Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

Discussion in 'Thiết kế phòng nghe' started by PDAlove, 23/7/07.

  1. dungAD

    dungAD Advanced Member

    Joined:
    4/2/10
    Messages:
    211
    Likes Received:
    125
    Location:
    Bắc Giang
    Thực tế thì một phòng nghe chuẩn cũng không khác nhiều so với một phòng thu âm chuẩn đâu bác ạ, và phòng thu âm mà hút toàn bộ âm thanh ( gọi là phòng câm, thực ra có độ hút âm cao trong toàn dải thính âm tới khoảng 80% từ 100 hz trở lên ) chỉ dùng trong thu tiếng nói có hiệu ứng âm thanh như ngoài trời, hoặc đo lường âm thanh, thời gian vang rất nhỏ khoảng 0,15 đến 0,2 giây. Còn đối với thu âm nhạc thì vẫn cần có độ vang thích hợp để diễn
    tả được quang cảnh âm thanh, nó mang thông tin văn hóa, xã hội. VD nhạc thính phòng viết để biểu diễn cho phòng nhỏ, tư dinh, nhạc giao hưởng cho phòng hòa nhạc lớn, nhạc nhà thờ đòi hỏi âm thanh đặc trưng cho một nhà thờ lớn, nếu không có độ vang thì mất hết ý nghĩa.
     
  2. P_Hung

    P_Hung Advanced Member

    Joined:
    29/1/08
    Messages:
    136
    Likes Received:
    4
    Thực ra một phòng nghe chuẩn mực thì tiếng nhạc đến tai người nghe phải đạt những yếu tố chính như: tính sâu lắng, tính sống động, tính nồng ấm, tính rõ ràng và tính cân bằng. Để đảm bảo được các yếu tố như trên thì điều kiện tiên quyết bao gồm 07 tiêu chí sau:
    1/ Trường âm trong phòng phải là trường âm khuyếch tán đều, năng lượng âm tại bất kỳ điểm nào trong phòng cũng phải đủ.
    2/ Không có tiếng vọng.
    3/ Không có những vùng hội tụ âm và những vệt câm.
    4/ Thời gian âm vang thiết kế phải phù hợp với âm vang tối ưu.
    5/ Cấu trúc của những âm phản xạ đầu tiên phải phù hợp với cấu trúc tối ưu.
    6/ Độ rõ của tiếng nói bất kỳ điểm nào trong phòng cũng đều phải vượt quá trị số giới hạn của nó.
    7 Tiếng ồn nên không được vượt quá giới hạn của nó.
     
  3. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    không nên có nhiều phản xạ, theo mình nghĩ. Âm thanh từ loa đi thẳng đến tai nghe, không bị trộn nhiễu từ các âm thanh khác. Do vậy nếu ta ngồi nghe 1 người hát và đánh đàn guitar nơi thoáng mát, ở chòi câu cá cạnh bờ sông chẳng hạn, thì sẽ hay hơn rất nhiều nếu ta ngồi với họ trong nhà. Âm thanh từ sông nước, âm thanh ko từ chính tiếng đàn hát có vào tai chúng ta cũng không nhiễu với âm ta nghe đàn hát. Ngược lại trong nhà, âm thanh đàn hát có thể thành double, dù yếu hơn, vào tai ta, làm ta cảm nhận dở hơn so vói nguyên gốc đã vào tai trước đó.

    Do đó, việc tiêu âm trong phòng không có nghĩa là "triệt bỏ âm thanh" (ví như ta đứng bên ngoài phòng nghe, ko nghe được gì hay chỉ loáng thoáng), mà chỉ là loại bỏ âm thanh thừa vang vọng lại từ source.

    Đã nghe nhạc trong phòng tiêu tán âm quen rồi, sẽ cảm thấy rất mệt mỏi nhanh khi nghe trong phòng ko có tiêu âm
     
  4. garfieldfatcat

    garfieldfatcat Advanced Member

    Joined:
    19/12/05
    Messages:
    921
    Likes Received:
    5
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mự

    Hoàn toàn đồng ý với bác. Có một lần e được thọ giáo một anh bạn cũng nghiên cứu vấn đề xử lý phòng nghe rất nhiều và được nghe những chia xẻ của bạn anh ấy là chuyên gia thiết kế studio thu âm ở nước ngoài thì e nhận ra việc thiết kế một phòng nghe (không phải phòng thu) không hề đơn giản chưa nói đến chi phí. Vì vậy e quyết định chọn lựa thiết bị và phối ghép sao cho phù hợp với phòng nghe hiện có và cảm thấy thích là ok.
     
  5. kimkim112

    kimkim112 Advanced Member

    Joined:
    8/1/09
    Messages:
    69
    Likes Received:
    0
    Tiêu chí phòng nghe chuẩn mực khó quá các bác nhỉ
     
  6. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Nếu nghe nhạc bằng máy tính PC và ngay cả mix nhạc trong phòng thâu bằng máy tính PC thì việc bố trí loa đài, cân chỉnh âm thanh cho người nghe được giản hóa hơn rất nhiều với 1 số thiết bị EQ chuyên dụng (giá khoảng gần 10 triệu). Tối thiểu là tính chính xác về tần số, và pha của các giải tần. Setup xong nghe có hay hay không thì em không bàn tới vì trên đời này có người tốn rất nhiều tiền để setup phòng nghe thì mới cảm thấy hay nhưng bên cạnh đó vẫn không thiếu có người nghe ké âm thanh vọng từ nhà bên cạnh vẫn cảm thấy hay như thường ...
    Theo cá nhân em nghĩ nếu vấn đề gì mà người ta không tin là có thể hệ thống hóa được thì đừng nên hệ thống hóa nó vì chỉ gây đến tranh cãi.
    Em xin có ý kiến là có thể nào ta đưa vấn đề này vào mục trao đổi kỹ thuật nếu chúng ta muốn hệ thống hóa nó; hoặc đưa nó vào mục FAN phòng nghe hi-end để mạnh ai thích thì tùy hỉ tham gia mà không đụng đến sở thích hay ý kiến bất đồng của ai :)
     
  7. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Vì không có cái gọi là "chuẩn mực" nên cuộc chơi mới thú vị vì ai cũng có thể tự tạo ra chuẩn mực cho riêng mình - cái được gọi là "tự sướng" :lol:
     
  8. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Em nghĩ là bác chủ topic mở topic này ra không phải với mục đích thư giãn :wink:
     
  9. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Vậy theo bác thì bác chủ thread muốn setup phòng nghe để làm gì vậy ?
     
  10. Tien_Hung

    Tien_Hung Advanced Member

    Joined:
    18/8/06
    Messages:
    976
    Likes Received:
    20
    Location:
    Đây là đài tiếng nói Tây Hồ, Hồ Tây
    Không khó không khó đâu bác ! :)
    Có điều tiêu chí trên lý thuyết là không khó nhưng thực hành là quá khó ! :( Vậy nên chúng ta vẫn chưa có một phòng tiêu chuẩn nào để phụ vụ cho việc sx một đôi loa hoàn chỉnh .
    Em đề suất một cách nhận biết đơn giản thế này :
    Nếu xem catalogue của một đôi loa, ta thường thấy phần thông số kỹ thuật có ghi . trở kháng loa, độ nhạy db, dãy tần hoạt động, độ suy giảm +-/bd. chúng ta sẽ hỏi, người ta lấy thống số này ở đây vậy ?
    Theo em, họ lấy thông số đó sau khi test cái loa hoàn chỉnh ở một cái phòng mà nhà sx loa gọi là phong tiêu chuẩn. các thông số này mục đích là diễn tả âm thanh tiêu chuẩn của chiếc loa mà họ sx.
    Vậy câu hỏi đặt ra theo topic là thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end tiêu chuẩn ?
    Chắc chắn cái âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực kia có liên quan mật thiết tới cái phòng tiêu chẩn để đánh giá một chiếc loa phát âm hoàn chỉnh mà nhà sx sử dụng.
    Theo em tìm hiểu thì phòng tiêu chuẩn của họ đạt tiêu trí thế này :
    Chiếc phòng thử loa không có tần số cộng hưởng và mức độ tạp âm nền có thể xuống 0db. Khi người ta đặt máy đo tét loa tại phòng này thì nó phải cho ra một thông số chuẩn kiểu như: đưa công suất một watt vào loa , phát các dãy tần từ 0hz>100khz, và loa sẽ thể hiện một dãy tần số cao nhất và thấp nhất nhưng sự suy giảm chỉ cho phép +- 3db. ( người ta thường gọi cái studio có cái phòng câm để thu thanh nhưng e rằng nó chưa phải là cái phòng tiêu chuẩn để test loa mà em đang nói tới vì nếu nó câm thật thì e rằng phòng đó không thể có không khí để truyển dẫn sóng âm thanh và ca sỹ tắc thở ngay thôi :) ) Và tất nhiêu là ở ta chưa xây dựng được cái phòng tiêu chuẩn tét loa thành phẩm này nên e rằng việc sx loa Việt hi-end còn rất xa .
    Em mạn phép chỉ nói qua về mấy từ phòng nghe và sự chuẩn mực còn âm thanh và hi-end thì em nhường cho các bác khác vì tiêu đề topic đang nhắc tới hai khía cạch cùng lúc, đó là kỹ thuật và nghệ thuật mà một cái trừu tượng, một cái chính xác ! :D
     
  11. anhchangngongan

    anhchangngongan Advanced Member

    Joined:
    7/12/05
    Messages:
    1.753
    Likes Received:
    2
    Location:
    Bình Thạnh, SG
    Phòng nghe chuẩn là phòng nghe phù hợp với bộ dàn và thể loại nhạc mà ta thích.

    Nếu các bác đã dành được một phòng nghe nhạc trong nhà rồi thì nên sắm thiết bị phù hợp với nó thì khỏi phải lăn tăn mấy cái vụ tiêu âm tán âm gì cả.

    Dĩ nhiên một số điều nên làm là trải thảm cho sàn nếu là sàn gạch, treo rèm che mấy cái cửa sổ kính lại, đặt cột chân voi ở góc tường là đủ.

    Việc gì mà phải sắm cặp loa cho to, amp cho nặng vào (mà thiên hạ cho là Hi-End?) để rồi phải đau đầu cho việc xử lý phòng nghe :roll:
     
  12. 2endition

    2endition Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    76
    Likes Received:
    1
    Phòng nghe giống như con người, mà người thì chẳng người nào giống người nào.
    Ở VN, có 100 người chơi âm thanh hoặc cái gì đó gọi là "hi-end" thì chỉ có khoảng 15% thấy được tầm quan trọng của việc "chơi phòng". Nhưng thật đáng tiếc trong 15 người này chỉ có 1 người đi đúng đường, 14 còn lại góp phần làm cho phòng mình tệ hơn.
    Hiếm khi có phòng nào chưa qua xử lý mà có âm thanh ổn. Bởi vì tần số âm thanh phát ra từ loa lan tỏa khắp phòng, mắt người không thấy được cũng như tai mình không thể kiểm soát được từ mảng tường này có bao nhiêu tần số phản xạ, tần số bị cộng hưởng, tần số nào bị sóng đứng...
    Do kích thước và bố trí đồ đạc, vật liệu chẳng ai giống ai, nên "bệnh" mỗi phòng mỗi khác. Dẫn đến việc "điều trị" sẽ khác nhau cho mỗi phòng.
    Hic vậy mà các bác ở đây đều sử dụng chung "1 loại thuốc" cho cái phòng "bệnh" của mỗi người.
    Cái phòng bác A bị sổ mũi, bác B bị ho, bác C bị nhức đầu. Ba bác này đều dung chung thuốc tiêu chảy! Đôi khi có bác D đang bị tiêu chảy dùng đúng thuốc, sau đó lại đem công thức này share cho tất cả mọi người dùng chung. Việc này tương tự như dùng nước lã chữa bá bệnh.
    Vài tâm sự ...
     
  13. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Cá nhân em cũng phần nào đồng ý với câu màu đỏ mở đầu của anh. Nhưng em thấy đã là câu mở đầu đã khẳng định như vậy rồi thì liệu những vấn đề kế tiếp sau đó ví dụ như phòng Hi End nào setup đúng hay phòng nào setup sai hoặc chỉ có vài phần trăm ông Hi End setup là đúng thì theo anh có còn ý nghĩa nữa không ạ? Hơn nữa nếu bảo đúng và sai thì phải có gì làm bằng để có thể nói vậy chứ bảo người này đúng (cho dù chỉ vài %) và bảo những người khác setup sai thì em sợ cũng hơi võ đoán thiếu căn cứ và thiếu thuyết phục. Em nghĩ anh cũng không bất đồng với suy nghĩ của em :(

    Em mấy hôn nay có tham gia bên topic "quan niệm mới về Hi End ..." thì bên bển cũng không thể ngã ngũ thế nào là Hi End và đều nhận định là "Hi End = tùy hỉ" ---> Do đó ta có thể suy nghĩ Phòng nghe Hi End chuẩn mực = phòng nghe tùy hỉ ---> Xem ra nếu như vậy thì nó cũng đưa ra cùng kết luận với câu màu đỏ nhập đề của anh ...
     
  14. moonbeam

    moonbeam Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    503
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    em ko đồng ý với chỗ bôi đỏ
    trình diễn ngoài trời, trong không gian rộng, nếu không kể những tiếng động ngoại cảnh (sông nước, chim kêu gió thổi....) thì gần như tương đương với tiêu âm tuyệt đối, vì gần như không có âm phản xạ. Còn trong phòng thì dù có tiêu tán âm hay không thì cũng không bao giờ tiêu tuyệt đối đc, luôn có âm phản xạ ở mức độ nhiều hay ít. Và thực tế là nhạc thính phòng vẫn hay hơn khi được chơi ở....trong phòng, ca sĩ hát trong nhà hát tốt cũng không phải là không hay bằng hát ngoài trời.
    Còn đứng ngoài phòng nghe mà nghe rõ hay nghe loáng thoáng, thì theo em nó thuộc về việc "cách âm" giữa phòng nghe với bên ngoài, còn khái niệm "tiêu âm" chỉ tính đến âm thanh trong nội bộ không gian phòng nghe mà thôi.
     
  15. Không Tâm Thái

    Không Tâm Thái Advanced Member

    Joined:
    2/8/09
    Messages:
    333
    Likes Received:
    1
    Vì mỗi người tự đặt ra chuẩn mực riêng mà bác. Tiếng bass này với tôi quá nặng và mềm nhưng với bác vẫn chưa đủ đô, tiếng tép bác cho là chói tôi lại thấy vừa. Tôi chắc đến phòng thu cũng được setup theo tai và gu của ông mix nhạc thôi.
     
  16. 2endition

    2endition Advanced Member

    Joined:
    8/1/10
    Messages:
    76
    Likes Received:
    1
    Cá nhân em cũng phần nào đồng ý với câu màu đỏ mở đầu của anh. Nhưng em thấy đã là câu mở đầu đã khẳng định như vậy rồi thì liệu những vấn đề kế tiếp sau đó ví dụ như phòng Hi End nào setup đúng hay phòng nào setup sai hoặc chỉ có vài phần trăm ông Hi End setup là đúng thì theo anh có còn ý nghĩa nữa không ạ? Hơn nữa nếu bảo đúng và sai thì phải có gì làm bằng để có thể nói vậy chứ bảo người này đúng (cho dù chỉ vài %) và bảo những người khác setup sai thì em sợ cũng hơi võ đoán thiếu căn cứ và thiếu thuyết phục. Em nghĩ anh cũng không bất đồng với suy nghĩ của em :(

    Em mấy hôn nay có tham gia bên topic "quan niệm mới về Hi End ..." thì bên bển cũng không thể ngã ngũ thế nào là Hi End và đều nhận định là "Hi End = tùy hỉ" ---> Do đó ta có thể suy nghĩ Phòng nghe Hi End chuẩn mực = phòng nghe tùy hỉ ---> Xem ra nếu như vậy thì nó cũng đưa ra cùng kết luận với câu màu đỏ nhập đề của anh ...[/quote]

    Chào bác!
    Dĩ nhiên ở đây không phải là nơi tranh luận hay nơi để thể hiện hiểu biết. Mà là nơi để chia sẻ. Đôi khi sự thật thì hay mất lòng! Có lẽ lời văn của em hơi "chát", có thể gây phản cảm, mong bác thứ lỗi...
    Tiếp tục ý kiến của em.
    Âm học ở mỗi không gian phòng chắc chắn sẽ khác nhau. Dẫn đến việc xử lý đôi khi khác nhau. Việc xử lý phòng thật sự rất thú vị, không kém sự gian nan như khi tìm ampli cho 1 cặp loa khó tính. Và nó gần giống như việc trang bị thiết bị cho nhu cầu âm nhạc cá nhân. Mỗi người có thể tìm ra các giải pháp để khắc phục hay phát huy âm học phòng. Vấn đề quan trọng ở đây, chúng ta có hiểu được khuyết điểm hiện tại của phòng mình hay chưa. Phòng đang thiếu dãi trầm do trung cao lấn, mà xử lý toàn tiêu âm trầm và bẫy bass... Sau khi xử lý, cái phòng tạo ra 1 thứ âm thanh không cân bằng, lộn xộn hoặc có thể hỗn độn.
    Quay lại vấn đề của bác chủ topic, em có vài ý kiến cá nhân:
    + Âm thanh chuẩn của phòng sẽ bị ảnh hưởng theo gu nghe cá nhân mỗi người, nhưng tốt nhất là hài hòa giữa 3 dãi tần.
    + Xử lý âm học phòng nghe nhạc (nghe cá nhân 1 hay 1 số ít người) hoàn toàn khác với việc xử lý cho studio, hội trường, thính phòng hoặc cafe bar...
    + Âm thanh tai nghe được không xét đến phòng là âm thanh trực tiếp từ củ loa và âm cộng hưởng từ thùng loa. Dù muốn dù không tai vẫn nghe hợp âm từ 2 nguồn này. Và vì lí do loa đặt trong phòng, tai ta tiếp tục nghe âm trực tiếp (từ loa, bao gồm driver và thùng) và âm gián tiếp (âm phạn xạ mọi hướng).
    + Tại sao chúng ta có sự cảm nhận sân khấu, âm hình, âm sắc... có phải do loa tạo nên hay là do tai ? Thực tế hoàn toàn do bộ não ta phân tích từ tai tất cả âm thanh đi đến bao gồm âm trực tiếp và gián tiếp. Nếu không có âm phản xạ, âm thanh ta nghe được hầu như phân bố trên 1 mặt phẳng đứng và mỏng, không có chiều sâu. Sân khấu ở đây sẽ bị giới hạn giữa 2 loa. Cuối cùng là 1 thứ âm thanh khô khan, vô cảm, vô hồn (chắc có lẽ thua âm thanh mono từ máy cassette đời cũ!)
    Còn rất nhiều lí do khác nữa em nói sau, nhưng tổng kết lại:
    + Khó rất có 1 chuẩn mực cố định cho mỗi người--> âm thanh chuẩn mực của phòng hi-end cũng tương tự. Tuy nhiên em đưa xin đưa ra ý kiến riêng của em: đó là 1 âm thanh có chiều sâu lẫn chiều ngang, nhạc cụ được tái tạo chính xác như ở ngoài, vocal trước tiên phải rõ ràng, đầy đặn; bass sâu không rền không rè không um; dãi cao phải thanh thoát nhẹ nhàng không chát chúa... tổng thể phải tạo được 1 sân khấu sống động (Live!)
    + Việc xử lý âm học phải chú trọng thật kỹ vai trò của âm phản xạ, không quá ít hoặc không quá nhiều.
    + Tiêu âm hay tán âm không quan trọng mà quan trọng là tiêu tán dãi tần nào vì tiêu hay tán đều làm hao hụt đến dãi tần số đó.
    Thôi em xin kết thúc, nếu đi sâu vào vấn đề âm học, chắc em phải xem lại kiến thức vật lý từ cấp 3 đến đại học nữa!
     
  17. tklinh

    tklinh Advanced Member

    Joined:
    21/6/10
    Messages:
    166
    Likes Received:
    2
    Bây giờ em đang bắt đầu nghiên cứu về âm học để mong có thể cải thiện được phòng nghe (vì giờ em mới thấy phòng nghe ảnh hưởng rất nhiều đến giàn nhạc). Lúc trước học đại học cũng có học qua về âm học, nhưng thấy nó mơ hồ quá nên học khó vô. Còn giờ bắt đầu nghiên cứu về nó thì thấy nó càng thấy mơ hồ hơn và không đơn giản chút nào. Ở nước ngoài thì âm học là một ngành học chuyên nghiệp.
    Hiện nay xử lý phòng nghe người ta không chỉ nhờ vào kiến thức âm học - đôi tai vàng mà còn phải dùng thiết bị đo đạt, phần mềm xử lí . Thì mới mong sớm tìm ra kết quả tốt nhất cho chủ nhân căn phòng. :)
     
  18. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Thân chào các bác, lâu quá không trở lại topic của mình, bữa nay đi tìm hiểu tán âm, trở lại xem đứa con đầu lòng của mình thấy các bác pháo mình quá, hi hi.
    Sau khi đưa ra topic và lắng nghe khắp nơi, mình thấy cái chuẩn mực thực sự là quá khó, là điều không thể (nếu cho mọi người), tuy nhiên cho 1 người thì là có thể. đó là vì quan điểm về cái đẹp (về âm thanh cũng như những cái khác) khác nhau ở từng người # gu, sở thích.
    Bây giờ thì mình làm phòng nghe như sau:
    Nguyên tắc: hút âm bass là chính, mid hút ít hơn (hút nhiều quá sẽ làm dead, tán sẽ giúp cảm giác âm trường rộng ra, nhưng tán quá sẽ làm âm mất độ rõ), hút treble rất ít (đa phần sẽ là tán)
    1.Xác định tần số cộng hưởng của phòng.: các bác vào www (http://www.marktaw.com/recording/Acoust ... Calcu.html), các bác lưu ý là tính theo feet hay m nhé. ba loại tần số cộng hưởng ảnh hưởng đến phòng nghe mạnh nhất = xấu nhất = cần xử lý xếp theo thứ tự là Axial mod --> Tangential --> oblique mode,
    Axial mode.: Luôn phải xử lý
    Tangential mode: Nếu có đk thì xử lý
    Oblique: hiếm khi phải xử lý (vì làm 2 cái đầu là muốn xỉu rồi, và vai trò của oblique mode cũng ít)
    2.Quyết định hút em nào để thiết kế hút âm. Mình hút tần số <100 Hz thôi (trên 100 hz thì có nhiều giải pháp rẻ tiền, dễ làm, thêm vào sau không sao cả)
    3.Thiết kế hút âm: (trên internet có 1 web mà bạn nhập đổ dày bản mỏng dao động và chiếu sâu của hộp cộng hưởng là ra tần số hút âm, nhưng mà lâu quá, không còn nhớ web nào nữa, tìm lại không được, thôi thì mình dùng excell để làm (mình sẽ gữi file đính kèm, lưu ý là sheet gốc mình khóa password rồi, các bác copy nguyên sheet sang sheet khác để thay đổi thông số phần độ dày hộp cộng hưởng hoặc chiều dày tấm gỗ dán sẽ có cột cuối là tần số hút tối ưu của hộp.
    Mình đọc nhiều tài liệu và quyết định đi theo hướng của ethan winner. vì dễ làm, hút được tần số rất thấp (hơn bas trap hình cột tròn). Trước tiên đóng 1 khung bằng gỗ thông cho nhẹ (mua góc đường Nguyễn Kiệm và Hồ văn Huê.) bề dày # 10-12cm, bề ngang 60-61 bề dài 120 hay 240 -242 để phù hợp khổ gỗ 211x244 cm của ván ép).
    Lưu ý là phải làm thật kín, việc kín phải dùng keo có độ đàn hồi (nên dùng keo silicon) + đinh hay vít.
    Lưu ý nữa là hút âm thành phẩm của mình là 1 hình khối hộp chũ nhật 10x60x240 cm. Các lợi điểm là Flexible (uyển chuyển, dễ thay đổi), các bác có thể thay đổi vị trí, lấy bớt ra khỏi phòng, đổi nhà, đổi phòng nghe có thể mang theo, hút âm được cả 2 mặt (Bass có bước sóng dài nên hoạt động theo nguyên lý sóng (wave), khác với treble có bước sóng ngắn hoạt động theo nguyên tắc tia (ray). Vì vậy sóng bass có thể tác động vừa mặt trước, vừa mặt sau của panel Nếu muốn hút thêm tần số cao, các bác cứ việc đặt hút treble (1 tấm sợi khoáng đã ép cứng dày # 1.5cm) phía trước panel hút bass, tấm hút treble nên cách mặt của panel hút bass 1 khoảng nhỏ đủ cho panel dao động tự do (5-10mm là đủ)
    Viết còn thiếu: xin bổ sung: có 1 lớp bông đá hay bông thủy tinh, nói chung là vật liệu xốp nặm giữa 2 mặt của panel, lớp này không chạm vào panel nào, mục đích là khi panel di chuyển, --> làm di chuyển lớp không khí trong hộp, không khí di chuyển xuyên qua lớp vật liệu xốp sinh nhiệt tiêu tán năng lượng sóng âm
    Tks các bác
     
  19. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Đây là hình hút âm do mình tự đóng mời các bác xem cho dễ hình dung,
    tuy nhiên có 2 việc khiến mình chuẩn bị đóng lại: có 3 cái lần đầu mắc phải xin chia sẻ cùng các bác
    1.lần đầu làm, mình đã không lưu tâm đến việc phải làm thật kín (tác dụng kín để hộp cộng hưởng hành xử như 1 lò xo nén, làm tăng ma sát cản trờ bản mọng dao động --> sinh nhiệt từ năng lượng sóng âm
    2.lần đầu làm, tham lam hút cả mid va treble nên mình đục lỗ 5mm, khoảng cách 4-5cm (theo cuốn âm học trong thiết kế của trường kiến trúc), lúc đó mình chưa nghĩ ra việc đặt tấm hút treble mặt trước tấm hút bass.
    3.lần đầu mình hút tuốt chứ không hút tập trung theo tần số cộng hưởng mà phòng bị
    Hình treo tấm hút âm tại nơi tiếp giáp 2 mặt tường (hút hiệu quả), hình treo trên trền nhà, cách mình treo, và hình tấm hút âm cho dễ hình dung
     
  20. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Thêm hình nữa để minh họa
    sorry là mình nghiêng về công năng hơn là thẩm mỹ nên hơi bị xấu
     

    Attached Files:

    Fans69 likes this.
  21. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    296
    Quên mất
    mình gửi các bác file excell tính chiếu dày bản mỏng dao động theo độ sâu
     

    Attached Files:

  22. pktuong

    pktuong Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    2.044
    Likes Received:
    17
    Rất cảm ơn anh PDALove đã bỏ công thu thập tài liệu, ý kiến anh em đồng thời thực nghiệm và chia sẻ cho mọi người

    Trân trọng.

    P/S rất cảm ơn anh đã dành cả buổi tối hướng dẫn và chứng minh cho em về lý thuyết bản mỏng dao động.
     
  23. lehuulinh

    lehuulinh Advanced Member

    Joined:
    14/7/10
    Messages:
    663
    Likes Received:
    9
    - Với tốc độ âm thanh truyền trong không khí là 344m/s thì sóng âm có tần số 34Hz có bước sóng là 10m, sóng âm 20Hz bước sóng là 17m, sóng âm 50Hz bước sóng là 6.8m. Điều đó suy ra, nếu phòng nghe bác đủ lớn, amply đủ lớn thì bass trap, hút âm nhiều thì có thể nghe được các âm trầm từ 50Hz trở xuống, nếu như phòng nhỏ, khoảng cách từ vị trí nghe đến loa <6.5m thì không có thể nghe được âm trầm < 50Hz, trong điều kiện không có âm tán xạ.
    - Ở các phòng nghe nhỏ. thiết kế ít tiêu âm và bass trap hơn, âm trầm <50Hz nghe được chủ yếu là từ âm tán xạ, dĩ nhiên âm tán xạ thì sẽ không chính xác như âm nguyên thủy, xử lý sao cho khéo để âm tán xạ nghe gần giống với âm nguyên thủy là việc làm không phải dễ, nhưng vẫn có thể làm được.
     
  24. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Nhiều quá ạ,
    ~344m/s thôi ạ :D
     
  25. lehuulinh

    lehuulinh Advanced Member

    Joined:
    14/7/10
    Messages:
    663
    Likes Received:
    9
    Sorry, em viết nhầm, 344m/s, nhưng các bước sau thì vẫn đúng: 34Hz bước sóng là 10m, 20Hz bước sóng là 17m, 50Hz bước sóng 6.8m.
     

Share This Page

Loading...