Sang bản F2 thu từ PC, tiếng bass của CD trống có khác đôi chút, theo tôi thì chắc chắn phải bộ dàn xịn hi-end mới nhận ra khác biệt rõ ràng. Với đôi tai đểu của tôi + bộ dàn <10tr = nghe vẫn sướng, không thấy khác nhiều lắm (tuy có)
Thậm chí bộ dàn cỡ dưới 5000USD cũng chưa nhận được rõ , nhưng dữ hơn thì chắc là giải nghệ mấy cái đĩa chép. À Bác nào chuẩn bị nâng câp tầm cỡ nhớ cho Anh em đăng ký số điã chép cũ. Em xin xếp thứ 1, phải trước Bác caithang nới chịu :lol:
Vậy sẽ lấy bộ dàn của bác caithang test cái CD Drum em gởi về và với bản F1 (Bác caithang nhớ làm bản F1 trên loại đĩa TDK em gởi về kèm luôn nhá), xem bác nhận ra không? em chắc chắn bác sẽ có câu trả lời hợp lí.
Riêng CD trống thì em nghĩ sẽ có sự khác biệt do loại này khó thể hiện lắm, nhưng những loại Nhạc thông thường như Vocal thì CD chép nghe chả khác gì Bản gốc đôi khi có bị lách tách do chép bị lỗi thui!
Em thấy nếu có điều kiện nên dùng cd tốt tí,nếu gốc thì thu theo XRXD thì tuyệt,đỡ hại mắt đọc hơn. Còn về phần tiếng thì ko biết các bác nghe có khác rõ hay không,chứ dải trầm của drum thì khác rất nhiều,điển hình là lần trước bác danthanhpho có nhờ em mua cd và load burn 2 cd USHER cho anh em forum cùng nghe,đây là cd tập hợp những bài hay trong các albulm khác,trong đó có 1 bài drum test,lấy trong cd DRUM TRACK DISC,mà em cũng có cd này.Sau khi load xong trên mạng về(bác danthanhpho không nén mà để nguyên như vậy nên mỗi cd khoảng 600MB) và em dùng nero burn ở tốc độ 4x,sau đó nghe thử bài drum có trong cd usher,đó là bài đầu tiên,nhưng em ko nhớ ở cd usher hay usher1 nữa,sau đó em mới lấy cd DRUM TRACK DISC ra so thì khác hoàn toàn bác ạ,bass cd gốc nghe sâu,mạnh và thật hơn đến bất ngờ.Trong khi bộ dàn em cũng bình thường thôi.Đây là vài dòng ý kiến của em về cái cd chép và cd gốc hoặc source. Thân.
Thì em đã nói rồi, Riêng mấy đĩa Drum test thì khỏi phải bàn dỡ tệ(may mắn cho em là em lại không khoái trống ), nhưng các loại nhạc thì cũng hay không chê vô đâu được luôn khi chép thằng 2Xcopy hay chép bằng đầu CD ghi, nói thiệt em khoái nghe CD Vocal chép hơn!
Quá giỏi! Chịu các bố thật, đĩa copy mà suy giảm 10-15 rồi lại còn 20% nữa, lại còn giảm ca tiếng trống nữa thì xin vái các bố. Bọn Tây mà nó biết tiếng Việt chắc nó gọi các bác là cụ luôn. Một số thiển ý: - Đĩa CD Audio: là đĩa chứa âm thanh dưới dạng số hoá (mỗi giây băm thành 44100 mảnh (để đạt được khả năng đáp ứng tốt các tần số âm thanh ~ 20 Khz (chú ý tai người chỉ nghe đến khoảng 16Khz là hết đất - Chó- Dơi nghe đượccao hơn...), sau đó mỗi mẫu được lượng tử hoá bằng một từ 16 bít (2 mũ 16giá trị ~ 65000) và có được giải động khoảng 96dB (tính theo công thức dB=6*n + 2,....). Đây chính là giải biến động của mức âm thanh đáp ứng được khi chuyển Ânlogue sang Digital và cứ thế các giá trị âm thanh được biến đổi - mã hoá - đóng gói dạng file âm thanh tuyến tính không nén và cất trên đĩa CD ROM, chỉ có điều tại sao ta không đọc được các file này là vì đĩa Audio CD theo chuẩn khác (CDFS) với bàng TOC (Table Of Content) nên chỉ thấy các file Trackxx với dung lượng 44k thôi, tuy nhiên nếu cài driver vào thì máy tính có thể đọc được các file âm thanh ghi trên CD Audio như thường. Vậy tóm lại, trên đĩa CD Audio chính là các thông tin âm thanh ghi dưới dạng số 0110..... Đầu đọc CD (kể cả máy tính và các đầu CD Player) là đầu đọc theo chuẩn Lazer, tia laser chiếu lên mặt đĩa - gặp các điểm lồi - lõm (0 và 1) phản xạ về mắt đọc và máy tính hay CDPlayer sẽ biết là giá trị 0 hay 1 để rồi đọc được khoảng 16 bít sẽ cho được một giá trị mẫu âm thanh số. - Đĩa gốc : đĩa sản xuất theo kiểu dập từ một bản gốc âm thanh (Master) (cái đĩa mà một bác nói là đĩa gốc kim loại ấy....), các vết lỗi lõm rất vuông thành sắc cạnh, bền lâu với thời gian có tuổi thọ cao hơn. - Đĩa Copy : là sử dụng máy tính với phần mềm burn đĩa - có thể burn với đĩa CD-R (CD Recorable) hay CD-RW (ReWriteable), hai loại đĩa này là khác nhau tuy nhiên các giá trị 0110 vẫn do các đầu ghi CD tạo ra bằng cách thay đổi lớp chất lỏng ở giữa đĩa để tạo thành các vết lồi - lõm. Và các vết lỗi lòm náy không thể vuông thành sắc cạnh như đĩa gốc Sx bằng phương pháp dập (pressing) nên tuổi thọ thường ngắn hơn rất nhiều - đĩa gốc có thể để 5-10 năm môi trường không cần quá cao vẫn tốt. Đĩa burn bằng máy tính hay các dạng khác rất nhanh hỏng kể cả không bị bong lớp tráng (để phản chiếu về mắt đọc) thì cũng chỉ 2-3 năm hoặc sau vài chục lần đọc sẽ có hiện tượng lẹt xẹt (tiếng nổ do sau khi cố Error Correction hoặc dữ liệu sai nên giá trị âm thanh giữa 2 mấu liễn kề thay đổi khác nhau quá nhiều), hoặc trễ delay một thời gian rất lâu...... - Ở đây phải hiểu là CD Duplication hay CD Copy thì dữ liệu đĩa copy sẽ phải giống hệt dữ liệu số trên đĩa gốc (sai số trong quá trình burn rất ít- thậm chí điều khiển được - Chức năng verify data after burn hoặc có những phần mềm để kiểm tra xem đĩa copy và đĩa gốc có giống hệt nhau ko). - Một ví dụ : Mấy cái đĩa bị lè ra do CKS chính là do có sai sót (dù chỉ là 1 bít nhỏ trong tỷ tỷ bít của đĩa) - Đầu ghi càng xịn - đĩa càng bền . Ghi tốc độ càng chậm - Đĩa càng bền (tuy nhiên nhanh hỏng đầu ghi hơn). Tóm lại: - Sau khi ghi xong, Đĩa copy có chất lượng như đĩa gốc (loại trừ các khả năng do đầu ghi, đĩa ....). - Nhưng đĩa copy sẽ nhanh hỏng hơn đĩa gốc. - Chất lượng đã copy sẽ giảm khi thời gian tăng (khó đọc -> suy đoán bậy nhiều -> thay đổi chất lượng âm thanh). (Bàn về cái này thì chắc còn nhiều lắm - nhưng theo thiển ý để tránh thảo luận đi theo một số khía cạnh quá sai về mặt kỹ thuật - Bác nào không tin - Chọn hộ bộ dàn - Loa nào tốt nhất, chọn đĩa gốc <> Tôi sẽ cùng Copy- kiểm tra và thiết lập Setup để thử nghiệm xem)
Thưa các bác, Mấy hôm nay em theo dõi chủ đề này, thấy các bác tranh luận sôi nổi vui quá nên em mạn phép có đôi lời phát biểu như sau. Số là từ khi biết nghe nhạc, em đã là tay nghiện sưu tầm CD hơn là chơi máy (nhưng bây giờ thì em đang cai nghiện các bác ạ..hihihi ). Số lượng và trị giá phần mềm của em hiện giờ nhiều hơn phần cứng nhiều. Đủ các loại, original có, copy có... Em nghĩ một số cửa hàng bán đĩa ở HCM như các bác giới thiệu trong foum này cũng đã nhẵn cái mặt của em. Em nói vậy để các bác hiểu em hơn. Và dĩ nhiên, lựa chọn ưu tiên của em vẫn là CD Original. Xét về phương diện lý thuyết hay kỹ thuật, em hoàn toàn đồng ý với bài phân tính của bác Cuongvx. Nhưng trong âm thanh luôn hiện diện yếu tố vô hình, các bác ạ!!! Em không nói là âm thanh của CD original hay hơn copy hay ngược lại mà chỉ muốn xác định với bác Cuongvx là chắc chắn có sự khác nhau nếu bác duplicate từ bản orginal mà thôi, còn khác nhau bao nhiêu % thì em không dám nói vì do trình độ thẩm âm của em còn kém lắm. Và để chứng minh sự khác biệt này, theo như lời bác đề nghị, em xin tình nguyện ứng cử bộ dàn chuột và các CD của nhà em để bác kiểm tra và so sánh. Bác cứ định thời gian rồi báo cho em biết để em sẽ mượn thêm anh bạn cái CDP giống hệt của em và set-up giống nhau y chang từ sợi inter connect và power cord, 01 cái sẽ play cd copy, cái kia sẽ play cd gốc, test song song như vậy để bác có cơ sở so sánh và đưa ra nhận định cho chính xác hơn. Kính bác,
Đọc được bài này của Bác em thấy khoai khoái hay tại em hay xài đĩa chép :lol: ,Nhưng nói chung thì tiền nào của đó thôi,quan trọng là máu mình đầy tới đâu! Tiền nhiều thì mua rồi khỏi mua lại, ít tiền thì mua nghe mấy tháng lại mua tiếp! Chúc Các Bác vui!
Em hoàn toàn đồng ý với Bác Cuongvx! Theo em, chất lượng dữ liệu trên đĩa chép phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của "đĩa trắng", chất lượng của đầu ghi đĩa và quá trình ghi đĩa (burning). Nếu trong quá trình ghi ta chọn tốc độ ghi là cao -->> khả năng dữ liệu bị lỗi nhiều hơn -->> nên chọn tốc độ ghi là vừa phải, ngay cả đối với các đĩa CD tốt có tốc độ ghi cao hơn. Khác biệt lớn nhất giữa CD gốc và CD chép là độ bền cơ học do quá trình ghi dữ liệu vì: chất lượng ghi đĩa bằng phương pháp dập ><ch>> do bị hạn chế về kích thước và không gian lắp đặt nên thiết kế của các đầu đọc đĩa trên ô tô rất nhỏ gọn, vì vậy khả năng tản nhiệt rất kém -->> hoạt động lâu thì đĩa nóng hơn so với sử dụng đầu CD gia dụng -->> đĩa kém chất lượng dễ bị cong, dẫn đến khó đọc hoặc kẹt đĩa (vì không có khay đĩa mà chỉ có khe để đưa đĩa vào). Nếu các Bác nào không tin, gửi em 1 đĩa CD gốc, em copy lại rồi cùng nhau test là biết liền, đố Bác nào có thể nhận ra được sự khác biệt giữa 2 đĩa khi nghe trên giàn máy không nhé nếu không xét đến yếu tố đầu CD...kén đĩa, không đọc được, hihi :lol: Trân trọng;
Cám ơn marlin nhiều, Rất tiếc là mình ở HN nhưng chắc sẽ có dịp vào chơi đàm đạo và nghe bộ "dàn cỏ" của bạn. Marlin thử cùng một vài bạn cùng nghe thử xem (đưa tín hiệu ở 2 CDP giống nhau (dùng nguồn digital thì càng tốt), sau đó ngồi trước loa dùng phương pháp blind test - che đầu nguồn chọn sau đó 1 người chuyển đổi ngẫu nhiên giữa 2 nguồn và thử xem số lần nhận biết đâu là đĩa gốc đâu là đĩa Copy xem sao (nhớ là địa CD Copy phải vừa mới copy đấy), bên mình đang có một dự án lưu trữ âm thanh sẽ có một hệ thống để kiểm tra đĩa copy có giống hệt đĩa gốc không nhưng chưa xong, khi nào có mình sẽ gửi thêm thông tin. Tuy nhiên mình đã được tham quan bên Đức hệ thống này rồi.. Có một giải pháp cho 1 số bạn ít tiền chơi đĩa copy (mình cũng vậy) là đĩa nào hay mình sẽ copy ngay vào ổ cứng (trên cơ quan dùng công nghệ RAID của Server nên khó bị mất lắm), và nên sử dụng copy to Image, chứ extrack to wav file thì có khả năng bị thay đổi khi convert đấy. Giờ giá ổ cứng cũng rẻ, mà cũng có hỗ trợ RAID rồi. Nhưng thực ra nếu có tiền chơi đĩa xịn vẫn thích hơn, mình có mấy đĩa gốc dùng rất lâu rồi mà giờ đút vào đầu nào vẫn phát ngon lành… Bye
Anh em cũng đang bàn về copy CD bị mất mát chất lượng trên cơ sở điều kiện hiện có bác cuongvx à, kể cả cách đánh giá % mất mát cũng là cách diễn tả cảm nhận tương đối; Chắc chắn là với điều kiện copy CD hiện nay của anh em, đĩa xịn đi mượn, burn chủ yếu bằng PC, phôi đĩa mua ngoài chợ( chủ yếu là phôi TQ), phần mềm crack, thì chuyện chất lượng đĩa copy đương nhiên giảm nhiều Vậy mới có topic này để thảo luận chứ, mỗi ý kiến đều là kinh nghiệm để tự burn đĩa ngon hơn, tranh luận khác nhiều hay ít cũng chỉ là vui thôi, chứ test làm gì, biết chắc điều kiện vậy thì chỉ có vậy, mình có thực hiện đúng được theo lý thuyết đậu Thấy bác nói về dự án của bên bác hay quá, bác nói cụ thể hơn 1 chút được k, các phần mềm và công nghệ+ kinh nghiệm của bác có thể share cho anh em k. Chứ tất nhiên là chơi CD xịn thì nhất rồi, vì ngoài chuyện chất lượng còn nhiều cái khác để thích thú nữa
Nếu đầu đọc chuẩn - phần mềm chuẩn thì theo tôi chất lượng như đĩa gốc - nhưng lưu ý đừng RIP ra file WAV rồi dùng phát ở máy tính với SoundCard mà so sánh với đầu CD Player dắt tiền - Vì vấn đề đắt nhất của các thiết bị là các con chip A/D và D/A. Sound card chỗ mình cũng chỉ là Stereo thôi (mọi người thử tra dòng Digigram PCX 9 - 924 xem) nhưng giá khoảng ~ 4000$ đấy. Phần mềm thì có lẽ không mất chất lượng âm thanh lắm, mình đã thử dùng phần mềm chuyên dụng để RIP và so sánh với JetAudio hoặc CDGraber, sau đó đo kiểm tra chất lượng thì không khác nhau nhiều lắm..
Tiện có một bài viết khá thuyết phục của một bác bên diễn đàn kỹ thuật, các bác nhận xét giúp em cái. "Để chứng minh cho việc bản copy ra đĩa ghi (CD-R hoặc CD-RW) là một bản sao 100% của đĩa gốc, bạn lấy một cái đĩa gốc nào đó (đĩa xịn ấy) rồi dùng một chương trình tạo image nào cũng được, tạo một cái image. Kế đó, save cái image đó ra đâu đó rồi lấy một cái đĩa ghi chất lượng cao hoặc bình thường cũng được, burn cái image đó ra ở tốc độ chậm. Mục đích là để loại trừ trường hợp đĩa chuối hoặc burn quá nhanh làm hỏng dữ liệu, nhớ là phải bỏ hết mấy cái tùy chọn skip data corruption thường được auto-on trong quá trình copy đĩa nhạc. Kế đó, tạo file image của cái đĩa mới burn ra. Dùng một thuật toán hash nào đó (MD5 chẳng hạn) hash hai file image rồi so sánh với nhau. Chú ý: Khi tạo image của hai đĩa, phải dùng cùng một ổ đĩa đọc, do mỗi ổ đĩa có một sai số offset nhất định, đôi khi (khả năng rất nhỏ) sai số này làm sai lệch dữ liệu đọc được. Qua những bước trên,tôi khẳng định hash của hai file là hoàn toàn giống nhau. Nếu sai, chắc chắn trong quá trình ghi bạn làm sai chỗ nào đó, hoặc là do chất lượng đĩa, hoặc là do chất lượng đầu ghi, hoặc tại bạn dùng hai ổ đĩa khác nhau để tạo image. Nếu bạn thử đi thử lại mà vẫn không được giống nhau, tôi đành giải thích bằng cách thiếu bằng chứng hơn vậy. Một cái đĩa Windows XP của M$ sản xuất với một cái đĩa Windows XP của tôi tự sản xuất đảm bảo là giống nhau 100% về mặt data, nếu không thì sao mà cài được? Tuy nhiên, đối với đĩa CD Audio, cơ chế đọc của các đầu đọc hơi khác một chút, nó cho phép bỏ qua những dữ liệu bị corrupt do tính toàn vẹn của dữ liệu không tới mức critical như đĩa dữ liệu. Nếu có thể force đầu đọc bỏ qua vụ skip data corruption này là có thể nhận được dữ liệu hoàn chỉnh. Qua tất cả những điều trên, tôi có thể khẳng định (và điều này đã được cả ngành công nghiệp đĩa quang khẳng định) là hoàn toàn có thể tạo ra một bản sao 100% của bất kỳ một đĩa CD nào. Tuy nhiên, để đọc lại chúng thì không đơn giản, như tôi đã nói mọi đầu đọc được thiết kế để bật flag skip data corruption lên khi đọc CD Audio, tất nhiên là các đầu đọc dạng hi-end cũng thế. Chính vì điểm này nên ta có thể khẳng định rằng, khi đọc đĩa gốc thì data ít corrupt hơn khi đọc đĩa sao. Không phải vì dữ liệu trên đĩa sao (đĩa ghi) bị sai lệch so với đĩa gốc, mà là vì chất liệu sản xuất đĩa và chất liệu bề mặt dữ liệu. Ta có thể thấy đĩa gốc thì thường mặt đĩa màu trắng, được phủ một lớp trong suốt vật liệu gì đó rất cứng (để chống xước) và độ dầy của lớp nhựa trong suốt từ bề mặt đĩa tới lớp dữ liệu là khoảng 0.3mm (toi không nhớ con số cụ thể, khoảng đó, nhưng cái này không quan trọng) Trong khi đĩa đúc của TQ sx thì mặt đĩa cũng màu trắng, thường không có lớp phủ ngoài cùng, và độ dày của lớp nhựa từ bề mặt tới lớp dữ liệu mỏng hơn một chút (khoảng 0.05mm so với đĩa gốc) Và đĩa ghi (CD-R hoặc CD-RW) thì mặt đĩa tùm lum màu (xanh đỏ tím vàng đủ cả) độ dày lớp nhựa từ bề mặt tới lớp dữ liệu khi mỏng hơn khi dày hơn, đôi khi bằng đĩa gốc. Tất cả những dữ liệu trên, và dựa vào những định luật vật lý quang cơ bản, ta có thể kết luận rằng: Khi đọc đĩa sao, data corrupt nhiều hơn do đĩa sao thường có bản chất phản xạ khác với đĩa gốc, do vậy mắt đọc không thể đọc tốt được tia laser phản xạ lại như là đọc đĩa gốc. Kết luận, đúng là đĩa sao có khả năng mang lại chất lượng âm thanh kém hơn so với đĩa gốc trên đầu đọc được tweak để đọc đĩa gốc Cái này quan trọng!!! Vậy có thể tweak được đầu đọc để đọc tốt đĩa sao hay không? Hoàn toàn có thể. Trên hệ thống quang của bất kỳ thiết bị nào được thiết kế để đọc đĩa quang, đều có một biến trở, biến trở này được đặt ở đó để kỹ thuật viên có thể tinh chỉnh năng lượng của tia laser. Do bản chất các loại đĩa khác nhau, rất là khó để có thể tweak năng lượng này sao cho đọc tốt cả mấy loại đĩa, do vậy ta có thể giải thích tại sao mấy cái đầu hi-end thường chỉ đọc tốt đĩa gốc. Nhưng nếu bạn máu, có thể tweak biến trở này, tăng năng lượng tia laser lên thêm một chút, một chút xíu thôi, để nó có thể đọc tốt cả đĩa đúc TQ sx (thường loại này chả cần tweak vẫn đọc tốt) và cả đĩa CD-R, CD-RW. Và tôi đã tận mắt chứng kiến quá trình này, dùng máy đo occiloscope để theo dõi, nếu tăng quá nhiều thì khi đọc đĩa gốc, sóng bị clip ở trên, tăng quá ít thì khi đọc đĩa CD-R hoặc CD-RW bị clip dưới, tweak đẹp nhất là khi đọc cả mấy loại đĩa sóng đều nằm trong khoảng đẹp của màn hình occiloscope."
Tác giả đã biết kiểm định bằng phần mềm đấy, tương tự mình đã thử bằng máy đo số trung bình 64 phút x 60 giây x 44100 mẫu/giây x 2 kênh L&R x 16 Bít = khoảng 6 tỷ con số 1 & 0 mà chỉ sai 2-3 số thôi
He he. Thế này thì lên 135 mua con đĩa 35k (tín hiệu xịn vì nó chắc đúc image từ đĩa gốc), về nhà ghi lại ra CD-R for audio với tốc độ thấp ta sẽ có một đĩa nghe hay hơn các bác nhỉ .
Em bảo lưu ý kiến của mình: Theo em, nói về mặt digital copy thì bài trên đúng phóc. Có một số bác bảo "kinh nghiệm cho thấy đĩa Phono-R hãng A copy nghe ấm hơn đĩa trắng hãng B" theo em là chuyện hơi bị buồn cười. Âm thanh digital mà các bác cứ làm như đĩa analog không bằng. Chép đúng thì có sao ra vậy, còn chép trật nhẹ thì không phải ấm hơn hay trong hơn gì cả, sai bit thì âm "a" ra âm "óe" luôn thì có. Còn đĩa CD có ghi chữ Phono chẳng qua là vì kiểu dập mặt trên của nó có các rãnh giống cái đĩa Phono, chứ có đọc ghi ở cái rãnh trên đó đâu mà ấm hả trời? Riêng em còn làm thế này nữa: các đĩa CD k kiếm ra bản gốc thì em ra các shop bán đĩa chép loại bèo, mang về ghi lại trên đĩa CD trắng loại tốt. Lý do: đĩa chép bèo chất lượng phản xạ ánh sáng không tốt, nhãn dán méo dễ làm hư mắt đọc và trục quay. Nhưng khi chưa trầy thì dữ liệu còn gin, chép ra đĩa tốt thì được cả dữ liệu gin lẫn đảm bảo phản xạ cho mắt đọc.
CD bán ở Shop chủ yếu là MP3 download từ trên mạng bác ạ;-) Bác mà cầu kỳ thì download lossless về mà burn ra (như e đang làm đây này:-D)
Em đoán thể bởi một số lý do sau : 1. Image to Image nội dung không đổi, hay dở chỉ tại phôi thôi 2. Burn chậm trên phôi CDR for Audio sẽ hạn chế được việc bỏ sót của đầu đọc so với cái đĩa dập công nghiệp 35K của tàu 3. Tàu làm đĩa 35K hàng nhái tuy là công nghệ 1 phút ra cả trăm chiếc nhưng chắc cũng là copy Image từ một đĩa xịn nào đó nên có thể nói chả khác phôi gốc (nếu image to image là 1:1) Suy nghĩ của em, đúng sai chả biết vì em cũng mới bị "nghiện audio". Thân!