Các Bác giúp em xem bóng ECC88 này thuộc loại nào ah? bị bay hết chữ nên em pótay. Cám ơn Các Bác[/quote] theo anh nó là bóng của Siemens
Đánh giá giúp bạn theo tiêu chí gì đây nhỉ ? : Kinh tế, độ bền cơ học, dễ lắp, tương đương... còn tai nghe và cảm nhận thì mỗi người lại mỗi ý, không giống nhau nên khó lắm, không chính xác được đâu bạn ạ. Bạn phải tự cảm nhận là chính xác nhất vì bạn là người dùng nó. Đèn điện tử ba cực kép 6922 của nước Nga sản xuất sau này thường được đánh giá là không bằng loại 6DJ8 hay ECC88 của cả Đông và Tây Âu, thậm chí còn thua cả người anh em cũ của nó là 6H23П-EB ( 6922 là một biến thể của 6H23П).
Các bác đi ngang qua cho E hỏi kinh nghiệm chút! E mới lấy một cái Amply chạy 4 bóng 6L6GC quả lê và 03 bóng chân vàng (chữ mờ mờ): 1 bóng Dario miniwatt chữ xanh có ghi E..88CC, O getter (E đoán là E188CC) 1 bóng 7308 USA D getter 1 bóng USA O getter mờ hết chữ trông cũng giống hai bóng còn lại E hay nghe classic và vocal vậy 3 bóng này có hợp không. Nếu nâng cấp thì nên dùng bóng gì. E thấy chủng loại này có nhiều loại, nhiều hãng: ECC88/6DJ8; E88CC/6922; 7308/E188CC.
Đèn 6922 là phiên bản dùng trong quân sự của quân đội Mỹ (thường được lắp ở các máy hiện sóng chạy đèn, hoặc trong các thiết bị cao tần của quân đội Mỹ, hay dùng nhất là cho hải quân Mỹ NAVY), tên thương mại theo tiêu chuẩn Mỹ và Nhật là 6DJ8 được sản xuất vào khoảng thập niên 50-60. Cùng chủng loại trên theo tiêu chuẩn Châu Âu (cả tây Âu và Đông Âu) đặt tên là ECC88. Đèn 6H23П ra đời sau nên không thể có chuyện 6922 là một biến thể của 6H23П ,
Vâng đúng. Bác Hưng nói Đúng và cáo lỗi mọi người đã đọc, riêng đèn 6H23П của Liên Xô ra đời muộn hơn 6922 của Mỹ khoảng một hai thập niên. Nó ra đời vào quãng thời gian 1970 hay 1972 gì đó. Cảm ơn bác Hưng đã chỉ ra sự nhầm lẫn vì 6H23П ra đời sau với thời gian khá lâu nên mới chính là một loại biến thể. Còn đèn ba cực kép 6922 EH mà bạn Hoaibo hỏi là loại đèn mới và được nước Nga sản xuất sau khi Liên bang Xô viết đã tan rã. Đây không phải là đèn cổ, đây là đèn sản xuất mới và của Liên bang Nga.
Re: bóng 6N1P-EV có gắn được cho cái mạch của DAC aune T1 ko bác ơi, em thấy cái này thiết kế cho 6922, 6N11. Em thấy có bác bảo "6N1P của Nga khá khác so với 6DJ8. 6N1P dòng đốt tim lớn gấp đôi nên phải cẩn thận khi thay vào chỗ của 6DJ8" nên cũng run tay chưa cắm. Bác nào biết phán em với ợ
Cố gắng lắm thì 6h1n-eb cũng chỉ hơn ở độ căng và ... khô. Bác có 68J8 trong máy rồi thì đừng thay 6h1 làm chi
Vậy, các bác có thể cho em hỏi, cuối cùng thì thằng 6H1P (6n1p) nó tương đương (hoặc tương đương gần nhất) với em nào ạ? 6dj8; ecc88; hay 12at7, hay bóng nào khác ạ? Cám ơn các bác nhiều!
Re: Re: Chào bác 1. 6H1П về mặt cắm rút , bố trí chân giống hệt 6DJ8 -6922 .Sự khác biệt ở chế độ khai thác , thông số cơ bản của đèn μ và hỗ dẫn S . Nếu mạch của bác không ghép trực tiếp ( DC Coupled) , bác cắm rút thoải mái , không ngại gì cả và do nhìn chung , điểm làm việc vẫn là tuyến tính , không thể méo để giọng Bảo Yến trở thành giọng . . . Bảo Ngọc được 2.Tương đương hoàn toàn 6DJ8 là 6H23П (-EB) của Ex-USSR .Vấn đề là thần kinh ta thích giọng nào thôi 3.6DJ8 là phiên bản dân sự , dùng phổ biến .6922 là 6DJ8 nhưng trong hàng đèn MỸ , đèn ký hiệu toàn số là đèn Quân sự 4.Trong hệ đèn Ex-USSR , cơ bản chia làm 2 loại : Đèn theo tiêu chuẩn nước Liên Xô ( nôm na là họ đã làm dùng phổ biến trong hệ thiết bị của họ , do sau CM tháng 10 , nước Nga bị bao vây , cấm vận , họ tư sản xuất cho mọi nhu cầu ) và hệ đèn Phi tiêu chuẩn nhà nước : Các nước trong hệ thống đối lập có đèn gì , Liên Xô sản xuất dập khuôn y hệt cho nhu cầu thay thể nếu có và khi cần , tương thĩch .Do vậy , các nước Anh , Pháp , Hà Lan , Đức có đèn gì , hệ thống sản xuất ưu việt về giá của Liên Xô copy nguyên dạng luôn Tuy nhiên khi cắm và rút thay 6H1П vào 6DJ8 , con trở Ra nên dùng là 1-2W , sẽ yen tấm hơn
Cảm ơn bác Bacuc đã có vài dòng thông tin giúp em. Về cái DAC của em thì là đồ hãng nên em ko dám hàn xì vào nó, bởi thế nên em chỉ tìm bóng phù hợp để cắm thay bóng đang có thôi ợ. Em đang nghiên cứu thêm mấy loại: 6h23-eb phiến có lỗ, màu đen; e88cc Tesla chữ vàng; hay Tungsram chữ đỏ. Hiện em đang có 6N11, 6922 sovtek rồi. (em thích tiếng ngọt, bass hay và gọn, nghe có vẻ hơi mâu thuẫn bác nhỉ? chắc lấy 2 loại bóng cho 2 đặc trưng trên, lúc nào nghe thể loại nào thì cắm bóng đó )
" Tiếng ngọt " là khái niệm khó giải thích .Nếu từ đời thường mà suy diễn , khi ta chú ý gọt giũa lời lẽ trong đầu trước khi ngôn ra , chắc chắn dễ nghe hơn với nhiều người .Vậy ta chăm chút cho nó về dải tần băng thông kỹ vào , không tham độ khuyếch đại , chú trọng về chất lượng bộ khuyếch đại Bộ DAC cho CDP của tôi dùng 6Ж52П -- 6H6П xuất Kathode qua 14 quả tụ bạc ròng của Nga , nhìn chung , nhận được ít tiếng chê từ người nghe, có cả các bạn chơi CDP tiền trăm (Doll) , dù CDP SONY 950 mua rất rẻ , 700K , mod lại E88CC Tesla và TUNGSRAM là hệ đèn hay trong dòng tưong đương .Công nghệ điện tử của Hung , Tiệp và Balan , trước WW II đựợc xem là hơn hẳn nước Nga trong một số lĩnh vực , và được xem là dòng công nghệ chịu ảnh hửơng văn hóa German : Chi tiết , tỷ mỉ , chính xác và thẩm mỹ .Các đài của Hung và Đức trước đấy tiếng rất hay , về đêm giọng cô Kim Tiến trong đọc truyện đêm khuya hay phát nhạc hiệu chương trình " Tiếng thơ " nghe thực và gần vô cùng Nếu các bác gặp các tụ Hung , Tiệp Đức ( RFT , REMIX . . . ) , nên mua hết , thay vào Cassette, R2R , CDP , chất lượng mạch thu thanh khác hẳn , ăn dứt mất tụ NP xanh đỏ , vàng cam quảng cáo rầm rộ bởi anh Tojo : Truyền đỉnh xung nhọn và thân xung vuông rất tốt 6H23П-EB , tôi đổi chác với mấy anh Hà Lan , họ rất thích , chỉ sau E88CC của Hung . Việc Bass hay , gầm gừ , day dút , lịm dần , rõ và không gây mệt , 2C51 của Raytheon là ứng cử rất tốt hươn hẳn 6H3П-EB hay 6H3П -И .Đèn này khác chân hệ 6922 nhé
Re: Re: Bác ba có thể cho em hỏi, 6h1 thiết kế mạch thế nào là hay ạ? Ra khoảng bao nhiêu? Ia = ? Ebb =? V anode ? Thanks bác! Em có con CDP SONY 750 cỏ cỏ, em muốn mod lại, xuất đèn, bác chia sẻ chút kinh nghiệm và nếu được thì bác giúp em cách làm đc ko ạ? Em chưa vọc vào CDP bao giờ, nhưng cũng muốn xuất tube để xem âm thanh nó ra làm sao, nhưng sợ chọt xong nó ... im luôn thì cũng tiếc!
Re: Re: [/quote] Em có con CDP SONY 750 cỏ cỏ, em muốn mod lại, xuất đèn, bác chia sẻ chút kinh nghiệm và nếu được thì bác giúp em cách làm đc ko ạ? Em chưa vọc vào CDP bao giờ, nhưng cũng muốn xuất tube để xem âm thanh nó ra làm sao, nhưng sợ chọt xong nó ... im luôn thì cũng tiếc![/quote] e cũng đang muốn nghịch cái này đây,các bác ngang qua chỉ bảo bọn e với
Re: Re: Thật khó trả lời cho từ "hay" , nhưng tôi trả lời cho từ tuyến tính trong vùng áp đã chọn : Uamazz = 101 VDC , Ia= 4mA ,Rk =230 OMH , Rg= 470K , Ra= 47K ,1W ,Ebb = 290 VDC sau nắn và lọc 1.Trước hết bác nâng cấp phần tụ nguồn của mạch +-5VDC lên đi . Sau đó kiểm tra DAC có phải là TDA 1541 không hay là PCM xxx 2.Nếu là TDA 1541 trong CDP 750 thường là của Nhật , bác nên thay TDA1541 Phillip , có S càng tốt 3.Chọn đèn để là, dễ và hay là 6922 và 5687
Re: Re: Cám ơn bác rất nhiều! con của em là TDA trơn, chắc là trước mắt em sẽ để vậy mà mod đã, sau này tính tiếp chuyện thay chip. Mục tiêu của em bây giờ là muốn xuất tube, để âm thanh thêm mềm mại và dày tiếng hơn. Và cũng phục vụ mục đích trải nghiệm của mình. Vậy nên em đang định vật con 750 này ra để làm chuột bạch.
hic, em cần bác tư vấn đèn để cắm vào cái lỗ có sẵn ở cái DAC có sẵn mà bác chơi cái đèn khác chân thì làm khó em rồi :mrgreen: xét về cái đám E88CC tesla hay tungsram, nếu ko tìm được thì chơi cái 6n23p-ev (6H23П-EB) cũng được hở bác ?
Re: Re: Chuột xong , bỏ đi , để tôi nhé , tôi cho nó lên đời luôn , toàn dùng đèn bút chì mà ăn được mấy con "vàng chanh" mới hay
Re: Re: bác bacuc có thể hướng dẫn cụ thể không ạ, đèn thì e diy được một cái rồi nhưng bán dẫn còn mù tịt ạ
Re: Re: Mạch đảo pha dùng thế này thì áp B+ hơi cao quá . Bác chịu khó Search trên Google cái mạch đảo pha chuẩn cho đèn này mà Xô viết hay dùng .Key là : " Russian 6N1P phase spliter " .Minh không phải FAN của PP nên ít dùng mạch này