Về cái khoản download thì em cũng được 6GB APE, FLAC rùi Đợi lâu đáng kể với cái đường truyền ở nước mình.
Lại sai quan điểm rồi: Không hay hơn mà chỉ "như" thôi ạ. Kinh nghiệm của tôi: Mua đĩa - Nghe thử - Nếu hay dùng CD Copy copy py đĩa này cất vào dạng image lưu lại trên máy tính - Một thời gian sau đĩa CD có tiếng lạo xạo (chất lượng giảm) - lại Burn CD from image với tốc độ thấp (phôi 5000 cũng được) - chất lượng của đĩa mới lại như ban đầu - dùng 2-3 tháng lại burn lại. Kể cả đĩa gốc mua cũng nên Burn lại các bác ạ, nó hỏng mà đĩa hay thì phí lắm.... Giá ổ cứng giờ rẻ như bèo bồng ấy
Hay hơn thật cũng nên ấy chứ bác, đĩa CDR for Audio của maxell như của Công e nghĩ ngon hơn phôi CD 35k (35K phôi nhẹ hều, mỏng dính ...)
Xin các bác nhớ cho: - Dữ liệu âm thanh trong CD là những dòng dữ liệu số : mỗi giây là 44100 mẫu, mỗi mẫu là các giá trị âm thanh tương ứng cất trong 16 bít. Dữ liệu copy theo CD copy thì sẽ giống hệt nhau thôi @Planets: Dữ liệu giống nhau nhưng D/A + mạch + xử lý khác nhau sẽ cho chất âm khác nhau (tại sao các đầu CD khác nhau cho chất tiếng khác nhau) @Tutrieu: Cũng thế thôi bạn ạ, đĩa dập gốc cũng chỉ cho giá trị giống nhau thôi, chỉ có điều đĩa đó bền được bao lâu thôi.
Chủ đề này kéo dài thật, không biết bao nhiêu năm rồi. Hình như 90% người thì bảo là giống. Và mình đúng vì mình chiếm đa số 90%. Còn 10% thì bảo là khác. Và mình đúng vì mình cũng xuất phát từ 90% kia. Hihi, chắc thế.
Điểm 10 cho cách dùng từ tô đậm trên vì sự tinh tế và chuẩn xác. Tiếc là em đang nằm ở số đông mới chít chứ :roll:
Ấy là em nói là trên cùng 1 cái đầu CD đấy bác ơi. Dữ liệu chạy trong đầu CD thế nào thì em cũng khá rành. Vấn đề là phải hiểu phần D/A nó chuyển dữ liệu digital thành analog theo cách thức nào thì có thể lý giải được.
ok, mọi người đều đồng ý dựa trên data, đĩa copy = đĩa original còn thì cái nào dễ đọc, ít auto correction thì hay hơn, thế là hết nhỉ.
Hé hé cái đầu xịn nó ko chịu đọc đĩa copy thì jitter còn có nghĩa giề :lol: Phản quang là trước tiên nhể ...
Nếu vậy theo bác thì dòng dữ liệu số 0110 là giống nhau gần như tuyệt đối thì ở đầu ra Analogue tín hiệu có giống nhau không? Điều nữa các đầu đọc CD hầu như đều có Buffer nên không có hiện tượng Jitter ở đây
Dòng dữ liệu 0110 giống nhau mà jitter khác nhau là âm thanh ra sẽ khác nhau. Các đầu đọc CD hầu hết đều bị jitter có thể ít hay nhiều tùy vào đẳng cấp. Nếu bác xem thiết kế của các đầu CD high end sẽ thấy các nhà sản xuất có kinh nghiệm cực kỳ chú trọng đến việc xử lý jitter. Mời bác xem thêm site này. http://www.jitter.de/english/engc_navfr.html
Jitter chỉ có khi truyền dòng dữ liệu số giữa 2 thiết bị có bộ tạo xung khác nhau bác ạ, còn trong đầu đọc việc xử lý xung cố định từ bộ thạch anh thành các điểm lấy mẫu đều nhau đâu có ảnh hưởng gì đến việc đọc bít 1 hay 0 từ đĩa xịn hay đĩa chép.
Ảnh hưởng của Jitter trong đầu CD đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới rồi bác ơi. Ảnh hưởng khi đọc đĩa chép là: - Nhiễu do mạch servo tracking phải hoạt động cường độ cao. - Độ phản xạ thấp nên cũng có ảnh hưởng đến việc phục hồi xung đồng hồ từ tín hiệu RF.
Thưa bác, chép ra đĩa phôi xịn thì cũng chẳng kém gốc đâu mà xác định ngay là độ phản xạ thấp. Không phải cái đĩa chép nào cũng có giá 2500 đ/cd.
Em đâu có nói đĩa chép luôn kém đĩa gốc. Vấn đề là có sự khác nhau về âm thanh bác ạ. Trên đời có hàng trăm hàng ngàn loại phôi.
Em thấy em xài Vista 2000/cái nghe vẫn phe phé, 2 năm rồi chưa hư cái nào. Em nghĩ cd là nguồn digital nên chất âm đến thế là cùng, dĩa gốc dĩa chép không phân biệt bằng tai được đâu. Nếu muốn hơn thì chuyển qua LP hay băng cối thôi.
Em cũng đồng ý với quan điểm của bác Planets. Tuy nhiên với bản đĩa copy F1 trên phôi đĩa xịn thì âm thanh cũng không khác nhiều lắm đâu. Nhưng nếu đứng trên quan điểm kinh doanh và bản quyền thì sao nhỉ? Ta bỏ 1 đống tiền ra để mua 1 cái đĩa xịn vì trong đó ngoài chi phí thu âm, in ấn, nó còn phải gánh thêm khoản chi phí bản quyền này nữa! Mà cái món này họ đề cao hơn ta nhiều, vì vậy em thấy dùng đĩa chép (dĩ nhiên là cũng có chép xịn chép đểu) cũng được đó cho nó rẻ, từ đó có thể tiếp xúc với nhiều âm nhạc hơn! Còn bác nào muốn sưu tầm, để bày thì cứ đĩa xịn mà chơi xong rồi chép cho anh em nghe ké nhỉ!! :mrgreen:
Em xin tóm tắt lại thế này: Đĩa copy và đĩa gốc nghe có lúc giống nhau có lúc khác nhau tùy thuộc và nhiều yếu tố: - Khả năng chống jitter của đầu CD - Chất lượng phôi đĩa - Chất lượng ổ ghi - Độ trong trẻo của các thiết bị phía dưới (amp, loa) ... Jitter là nguyên nhân bản chất. Các bác có thể tham khảo hình sau cho thấy rõ ảnh hưởng của sự hoạt động của phần cơ CD đối với jitter. Đo trên cùng 1 đầu CD ở 2 chế độ stop và play Khi đầu ở chế độ "stop" -> tín hiệu xung ra khá sạch nhìn trên scope vệt trắng trông rõ nét Khi "Play" tín hiệu bị nhiễu thể hiện qua scope vệt trắng nhòe đi hẳn. Biên độ dao động > 1ns Nguồn http://audio.peufeu.com/node/5 Chỉ 2 chế độ stop và play trên cùng 1 đầu CD thì mức jitter đã khác nhau như vậy rồi đấy ạ. :shock:
Plannet ơi trong đó tác giả giải thích về vấn đề truyền từ đầu đọc sang bộ biến đổi DAC dùng đầu ra số SPDIF và giải pháp để chống hiện tượng này do phát sinh từ bộ điều khiển motor ổn tốc. Với các mạch tổng thể với buffer vòng ngoài thì giá trị dữ liệu trong các đầu đọc ra khi đọc từ đĩa xin hay đĩa chép ra là như nhau thôi, bạn có điều kiện qua chỗ mình, mình sẽ cho xem khi so sánh dòng bit dữ liệu từ đầu ra số khi đọc đĩa gốc và đĩa mới ghi là như nhau thôi.
hình như bác cuongvx tranh luận với bác planets mà chưa hiểu jitter là gì. bác vào đây xem này http://www.jitter.de jitter là time based errors, kô phải là bit errors. Tín hiệu audio từ đầu cd là real time, nên jitter đóng vai trò to tổ bố ie: có cái transport vài ngàn đô là vậy.