Thảo luận về CD xịn và CD chép

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Vincin, 10/5/06.

  1. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Cái link của bác Vincin rất hay ! Rất rễ hiểu : The time of arrival of your girlfriend then jitters :lol: :lol:
     
  2. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Hì hì

    Từ đầu đến giờ em vẫn nói là dòng dữ liệu giống nhau mà. Sự tồn tại của jitter hoàn toàn ko ảnh hưởng gì tới dòng dữ liệu.

    Tại sao trong các phòng thu xịn phải có cục master clock to đùng giá thì cũng ngã ngửa luôn?
     

    Attached Files:

  3. caobeo

    caobeo Advanced Member

    Joined:
    31/3/06
    Messages:
    196
    Likes Received:
    5
    Location:
    Đống Đa-Hà nội
    Theo e hay là thành lập1 nhóm nghiên cứu các loại phôi đạt chất lượng tốt nhất (e thấy ở HN hay dùng Mitsubishi 15.000/chiếc, mua 100 chiếc giá 12.000.) về giá thành, độ phản xạ, độ dày của mặt ghi Data , hình thức, chống xước.... Sau đó tìm đầu ghi nào là ghi lại data chuẩn nhất, tiếp theo là phần mềm ghi chuẩn nhất, hệ điều hành support tốt nhât. Cuối cùng là tìm nhà bác nào nhiều điã xịn hảo tâm muốn chia sẻ cho anh e thì nhân bản ạ. Như thế có được không ạ. Kết quả đạt được thì sẽ là kinh nghiệm và rất nhiều điã CD cho các bác chưa có đủ điều kiện kinh tế (như e) và nó vẫn khẳng định vị trí của điã xịn là không thể thiếu được trong những dàn âm thanh cao cấp và người nghe nhạc.
     
  4. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Em vẫn nghe tương đối nhiều đĩa chép nhìn chung là đĩa chép vẫn nghe tốt, sự khác biệt cũng ko ảnh hưởng lớn lắm đến việc thưởng thức âm nhạc.
     
  5. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    21
    Trong cái link mà bác Ânlogy khi trả lời cho bác Quajgiaf đã đưa ra thì ngay trang đầu người viết đã nói rằng có sự khác biệt giữa cd din và cd copy rồi.

    Không phải chỉ riêng Việt Nam mà cả ở bên xứ Tây này cũng có rất nhiều người dùng cd copy.

    Có những cd hiếm , không thể mua được thì tìm một bản copy nghe cũng tốt hơn là không có.

    Những người yêu máy, yêu nhạc nếu đã có phần cứng ( hardware) tốt; thì cũng muốn có phần mềm ( software) tốt.
    Thử tưởng tượng ta mua một dàn máy cho thật xịn rồi mua cd ba xu về nghe: thế thì cái đẳng cấp chơi nó ở đâu ?

    Mến
     
  6. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Chỗ mình toàn truyền dữ liệu số thôi nên các cái lệch thời gian jitter ít phải chỉnh lại do sử dụng các bộ đồng bộ digital sync cho cả tòa nhà rồi.
    Ở đây các bạn nhớ vấn đề là chúng ta đang bàn về chất lượng âm thanh kia mà, dòng dữ liệu số từ đầu đọc trước khi vào DA qua bộ buffer không còn ảnh hưởng gì của jitter nữa và nó giống hệt nhau - bộ DA và mạch giống hệt nhau nữa thì liệu âm thanh ta nhận được có giống nhau không??????? Thôi tùy các bạn, ai thích thì cứ đi mua đĩa xịn mà dùng nhưng đừng nói chất lượng nó khác nhau hẳn về bass hay treble hay sáng, trong .... Vì nó sai về mặt lý thuyết cũng như thực tế.... Ai thích dùng đĩa Copy thì mình chỉ khuyên là vẫn thế chỉ có điều đĩa copy sẽ không bền thôi, thỉnh thoảng ta copy lại chất lượng sẽ Nguyễn Y Vân.
     
  7. tommy

    tommy Advanced Member

    Joined:
    17/5/06
    Messages:
    624
    Likes Received:
    8
    Location:
    Tay ninh
    CÁC BÁC CHO EM HỎI.TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN RẤT NHIỀU ĐĨA CD (TRẮNG), NHƯNG EM KO BIẾT LOẠI ĐĨA NÀO TỐT CẢ ?. CD SONY(10.000Đ) 1 CD CHẮC DÙNG TẠM ĐƯƠC HẢ CÁC BÁC.
    CÒN LOẠI ĐỈA CD MÀU ĐEN (MELODY)EM CÓ MUA 2 CD VỀ GHI THỬ NGHE ÂM THANH ẤM HƠN MẤY CÁI CD BÌNH THƯỜNG. BÁC NÀO BIẾT LOẠI CD NÀO TỐT CHO EM BIẾT NHA.
     
  8. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Phôi đạt chất lượng tốt nhất là phôi của Mitsui Chemical khi xưa và này vẫn dùng vàng hoặc bạc và lớp nhựa đặc biệt (ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền và ổn định) do hãng đã tác quyền. Vàng là mắc nhất và cho độ phản chiếu tốt và ổn định nhất và tất nhiên cũng đắt nhất (gấp 10 lần đồ Đài Loan) Nhiều đồ Đài Loan loại khá cũng dùng vàng nhưng lớp nhựa không tốt bằng của Mitsui nên chất lượng vẫn kém.

    Hãng Mitsui Chemical đã bán chi nhánh sx CD và DVD media cho 1 hãng Đan Mạch và giờ đổi tên là MAM-A Mitsui Advance Media America vẫn sx đĩa CD-R và DVD-R và trong giới Pro được coi vẫn là bậc nhất. Từ ngày có CD-R em mua rất nhiều đĩa và rất nhiều hãng thì đĩa Mitsui và 1 sô hãng mua tác quyền sx của Mitsui ví dụ như Kodak GOLD disk thì chưa thấy cái nào hư. Còn mấy ông Đài Loan và ngay cả của Nhật như Taiyo Yuden chỉ vài năm là bắt đầu mất data. Có cái hư trong vòng 6 tháng là lột lớp tráng trên mặt.

    Thú thật với các bác em thấy đĩa CD-R sx thời 96-98 chất lượng hơn hẳn nhiều đĩa Khựa và Đài Loan hiện nay nhiều nhiều lắm. Cũng dễ hiểu là kỹ thuật sx không khác nhau mà giá thành bán sau này lại rẻ bằng 1/10 khi xưa nên phải cắt xén đâu đó thôi :)
     
  9. Jacky5555

    Jacky5555 Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    2.120
    Likes Received:
    719
    Location:
    Hanoi
    Lý thuyết chưa chắc sai, em nghiêng về jitter như bác Planet.
    Thực tiễn em cũng thấy không... sai. Vì nhiều chương trình đĩa xịn, đĩa copy, đĩa Tầu nghe khác nhau, thậm chí đĩa xịn phát hành ở những hãng khác nhau, chất lượng khác nhau (khá rõ là khác).
    Tranh cãi cũng hết ngày, tốt nhất các bác hướng dẫn anh em copy thế nào cho tốt nhất có thể: chọn đĩa loại nào, mua ở đâu, dùng chương trình copy nào, nên copy image có lợi hơn không.... thì nó thiết thực hơn.

     
  10. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.838
    Likes Received:
    2.325
    Location:
    Q3, Saigon
    Vote cho Mitsubishi Chemical Co. Phono-R record for real sound, giá 5k. Ghi lại đĩa bằng EAC tốc độ 1x.
     
  11. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Thằng Tây nó khuyến cáo 2x là chuẩn nhất các bác ạ, tuy nhiên một số đầu ghi mới và phần mềm không hỗ trợ ghi tốc độ 1-2x đâu, nếu được các baccs ghi ở 2x nếu không, cứ thấp nhất mà ghi!
    Rất nên ghi đĩa vào dạng image (CD Copy) kể cả đĩa gốc hay cần lưu lại, khi ghi chọn đầu đọc tốt nhất ấy.
     
  12. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Giá mà ở nhà em cũng có 1 bộ digital sync :(


    Jitter hầu như ảnh hưởng rất ít trong miền digital nhưng nó ảnh hưởng lớn ở khâu D-->A. Khi mức jitter cực lớn thì mới có thể làm sai dữ liệu, nhưng mức jitter rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới âm thanh.

    Bác có biết bên trong con chíp D/A mạch điện tử nó dùng xung clock kết hợp với dữ liệu để tạo ra tín hiệu analog như thế nào không? Dù cho dữ liệu vào ngay tại chân IC D/A chuẩn 100% jitter vẫn có ảnh hưởng lớn tới âm thanh.

    Tùy theo kết cấu và cách thiết kế chíp D/A mà jitter có ảnh hưởng khác nhau. Chip D/A dạng bitstream hoạt động cơ bản dựa trên xung master clock tấn số rất cao và rất nhạy cảm với jitter.

    Chip D/A dạng R2R có thể bị ảnh hưởng jitter của L/R clock hoặc bit clock tùy theo thiết kế.


    Bác có thể chỉ cho em bộ buffer đó nằm ở đâu trong đầu đọc ko. Và bộ buffer lấy xung clock từ nguồn nào? Những máy có FIFO buffer với nguồn xung chuẩn độc lập là rất ít. Đó là những máy khá mắc tiền. Em biết một vài hãng có thôi.

    Còn buffer thời gian thực hầu như không có tác dụng lọc jitter.

    Mọi người đều nghĩ như vậy khi đầu CD mới được phát minh ra.
     
  13. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Các bác cứ khăng khăng rằng data chính xác thì âm thanh ra sẽ giống nhau xin mời xem cái hình này cho dễ bàn.

    Jitter là cái mà tất cả các nhà sản xuất ngày nay rất quan tâm và tìm các để giảm thiểu. Không bao giờ có thể triệt tiêu hoàn toàn jitter mà chỉ có thể giảm đến mức chấp nhận được.

    Không có một đầu CD nào trên đời này ko bị ảnh hưởng của jitter chỉ khác nhau ở mức độ ít hay nhiều mà thôi.
     

    Attached Files:

  14. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    60
    Location:
    C.S.J
    Vậy CD bình thường giải mã theo đường hơi cong cong bên dưới phải không Bác Planet?
     
  15. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.228
    Likes Received:
    239
    Cũng ko hẳn như vậy. Biểu đồ phía trên là trường hợp hoàn hảo (không có jitter).

    Như mình đã nói, tất cả các đầu CD đều bị ảnh hưởng của jitter chỉ là mức nhiều hay ít mà thôi. Hai biểu đồ này chỉ nhằm mục đích mô tả khái niệm còn trên thực tế ảnh hưởng của jitter phức tạp hơn nhiều.


     
  16. dungext

    dungext Advanced Member

    Joined:
    2/7/06
    Messages:
    2.068
    Likes Received:
    3
    Các bác cho em hỏi ở HN có chỗ nào mua đc phôi Mitsui hoặc Kodak k ạ , em đi tìm mãi mà k có ạ ?????
     
  17. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Túm lại, các cụ nên đọc hết các trang về Jitter và có cả một cái link đến forum bàn luận về nó đấy.

    Hiện tại, mình cũng rất đau đầu không hiểu mấy thằng truyền hình số, truyền hình mặt đất và Vệ tinh sao nó lại phát triển nhiều quá vậy, chất lượng của nó nghe cũng có vẻ tạm tạm, thằng bạn tôi nó bảo phát từ VCD, hay từ ổ cứng và copy file này sang file khác nó cũng "jitter" tợn, trời ơi, ảnh hưởng của cái gì đây nữa... Nhưng theo tôi, công nghệ này cùng TH cáp sắp thay thế hết rồi đấy, thử ngó ra nóc nhà ở HN còn mấy cái Antena
    Nghe trên Internet nó Jitter mới là tợn ....
    Thôi chào, số lượng đĩa chép ở ngoài quá nhiều - chắc khoảng 90% - tôi sẽ vẫn cứ chấp nhận dùng đĩa chép (thực ra là chép thẳng từ kho đĩa gốc của cơ quan) chất lượng nghe bass nó hơi trầm một chút, còn treble thì nó hơi quá sáng, đặc biệt là tiếng Violon, tiếng trung thì do quá ảnh hưởng của Jitter nên có tiếng ù hum và tiếng vang nhại một chút, nếu nghe tiếng sáo diều cảm thấy hình như có cả sự dàn trải theo chiều gió thì phải .....
     
  18. Vincin

    Vincin Advanced Member

    Joined:
    3/3/06
    Messages:
    863
    Likes Received:
    6
    hehe...

    planet 1
    cuongvx 0, trừ thêm một điểm nói dỗi là -1 điểm

    :)
     
  19. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    232
    Location:
    TP.HCM

    KHông chỉ là -1, mà tôi còn không hiểu tại sao bác cuongvx lại đi đến một kết luận tỏ ra rất là am hiểu về chất lượng đĩa chép sau một hồi bảo vệ nó quyết liệt. Thế thì mục đích của bác khi tranh luận là gì nhỉ: làm sáng tỏ chân lý, hay là hướng dẫn những người không am hiểu hay là để đảo trắng thay đen cho nó vui ???? :?: :?:
     
  20. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Các cụ đọc câu kết luận của tôi mà chẳng hiểu gì cả?
     
  21. mmvmm

    mmvmm Approved Member

    Joined:
    26/1/06
    Messages:
    42
    Likes Received:
    6
    Các bác có thể giải thích giúp em về định dạng Audio CD được ko ạ? Codec? Cách thức truyền nhận? Encoder/Decoder?
    Và tại sao Data lại bảo toàn khi sao chép, còn Audio CD thì lại ko được vậy?

    Hôm trước em có xem mấy loại CD-R (hàng chợ thôi ạ). Thấy có loại lòng đĩa màu vàng và màu đem. Các bác cho hỏi mua loại nào là tốt khi ghi Audio CD vậy?

    Xin cám ơn các bác rất nhiều!
     
  22. cuongvx

    cuongvx Advanced Member

    Joined:
    12/7/06
    Messages:
    761
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà Nội - Việt Nam
    Tín hiệu ta nghe được ở dạng tương tự Analogue là tín hiệu điện biến thiên liên tục theo thời gian, thực chất là mức năng lượng của tổng hợp các tần số. Với vùng dữ liệu số hóa (CD, DVD, DAT...)thì từ các tín hiệu tương tự:
    1. Các tín hiệu này được băm nhỏ - quá trình lấy mẫu (44100 hoặc 48000 lần /1giây – CD là 44100 lần), theo cụ Shannon – Niquyst hay cụ Kavaropsky gì đó của Nga thì Fs>=2Fmax (có nghĩa là với cd 44100 chỉ đáp ứng được các tần số trong khoảng <=22 kHz mà thôi). Với DVD(có thể lên 96 hoặc 192kHz) sẽ cao hơn hoặc SACD sử dụng DSD nên tần số đáp ứng được cao hơn nhiều (nhưng SACD không lưu trữ dữ liệu như CD đâu nhé). Nhưng thực ra thông thường tai người chỉ nghe đến 16kHz là cùng.
    2. Sau đó mỗi mẫu trên được lượng tử hóa PCM với 16bít (2mũ 16 khoảng 65000 giá trị khác nhau) hoặc cao hơn với HDCD (20, 24 bít).
    3. Hai luồng dữ liệu PCM cho 2 kênh Stereo 2 x 441000 mẫu/giây x 16 bít/mẫu được mã hóa tiếp theo tùy theo định dạng Media ghi vào, với CD-Audio tuân theo chuẩn sách đỏ : thì cứ 6 mẫu được cộng với 8 byte mã sửa lỗi CRC (đảm bảo dữ liệu đọc/truyền là chính xác) và 1 byte SubCode trong đó chứa các thông tin phụ, cờ copy, thông tin điều khiển.... Sau đó để chống hiện tượng trùng lặp nhiều giá trị có khả năng sai lệch các giá trị trên lại được biến đổi theo luật 8 thành 14 (EFM) và lưu trữ vào đĩa CD, cứ 8 bít thì thêm 6 bít vào để thành 14 tránh nhiều số 0 hoặc 1 trùng nhau do ảnh hưởng dòng DC hay sai lệch, đặc biệt khi ở các bít giá trị nếu sai lệch ảnh hưởng đến rất nhiều đến âm thanh (thỉng thoảng vẫn có khi nghe đĩa cũ, xước ... hay truyền hình số - với tiếng lẹt xẹt (do giá trị thay đổi hẳn). Khi giải mã thì lại ngược lại, nghe nhạc là em cứ hay mường tượng các đoạn này các đầu CDP phải làm việc vất vả như thế nào, thực ra là dữ liệu Audio mã hóa phức tạp thế nên hầu như các đầu CD khi dữ liệu đọc ra sẽ có các bộ nhớ đệm (Buffer) để đọc hết từng luồng dữ liệu xong mới giải mã - kiểm tra - hiệu chỉnh dữ liệu xong mới đổ ra qua bộ biến đổi DA để trở lại thành tín hiệu điện cho ra Loa thành áp suất không khí áp vào tai các VNAV. Sẽ có trễ tổng thể từ đầu đọc đến các bộ biến đổi DA vì chờ dữ liệu đổ đầy vào bộ đệm lúc đầu, tuy nhiên với các đĩa vấp sẽ thấy hiện tượng lặp lại (cùn thì lấy mấy cụm dữ liệu cuối cùng mà phát) hoặc tiếng lẹt xẹt...
    4. Dữ liệu trên được ghi vào CD theo rãnh và vùng sector riêng, mỗi frame trên lại có những bít dữ liệu để nhận dạng đồng bộ mỗi đầu frame, dữ liệu ghi na ná kiểu trên ổ cứng thường mà máy tính vào mạng VNAV đang dùng chỉ có điều không dùng bảng FAT, NTFS ... mà dùng bảng TOC (Table of Content) khi nên khi burning hay có leadin, leadout.
    5. Thông thường máy tính đọc bảng TOC chỉ cho ta các thông tin về Track (các file 44k) nhưng nếu có bổ sung CDFS (CD File system) thì ta sẽ đọc được các dữ liệu CD là các dạng file âm thanh WAV như thông thường.
    6. Các đầu CDP thực chất là các máy tính nhỏ đọc các file âm thanh này và chuyển ra DA.
    7. Dữ liệu đĩa phần mềm thì như nhau rồi (bạn nào không tin cất thử các file ảnh hay văn bản vào rồi mở ra đọc lại nhiều lần xem có khác nhau không thôi). Chỉ có điều lưu ý đĩa gốc cũng rất bền so với đĩa copy, phần mềm copy đi/copy lại vẫn thế.
    Nguồn:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Compact_Disc
    http://www.cdfreaks.com/reviews/CDR-Aud ... Speed.html
    http://sonoconsult.se/VerifyCD/doc/Description.htm
    http://www.supermediastore.com/cd-dvd-s ... ation.html
    http://www.kienthuccoitrongdau.org.world
     
  23. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    60
    Location:
    C.S.J
    Vậy đọc xong mục số 7 của Bác Cường em kết luận là CD chép vẫn hay như CD gốc nhưng không bền bằng có được không ạ?
     
  24. hetpin

    hetpin Approved Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    5
    Likes Received:
    0
    Location:
    Namdinh
    Bác Cuongvx người thành phố nói sâu xa quá, mãi em mới hiểu. Em ở Nam định nhưng thấy bắt đầu kỹ thuật số cũng nét hơn hẳn, âm thanh hay hơn, nhưng cho em hỏi thìng thoảng tiếng nói và mồm nó cứ lệch nhau là sao hả bác?
     
  25. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    CD origine: hay hơn, bền hơn, đắt tiền hơn

    CD copy: cũng hay, kém bền hơn, rẻ tiền hơn
     

Share This Page

Loading...