đã phát biểu pha của chúng biến đổi phức tạp và khó lường?
    -một số nhạc cụ và ngay cả giọng hát con người có những âm bội( overtone) không phải là hài(inharmonic), vậy phải xử lý thế nào với chúng?
    Tạm thế đã :), còn bài viết được trích dẫn của bác hoàng thân, chờ em ném đá sau khi uống rượu với bác, hic hic.
     
  11. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Dạ thôi em hổng dám múa sang hồi kế tiếp nữa ạ.Em chỉ thích ngồi hóng hớt nghe cụ thuyết trình về môn " Âm hình công " cơ .Em biết cụ có võ công cao siêu mà , em nói thật lòng đấy
     
  12. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    -Do pha của sóng hài của 2 kênh L & R biến đổi liên tục , em dùng audio transformer tách hài ra( primary nối vào L & R line ) tín hiệu vi sai L-R từ secondary đưa vào SE amp.
    -Em thật sự ko biết đến vấn đề overtone , nếu overtone xuất hiện trên L&R với bất cứ sai biệt pha nào xảy ra thì ở secondary xuất hiện tín hiệu sai biệt tương ứng.
     
  13. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Đấy biết ngay mà, cái lão AAAA kia...Người ta vừa chân ướt chân ráo vào diễn đàn lão ném tới tấp thế thì còn gì là tinh thần nữa. Đc rồi hôm nào đi uống rượu sẽ cho lão đi bằng taxi về cho biết thân :evil:
     
  14. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
  15. n_nhoang

    n_nhoang Advanced Member

    Joined:
    29/7/06
    Messages:
    2.520
    Likes Received:
    20
    Đừng có quá tin vào cái Wiki này các bác nhé :lol:
    Em hí dụ định nghĩa về phổ âm thanh nha :
    Khả năng nghe thấy của con người gọi là phổ âm thanh hay âm phổ. Tai người nghe thấy các âm thanh có các tần số từ 16Hz tới 20.000Hz .Đó là với người trẻ tuổi .Với tuổi tác càng cao người ta càng khó nghe thấy các âm thanh có tần số cao .Ngay từ tuổi 30 , giới hạn âm phổ đã chỉ còn khoảng 16.000Hz Với người già khỏe mạnh giới hạn âm phổ chỉ tới 10.000-12.000 Hz
    Đối với động vật khả năng nghe thấy của chúng cao hơn người .Mèo nghe thấy các tần số lên tới 40.000Hz. Chó tới 80.000Hz và Dơi nghe tới 120.000Hz
     
  16. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Việc bác làm là lấy tín hiệu sai biệt giữa 2 kênh L và R, chứ đâu phải tách hài? Nó thực chất là tạo ra một kênh surround ảo giống trong kỹ thuật 3D phonic. Quên em chưa hỏi bác là bác đặt cái loa thể hiện kênh L-R ở đâu trong phòng nghe nhạc.
     
  17. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Cách làm tương tự surround ảo nhưng em lại nghĩ khác : nếu các sóng gốc ( chu kỳ lớn )của L&R có góc lệch pha nhỏ so với nhau , các sóng hài ( chu kỳ nhỏ )của L&R có góc lệch pha lớn so với nhau , như vậy tín hiệu sai biệt ở đầu ra sóng gốc có biên độ nhỏ và sóng hài sẽ có biên độ lớn hơn nhiều.
    Có 1 điều nói thêm nữa là đa số các mạch suround ảo thông thuờng lấy tín hiệu sai biệt dùng linh kiện R-C .Em dùng linh kiện transformer để lấy tín hiệu sai biệt , như vậy linh kiện thuộc tính inductor sẽ có góc lệch pha nhỏ lớn khác nhau khi tín hiệu đầu vào bao gồm sóng gốc ( chu kỳ lớn-low freq) và sóng hài( chu kỳ nhỏ-high freq )
    Ngõ ra của mono amp (có volume adjust biên độ )chia ra nối với 2 loa OB , mổi OB đặt gần các main L&R speaker.

    Không biết bác có bao giờ thử nghiệm tương tự như trên dùng SE tube amp chưa? Nếu có , bác nhận xét thế nào về âm thanh surround ảo?
     
  18. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Thôi thì em với bác lại nói về con tằm ăn lá dâu nhả ra sợi tơ :) . Sự ra đời của âm thanh stereo là để tái tạo "âm hình" nhờ vào kỹ thuật thu âm 2 kênh tín hiệu R và L có biên độ và pha khác nhau tùy theo vị trí nguồn âm. Mỗi kênh đều có sóng gốc và sóng hài riêng rẽ, trùng lặp nhau về biên độ và pha nếu nguồn âm ở giữa (cô ca sĩ ngồi ở giữa không lắc lư mà hát chẳng hạn), khác nhau nếu anh thổi kèn đứng bên trái, anh gảy ghita đứng bên phải. Bản chất tín hiệu của 2 kênh L, R là vậy, cho nên khi trừ 2 tín hiệu đó với nhau ta sẽ được sự khác nhau về biên độ và pha của cả sóng gốc và hài của 2 kênh Vì thế phương pháp của bác không thể tách riêng sóng hài ra khỏi tín hiệu gốc của từng kênh hoặc 2 kênh. Và cũng không thể hy vọng mang lại sự trung thực của âm thanh live về âm sắc(timbre) và sound image như vốn có được.
    Trong kỹ thuật surround ảo, khi playback người ta lợi dụng tín hiệu L-R gia tăng vào 2 loa L và R để mở rộng "âm hình", liều lượng gia tăng tùy theo các thuật toán và các matrix, chứ không đơn giản như cách làm của bác. Có thể thấy kỹ thuật này ở các TV stereo, các bộ dàn compact hoặc những cái đài boombox.
    Em chưa thử cách của bác, nhưng cũng thử các hiệu ứng surround của TV, các ampli 5.1 hay 7.1 v.v. có thể thấy trường âm rộng mở hơn, nhưng lại mất đi âm sắc chính xác, mọi thứ không còn tự nhiên nữa.
    Dù sao em cũng rất muốn được nghe thử hệ thống của bác :) . Có thể lập luận của bác chưa vững chắc, nhưng thực tế lại khác thì sao..
     
  19. liveaudio

    liveaudio Advanced Member

    Joined:
    24/8/09
    Messages:
    152
    Likes Received:
    8
    Vâng , em cũng đã biết và phân biệt chất lượng âm thanh khi nghe nhạc từ giàn stereo và surround , 5.1 , DSP...khác nhau nhiều lắm , để nghe nhạc trung thực tự nhiên chẳng ai nghe bằng hệ thống 5.1 ...cả.Với cách làm của em cũng có thể tăng giảm liều lượng đơn giản bằng volume của cái mono SEamp chẳng hạn , em cũng đã thử nghiệm qua solid state amp và close box speaker âm thanh dở đi nhiều lắm , nhưng khi tái tạo bằng SE tube amp và OB speaker thì âm thanh hay hơn rõ rệt.Các bác nào quan tâm thì cứ làm thử cho biết.
    "Hài âm" chỉ là 1 yếu tố bên cạnh nhiều yếu tố & các thông số KT khác của 1 thiết bị âm thanh.Để tránh bàn luận lan man đi xa hơn ngoài chủ đề DAC , em xin tạm dừng ở đây , trả topic cho các bác khác thảo luận vể vấn đề cải tiến chất lượng âm thanh DAC.
    Chúc các bác cùng gia đình 1 Noel vui vẽ. :)
     

Share This Page

Loading...