Hic! Bác mà dùng mỏ hàn cây súng hàn linh kiện bán dẫn thì có ngày hối tiếc ko kịp đó vì mỏ hàn xung dùng từ trường tạo ra sự ngắn mạch để đầu mỏ hàn mau nóng nên dễ làm hư linh kiện bán dẫn và nhất là các linh kiện nhạy như FET, các IC họ CMOS....
Hì, nhưng vẫn chưa nướng em linh kiện nào. Đợt tới em cũng phải kiếm cái mỏ hàn nung ngon ngon bác ạ.
tui có xem thảo luận về phono blowtorch thì rất là bất ngờ. Tác giả tập trung và thiết kế tối ưu cho 1 con jfet luôn! bởi vậy tui nghĩ vấn đề không phải là opamp không mà thôi! mà còn là vấn đề tối ưu. Như với opamp này thì xài điện trở nào để đạt nhiễu tối ưu. Tui có xem ở diyadio thì người ta nói là con này phù hợp với nguồn tín hiệu có trở kháng thấp, con kia chỉ phù hợp với nguồn tín hiệu có trở kháng ra cao. Do vậy, tui nghĩ một số người chỉ tháo và ráp opamp vô rồi nghe thử thì có lẽ đó kết luận về opamp chỉ phù hợp với thiết bị đó mà thôi! tuy nhiên nếu là thiết bị mua thì bản thân người đó có lẽ cũng chả muốn làm thì thêm trên thiết bị của họ. Còn ở đây diy, làm từ a tới z thì việc này là có thể.
Re: Trao đổi kỹ thuật về OPam. OPA 627 Bác nào có opam opa 627 vỏ sắt để lại cho tôi mấy con để trải nghiệm chất âm ( hay chỉ giúp ai bán), tôi chỉ có opam AD 627 dán thôi,nếu cần đổi bù cũng được,tks ! Liên hệ Tuấn 0903341979?
Em mới kiếm được 1em ne5532 vài con 5218, đọc qua topic "bỏ qua anh văn ở link" và do lần mò data em thấy chủ đề rất hữu ích, thường đọc trên datasheet là jfet hay bjt đầu vào, và sau đó là những tầng thuật toán khác. Em không học điện tử nên mong các bác chỉ bảo và tiện thể em xin luôn shematic dùng của 2 opamp trên ạ ! Ps: văn kém các bác bỏ quá cho !
NE5532 được coi gần như là "huyền thoại" về opamp phục vụ cho ứng dụng âm thanh. Gần như 99% đĩa nhạc từ thập kỷ 80s đến giờ đều tối thiểu "qua" 1 con NE5532 nếu chưa muốn nói đến hàng chục con... Quan trọng là yêu cầu bác cần gì thì mới giới thiệu được mạch điện vì ứng dụng của mấy OPamp này mặc dù trong âm thanh có nhiều ứng dụng khác nhau lắm ...
Em thì tham thảo con này vì nghe nói nó hay trong audio, cho em tham khảo về ne5532 và mạch công suất ạ.
NE5532 + LM3886 = Cambridge Audio 340A SE đây bác! http://upfile.vn/6CBmKVXCNCLg/cambridge ... e-pdf.html
Em ko biết FB của cụ là gì nên em up lại cho cụ đây! http://upfile.vn/ywFCFVBC75BC/cambridge ... e-pdf.html
Các bác giúp em tìm con OpAmp hoạt động ở điện áp cao với ạ, càng cao càng tốt. Ví dụ có con TLC6090 nguồn +/-70V nhưng em không biết mua ở đâu, bác nào biết chỉ giúp ạ. Em xin cảm ơn.
STK không phải là opamp nhé nó là sò lai giữa ic và transistor. Không có opamp nào chạy nguồn cao vậy đâu cụ
Cứ con nào mà datasheet đề là OpAmp hoặc Operational amplifier là được ạ, đề khác đi ví như đề Power Amplifier thì không phải cái em hỏi ạ. Cảm ơn bác.
Opamp là khuếch đại vi sai khuếch đại thuật toán ở tâng đầu vào cụ nhé còn stk là sò lai là khuếch đại công suất ở tầng đầu rạ cụ nhé . Còn nếu cụ nói cụ Tú phán đúng thì cụ xem lại nhé
Em cũng một thời đã xa tìm kiếm như bác nên em phát biểu nghiêm túc. Bác cứ hỉu sai iêm :roll: Ví dụ con này bác dùng được chứ.
Lâu rồi không post bài. Lăn tăn tí: Trong quá khứ Mạch khuếch đại thuật toán (operational amplifier), được gọi tắt là opamp. Thường có đầu vào là mạch visai. Có thể được cấu tạo từ linh kiện riêng rẽ (Con OPAMP đầu tiên của thế giới là dùng Tube) hoặc mạch tích hợp IC hoặc lai giữa linh kiện riêng rẽ và IC. Một mạch khuếch đại thuật toán "lý tưởng" có: -Độ lợi vòng hở vô cùng lớn -Băng thông vô cùng lớn -Tổng trở đầu vào vô cùng lớn -Điện áp bù bằng không -Tốc độ thay đổi điện áp vô cùng lớn -Tổng trở đầu ra bằng không -Tạp nhiễu và méo bằng không Kỹ thuật trong một thời gian dài đã theo đuổi các tiêu chí trên, thậm trí cho rằng các tiêu chí đó thể hiện chất lượng âm thanh phát ra của một OPAMP công suất ứng dụng cho âm thanh. Nhưng do giới hạn kỹ thuật chủ yếu là 2 yếu tố: -Băng thông vô cùng lớn -Tốc độ thay đổi điện áp vô cùng lớn Nên dường như thông số của OPAMP chưa đi đôi với chất lượng âm thanh mang lại. Hiện nay nhiều mạch khuyếch đại không dùng cấu trúc visai đầu vào nhưng theo em vẫn có thể gọi là OPAMP được. Sơ đồ khối như thế này thì gọi là OPAMP hết.