Thảo luận kỹ thuật sau DAC Contest 2009

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Pencil_Tube, 11/10/09.

  1. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Chính xoác! Nếu không giống nhau thì làm sâu các cụ copy CD qua CD trên PC lại giống nhau được :wink:

    Nó khác nhau là chất lượng cái master clock khi đưa tín hiệu digital ở dạng optical hoặc coax ra ngoài. Và chất lượng cái master clock này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cái clock trong DAC vì cái clock trong DAC luôn chỉ là Slave clock khi hoạt động trong trường hợp này ... ---> Ảnh hưởng đến Jitter của DAC.
    Nghe nhạc bằng PC hay memory reader tuy không phải đọc bằng mắt đọc nhưng chất lượng âm thanh do Jitter ảnh hưởng khi dùng DAC ngoài bằng optical/coax cũng tùy thuộc vào chất lượng master clock khi PC hoặc memory reader đưa ra.
     
  2. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    À hóa ra tội của thằng jitter này lớn thiệt. Vậy nếu chỉ cần xử lý thằng này ngon thì có thể chơi bất kỳ cơ nào cũng đc, kể cả quisheng hả cụ ?

    Hay quá, em sẽ DIY một quả clock ngon ngon rồi dùng cơ quisheng để mang đá gà với mấy quả Studer, Magnavox, Wadia...chơi. Đẩm bẩu ăn ngon bọn kia vì ngoài chuyện âm thanh xấp xỉ thì quisheng có cái hay là đĩa nào cũng nhá. :)

    Đầu Hi-End ! Hãy đợi đấy ! :lol:
     
  3. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Nói thì dễ làm thì khó đấy cụ ...
    Cụ không thể lấy thằng trò thật giỏi bằng cách xử lý cái clock Slave của DAC thật tốt để mà sửa ông thầy thật dở ở đây là cái clock Master rờm của 1 dàn cơ nào đó. Trừ khi xủ lý cái Master clock thật tốt rồi tính gì thì tính. LÚc này quả là không dễ và nếu có làm được thì nó vẫn bị rẻ tiền hơn mấy cái cơ khủng Hái Èn thì người ta vẫn cho nó là ... dở vì nó rẻ chứ họ không đặt vào giá trị thật của kỹ thuật.

    Chớ trêu là các hãng làm dàn cơ khủng nhiều lúc khi tìm cách này cách kia đương nhiên là bằng kỹ thuật để xử lý những vấn đề kỹ thuật và không ít vì quá trình đầu tư để giải quyết những vấn đề kỹ thuật này cũng là 1 nguyên nhân chính đội giá thành lên cao thì chính cái giá thành cao này nhiều lúc (hầu hết) giúp họ tạo nên đức tin chứ không phải là cái chất lượng kỹ thuật mà họ đạt được. Và đương nhiên không cúng tiền cho các báo rì viu hay mấy tay marketing thì cho dù có tốt hơn người ta cũng khó mà tạo đức tin cho người tiêu dùng vì không phải ai cũng là kỹ sư điện tử hoặc có máy móc kỹ thuật để đo đạt. Họ chỉ có đôi tai để đánh giá mà nhiều lúc chính đôi tai đã bị ù hoặc bị mất phương hướng vì những lời quảng cáo ngon ngọt của mấy marketer. Ấy mới thấy marketing hoặc rì viu là quan trọng như thế nào và các hãng Audio Hái Èn thành danh ngày nay thì 99% đều phải qua ngưỡng cửa của mấy báo rì viu hay marketing. Nếu trên đời ai cũng thánh thiện thì làm gì có tội lỗi trên thế gian này?
     
  4. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em thấy trên mạng thường bán cái xử lý clock này dưới tên gọi Super clock, giá đâu khoảng 200-300$. em nghĩ mình diy cái này giá khoảng 100 là hết đất. trước kia em upgrade cái clock này từ bác Macao, giá gốc 350k vnd. âm hình và treble cải thiện đáng kể :lol:

    vậy là vấn đề được giải quyết ?

    cơ cdrom+ super clock + sound card + nguồn tốt = cơ hí èn ???
     
  5. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    em nghe nói phần xử lý sau khi tín hiệu đi qua mắt laser là có thể " chỉnh - sửa - bù lỗ " được. bằng chứng là các đĩa test mắt đọc laser che đi 1 khoảng vài bit- đến mấy chục hay mấy trăm bit mà cd vẫn đọc được, không nhảy tín hiệu là cdp tốt. hoặc đơn cử khi đọc đĩa trầy sướt nhiều, máy mới đọc khỏe re, trong khi mắt laser yếu thì chuối. :D

    như vậy tín hiệu ra khỏi mắt laser là có thể khác nhau chút đỉnh ?
     
  6. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Cụ cứ tưng tửng như giỡn chơi thế này mà làm khó cho cụ sắp pơ Mỹ lắm nhá :)
     
  7. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    oái, em giỡn chơi hồi nào đây ???

    tại vì trước kia em được 1 bác cho mượn cái đĩa test mắt cd nên mới biết tí tí. đãi này mua hơi khó, kể cả bên Mỹ. trong cái đĩa này người ta dán 1 miếng cản quang cho các track khác nhau. từ nhỏ đến lớn xem " công phu " của mắt anh laser thí nào. :( . miếng cản quang lớn nhất cũng cỡ thân cây đũa ăn cơm ấy chứ. nếu quy ra cũng phải cả mấy chục bít.

    thôi em đi mổ cấp cứu đây. :D
     
  8. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
  9. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em khoái cái đoạn này đây:

    Việc Bác sỹ nói đọc được là ý cụ thể thế nào ạ? Đọc được là vẫn bám theo track (không nhảy sang track khác) hay là nhạc vẫn liên tục không bị vấp, mất nốt nhạc nào?

    Không biết chuỗi bit tín hiệu audio đọc từ mắt laser có bit nào là bid để check tính đúng đắn của dữ liêu như trong truyền tín hiệu không nhỉ? Nếu có thì vẫn có thể sửa lỗi được!

    Chuyện mắt mạnh hay yếu đề cập ở đây không bám theo chủ đề nữa rồi Bác ui. Mắt yếu là nó nhảy bài hay đọc lắp bắp ngay. Và lúc này thì gọi là mất dữ liệu mất rồi (không sửa được). :wink:
     
  10. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Các cụ cứ lo cái truyện mắt đọc không đúng, không được, .... nhưng 1 câu hỏi quan trọng nhất để trả lời cho các cụ là tại sao copy CD-CD dùng CD-Drive cũng là mắt laser thì dữ liệu lại chính xác 100% ?
     
  11. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Em exact cùng 1 cái CD 2 lần nếu so sánh từng byte thì dung lượng khác nhau ạ.Không biết có phải do cluster size min em để 64K không ?
     
  12. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Cái này thì cũng không chắc lắm vì em nhớ có đọc được ở đâu đấy là nếu so sánh từng byte thì việc chép CD cho phép có một tỉ lệ lỗi nhất định mà theo họ là không gây ảnh hưởng đến nguyên gốc. Trước đây em có thử dùng Exact CD Copy để chép thành wave file từ CD thì chưa bao giờ nhận được thông báo là đạt được độ chính xác là 100% cả! :?: Tất nhiên là tai trâu như của em thì không thể phân biệt được sự khác nhau giữa đĩa gốc và đĩa F3! :wink:

    Ngoài ra, một vấn đề nữa là khi copy, các CD-Drive đều có cơ chế dùng buffer để đảm bảo tính liên tục của dữ liệu cũng như cho phép đầu đọc có thời gian để sửa sai của lỗi đọc hoặc truyền từ mắt đọc lên. Các đầu CD khi phát thường đọc dữ liệu real-time nên sẽ không có buffer. Một số đầu CD có buffer mà em gặp thì hoặc là cho xe hơi hoặc là của mấy máy portable CD-player nhưng phần lớn họ đều nén trước khi lưu vào buffer thì phải (chắc do limit về bộ nhớ)! Cái này thì lại gây ra tranh cãi về chất lượng của dữ liệu được đọc buffer.

    :roll:
     
  13. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Món này tự chế đơn giản để chơi đc mà. Các bác lấy đĩa CD có chương trình rồi cắt vài sợi băng dính điện đen rộng độ 1-3 mm dán theo bán kính đĩa. Món này ko phải để thử mắt khỏe hay yếu mà để thử khả năng sửa lỗi của CDP.
     
  14. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Tại vì cái đĩa CD-R hoặc rip ra có những cái không rip được như đĩa gốc vì hãng gốc họ có cài 1 số dữ liệu đặc biệt trên cái CD gốc để mà biết đĩa đó là gốc hay đồ nhái lại. NHưng còn phần dữ liệu của bản nhạc thì vẫn là giống 100%. Nếu cụ không tin thì sau khi rip ra từ đĩa gốc rồi backup vô HDD ở dạng WAV rồi burn thành CD-R. Sau đó lấy cái CD-R đã burn rồi lại copy nó qua 1 cái CD-R khác rồi so sánh xem nó có giống nhau 100% không? Nếu không giống thì nên kiếm ổ CD-R có chức năng bit-to-bit comparison và dùng đĩa Mitsui Gold và thâu vận tốc dưới 4x (vẫn nhanh hơn 4 lần so với vận tốc nghe cái CD). Lúc này là những gì cho phép copy được thì sẽ copy được VÀ nếu laser có vấn đề đọc thì cũng sẽ gặp vấn đề copy CD-R --> CD-R ?

    Nói cứ như các cụ thì thời này người ta dùng media disk để chứa thông tin bảo mật hoặc chương mục nhà băng mà nếu mỗi lần đọc là mỗi lần sai thì chắc sau khi đi qua cả ngàn nhà băng, từ trạm network, từng máy computer khắp trên thế giới chắc đến 1 lúc nào đó từ chỗ chương mục có 1000USD chắc sau khi đi qua vòng vo tam quốc đến 1 lúc nào đó không còn đồng nào quá vì mỗi lần đọc từ laser, hàng triệu ổ cứng (cũng là mắt độc bằng từ ....), hàng triệu DRAM, SRAM ... vì mỗi cái sai 1 chút ... hoặc chương mục của mình và mang tên mình tự nhiên 1 lúc nào đó tên đổi qua tên dượng thằng cu nhà mình wá :oops:
     
  15. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Kụ Siêu mẫu cứ hay đùa :) chuẩn CD ROM chuyên xài để lưu dữ liệu chỉ cho phép kô quá 1byte lỗi trong 10*12byte được tái tạo lại - điều này có nghĩa là phát lại 2000 đĩa chỉ sai ... 1byte :lol:
     
  16. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Hớ hớ cứ coi đó là chuẩn VÀ phải xảy ra như thế là cụ phải copy đi copy lại hoặc nghe đi nghe lại 2000 lần thì 1 lúc nào đó chỉ xai 1 byte. Cứ coi như là em thua cụ vì em bẩu 100%. Em có 1 chút thắc mắc xin cụ câu trả lời là thía thì mí cái A na lốc như đĩa than băng cối thì nghe lần trước lần sau hoặc thâu đi thâu lại 1 lần thì khác nhau bâu nhiêu hở cụ ? Em chỉ xin 1 LẦN nghe hoặc thâu thôi nhé chứ không cần đến 2000 lần như cái xì tăng đa của CD đâu ợ :roll:

    Topic đang trở nên hồi gay cấn roài đây vì lần này là đòi hỏi chính xác kinh khủng mới biết đâu là bến bờ đây :lol:
     
  17. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Cái này em xin không đồng ý với bác vì Audio CD và data CD dùng 2 format khác nhau. Data CD (theo ISO 9660 hay Joliet) có 3 lớp error correction (dùng khoảng 10% dung lượng đĩa cho mục đích này) để bảo đảm dữ liệu đọc ra là chính xác, hoặc nếu không thể đọc chính xác thì sẽ phát hiện ra được. Còn Audio CD (theo chuẩn Red Book - hay các loại book khác hehe) thì chỉ có 2 lớp error correction và hoàn toàn cho phép dữ liệu đọc ra bị sai - chỉ cố gắng để sự sai này ít ảnh hưởng đến audio. Còn các thông tin tài khoản được lưu trong DBMS, thường là có thêm ít nhất 2 lớp error correction ngoài cái đã có trong HDD, không liên quan gì đến Audio CD, DRAM và SRAM thì lại có interface và cơ chế error correction hoàn toàn khác với disk.
     
  18. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Khà khà em biết các các cụ sẽ đem vấn đề này ra mà nhưng các cụ cứ yên tâm vì đây là topic "hậu DAC 2009" nên nhà em đã có chuẩn bị ... sẵn :D

    - Nếu các cụ nói như vậy thì nhà em càng thâu CD --> CD ---> CD .... đến 2000 lần thì theo cụ Vu Quy Ô đi ô là nếu chỉ phải sai thì sai có đúng ... 1 byte. Chuẩn gì thì chuẩn hoặc kỹ thuật gì thì kỹ thuật vẫn phải đạt theo chuẩn đúng không các cụ.

    - Nếu các cụ bắt bẻ em vụ tiêu chuẩn chứa dữ liệu (cho dù là CD hay cái gì gì ...) giữa Audio và Data khác nhau thì tại sao các cụ không lấy cái gì đó dùng chung để có cùng độ chính xác giũa Audio và Data để playback nhạc chính xác ví dụ như đọc từ HDD, Memory Reader, và ăn chắc hơn là Mangeto Disk đang được dùng phổ thông để chứa dữ liệu trong nhà thương mà cứ phải dính lẹo đến cái CD-Audio và quanh quẩn cái CD-Audio và lại cái CD-Audio? Các cụ cứ lấy cái kỹ thuật 30 năm về trước là cái CD mà cứ cãi hằng ngày về cái sai cái dở của nó; thậm chí đem nó làm đại diện cho công nghệ đì dzí tồ để phải vất vả so sánh với mí công nghệ A na lốc thời cực thịch chi cho mệt. Cứ lấy SACD hoặc DVD-Audio và ngày nay là HDD, Flash Memory Reader ra cho khỏe không và hợp thức hợp thời mà biết đâu lại rẻ tiền không? Đã vậy các cụ ông cụ bà đến giờ này còn chưa ngã ngũ nổi giữa CD-Audio gốc và CD-Audio copy hoặc copy ra CD-R còn chưa ngã ngũ đâu là sự khác nhau nữa là ?

    - Và kẹt wá hoài cổ thì chơi luôn băng cối ... digital để nghe nhạc trực tiếp. Em không nghĩ cái băng cối và đầu từ cho dù là đọc và ghi dữ liệu digital có thể chính xác hay ít sai hơn cái mắt la dze của đầu CD đâu nhá; nhưng tối thiểu thời chưa có HDD ổ đĩa trữ lượng lớn thì cái băng cối đì dzí tồ và ngay cả băng S-VHS, S-Hi8 (ADAT là hiện thân) đã từng làm master trong các phòng thâu trước khi mix và in thành đĩa nhạc cho các cụ nghe.

    Ờ mà các cụ ơi nếu thâu CD ---> CD ---> 2000 lần sai mất 1 byte thì ảnh hưởng thía nào đến âm thanh? Méo hài hay IMD bao nhiêu %? Lệch pha bao nhiêu % và tệ nhất là có tệ bằng thông số kỹ thuật của đĩa thang và băng cối không ạ ? Em hỏi như vậy không phải là em chê đĩa than và băng cối mà là mục đích của em là rip nhạc từ CD gốc xuống HDD rồi dùng ASCII editor chỉnh sai mất 1 byte nào đó để thông số kỹ thuật tệ tệ 1 chút biết đâu để cho giống âm thanh giống băng cối đĩa than. Xin các cụ giúp em.

    Rồi có độ mới Equalizer bằng ASCII editor!
    :lol:
     
  19. mumutant

    mumutant Advanced Member

    Joined:
    23/10/06
    Messages:
    601
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Cụ VQ đã nói rất rõ là cái đó cho chuẩn CD ROM để lưu data, chứ không phải audio CD cụ àh. AudioCD có error rate cao hơn nhiều (hôm trước em có post mà bây giờ lại quên mất - đâu như khoảng 200 blocks/giây C1 error cho đĩa mới được coi như acceptable). C1 error sẽ được pass qua C2 error correction - và tùy theo cái buffer và ... hên xui mà có correct được hay không. 200 blocks/giây ảnh hưởng thế nào đến âm thanh thì em chịu :D.
     
  20. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Vậy thì chơi media player hoặc từ PC thì khỏi lo cái dzụ error này cụ nhở ? :wink:
     
  21. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Đoạn này thì em "nhiệt liệt" phản đối vì cụ đi lạc chủ để đang tranh luận! Em biết cụ vốn có ác cảm với Analog nên cái gì cũng quy về đây để cãi! :lol: Tuy vậy, vấn đề đang làm nóng chủ đề hiện nay là tính chính xác trong miền digital (từ mắt laser sang đến trước con DAC chip). Do vậy mọi ý kiến phản biện đang nằm ở chỗ cụ cho là trước miền analog thì nó chính xác 100% nhưng thực tế là các ý kiến tranh luận hiện tại (đặc biệt là của cụ Mumutant về C1 và C2 error) đều đang chống lại cái mà cụ cho là chính xác 100% đấy! Đề nghị cụ tìm luận chứng kỹ thuật nào đấy để phản bác lại các ý kiến này để chúng ta nhanh chóng có được kết luận về miền Digital có gây error hay không và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào trước khi quay lại vấn đề về DAC như chủ để nguyên thủy! :wink:

    Các ý kiến "đả kích, chê bai" LP, băng cối, cassette tapes,.... thì em nghĩ đã có tranh luận trong các chủ để khác rồi! :lol:

    Thôi em đi ra Thư Viện Tổng hợp Quốc Gia tìm thêm tư liệu để tối về tranh luận với cụ tiếp đây! hihi....
     
  22. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    iPod... và... iPod... em đang máu cái dzụ lossless này :D... very easy, very helpful, fashionable :lol:
     
  23. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Vấn đề này vẫn phải đợi cho đến khi ngã ngũ về việc có error hay không ở miền digital cái đã. Lý do là vì trong quá trình Rip từ CD sang wave, kể cả em Rip với tốc độ 2x bằng CD-ROM có support bởi Exact Audio Copy, chưa bao giờ em đạt được thông báo 100% correct từ chương trình Exact Audio Copy cả! Thế nên đến giờ cụ không thể đảm bảo là cái file wave cụ có nó không sai chứ đừng nói gì đến file đã được nén (cho dù là nén lossless)! :lol:
     
  24. supermode

    supermode Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    768
    Likes Received:
    1
    Location:
    Vietnam
    Em nhiệt liệt phản đối cụ vu khống em. Em sống và ăn lương bằng thiết kế Analog nhưng mà cái Analog em đang làm ở đây và đương nhiên tất cả các hệ thống Analog trên đời đều có chất lượng được tính toán, cân đo, so sánh bằng KH và máy đo đàng hoàng chứ không phải cái chất lượng Analog được đánh giá bằng cảm tính hoặc đức tin :lol:

    Các cụ copy CD --> CD mà có error thì nên ... đổi CD Drive tốt hơn ví dụ của hãng Plextor mà có chức năng bit-bit-comparison. Ngay cả tín hiệu digital đưa vào laser thì đúng nhưng phôi đốt bị lép thì đương nhiên cái đĩa copy ra sai thì cũng vẫn xảy ra. Do đó cái phôi và recorder drive cũng phải tốt. Chứ không nên đem reader, phôi, recorder không đạt kỹ thật để vội quy về kết luận là nó không đúng hoặc không tốt.

    Và đương nhiên có nhiều cách rẻ tiền để đưa ra tín hiệu digital chính xác chứ không phải 1 cách. Tuy nhiên vì cho dù có đưa ra chính xác tín hiệu digital đi nữa thì cũng không ai nghe được cái tín hiệu digital này nên cũng phải đổi qua Analog qua mạch DAC và phần analog sau đó và đây mới là tạo ra sự sai gấp nhiều lần so với mất mấy byte trong chiệng error corection hay gì gì gây ra.

    Cá nhân em là 1 người nhận xét 1 hệ thống 1 cách tổng thể chứ không dựa vào 1, 2 cái 0.1% sai trong khi đó có tới 1000 thứ với 1% sai đang cùng hoạt động trong hệ thống ... nhưng mà chỉ vì cái 0.1% sai đó đã vội quy chất lượng. VÀ Audio CD người thiết kết cũng nhìn vấn đề giống em nên cho dù có error correction hoặc cho dù có cô gắng không có error thì cũng còn rất nhiều thứ tạo ra cái không đúng và những thứ này có thể chi phối cấp số cao hơn cái eror correction hay khiếm khuyết nào đó gây ra trong quá trình vận chuyển hoặc thu phát dữ liệu .. .

    Do đó xét cả toàn bộ hệ thống của nguồn âm khi so sánh chất lượng kỹ thuật giữa CD và băng cối và đĩa than thì CD tốt hơn 2 cái kia. Thế thôi :wink:
     
  25. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    thú thật là trước kia em có test phần nguồn này. thí sinh là cái transport truyền thống của em và iPod-Wadia rồi qua cái dac nhà em. nghe cùng 1 bản nhạc nguyên bản và bản lossless rip từ cái đĩa ấy thì em thấy bản lossless nghe rất ư là thiếu nhạc tính, phần hài, phần long lanh của bản nhạc mất đi nhiều (many losses ??? :lol: )mặc dù giá cho bộ iPod-wadia đó không hề rẻ. em vẫn biết chất lượng nhạc phụ thuộc nhiều vào phần mềm rip và chất lượng cái cơ wadia kia.

    lossless thích hợp cho nghe nhạc trong khi làm việc, hay làm gì đó... :lol:
     

Share This Page

Loading...