Con LM317 là Regu có bảo vệ nhiệt, loại thường chịu 1A, em nghe nói có loại chịu 1.5A khi LM317XX có số đuôi gì đó em quên rồi, nếu không muốn dùng LM317K (sò sắt)
Hồi chiều đi chợ em mua được 1Kg dây đồng 12(0.12mm) loại tốt Với cở dây này sẽ còn hợp cho version line out transformer nữa đó
Bác kien_tubeaudio cho em hỏi tube 30 nếu không kiếm được NP126 thì có giải pháp nào để khai thác chú thuốc chuột này không hả bác ?
Tụ C5 của bác hơi lớn nên cần có diode bảo vệ mắc song song với U1, tụ lọc chân Adj chọn khoảng 10uF thì mới nâng cao hiệu quả lọc ripple.
Thú thật với bạn là tớ chưa một lần tự tính toán lắp tube này,tớ biết nó vì tớ phải sửa một ampli, tầng đầu nó chạy tube này thôi.Sau khi sửa song tớ nghe thấy ấn tượng nên có người nhắc đến là nói luôn. Còn thiết kế của ampli ấy họ cũng dùng trasfomer.
Các bác cho hỏi nếu em đấu nối tiếp đốt tim của 2 đèn rồi cấp điện áp DC = 3V có được không? Em thấy cứ giật giật điện áp xuống tới 1.5V, oải quá
Phát minh mới Không được rồi bác ơi, vì rằng auto bias mà, lại là rề nửa chứ . Và em vừa phát minh ra cách đốt tim cho em 26 này là dùng nguồn switching 1.5V . Là từ hộp charger pin NI-MH Bác thấy phát minh của em có được không? Nếu không được thì em sẽ lĩnh giải Mâm Xôi Vàng ngay
Bây giờ dùng pin vừa giản tiện vừa loại được một ẩn số quan trọng cho đỡ bận tâm để còn giải quyết những ẩn số còn lại và đánh giá chất âm. Sau khi mọi sự đã an bề gia thất rồi quay lại giải quyết vụ đốt tim cũng không muộn.
Re: Phát minh mới Phát minh của bác sẽ được trao giải thưởng của hiệp hội môi trường Em cũng nghĩ đốt tim bằng pin, rồi bias bằng pin luôn cho gọn nhẹ, đỡ tốn tụ trở thoát K. Em định kiếm cái rechargeable Ni-Ca 2,4V rồi làm mạch charge luôn, nhưng khả năng này cũng không kém phần gian nan bằng giải pháp làm mạch đốt tim nắn lọc DC :roll:
Tôi thì thích đốt tim bằng AC nên định từ 1 đường 6,3 v cho ra 2 đường 1,5 v bằng 1 biến áp . Để tăng độ chính xác quấn nhiều vôn hơn . Thí dụ : sơ cấp 110v/1a; thứ cấp 2*26v/2a . 6,3v đưa vào sơ cấp , ở thứ cấp sẽ có 1,5v . Các bác xem có được không ?
Lạy Chúa Em chưa thấy sách phổ thông nào dạy công thức tính bão hòa từ . Em tốt nghiệp Cao Đẳng Truyền Hình cách đây 12 năm . Giáo trình chúng em được đào tạo lúc đấy mới có công thức này khi lướt qua phần đèn điện tử : cả công thức giản tiện thực hành và công thức hàn lâm toàn tích phân với vi phân . Quả tình bác có sách cấp 2 có công thức này , bác quả là ưu tú nhất ở thế hệ của bác . Xin lỗi các bác mode phụ trách vì em lạc đề Em xin lỗi đã làm bác Pie phải hồi tưởng Em cũng không dám tranh luận tại Topic này nữa . Bác tìm được bác làm ơn PM cho em cho em khỏi tủi thân
Cách này của bác không được đâu vì đèn này là DHT cơ mà có phải là đèn đốt gián tiếp đâu mà để bác sử dụng nguồn đốt nối tiếp. đốt bằng pin cũng không ổn vì đèn này ăn dòng cỡ 1A, dùng đến accu oto thì may lắm bác sài hết một đĩa nhạc là nó sẽ giơi điện áp liền (cái này em đã thử chạy cho đèn có đốt ăn dòng 356ma tình trạng chỉ được vài bài đầu là ổn còn lại nó chạy lẹch chế độ làm việc luôn)
Em thấy bác đâu có lạc chủ đề gì đâu . Cục choke có trong project của em mà Em đang tính đây, có gì lại thỉnh giáo bác đấy Bác Virgo có cao kiến gì về choke giúp em nhá
Lọ mọ Nói đến độ bảo hòa từ là nói đến liên quan giữa : 1/ Mật độ từ thông , còn gọi là GAUSS hoặc TESLA . 1 Tesla=10.000 gauss hoặc 1mT=10 gauss . Cái này gọi là B 2/Vùng từ lực gọi là H Vậy phải tìm Fe có mật độ từ thông lớn để cố giảm H . Đặng cho cái đường S nó càng dựng đứng càng tốt phải không các bác Quấn thì tìm Fe tốt , quấn cách điện các lớp siêu mỏng , quấn 70% cửa sổ là ngon ??? Hay là em quấn đại lên Fe M6 , tới đâu thì tới
Các hãng cũng nói làm thế là giảm HUM, nhưng vẫn HUM . Nhất là Pre Lần này dùng Plate Choke chắc đở nhiều
Cái này là quá chí lý. Fe khủng hợp chất Nickel khi có khe hẹp không có nhiều ưu điểm hơn so với Fe M6 đâu ngoài cái hơn là mắc tiền. Chơi liều không có khe hẹp lõi M6 ít bị bão hòa từ hơn lõi hợp chất Nickel. Plate CHOKE hay CCS hum NHIỀU NHẤT vì hệ số khuyếch đại của mạch sẽ cao nhất và tổng trở ra của mạch cũng sẽ cao nhất. Dễ nhất nên ráp trở tải anode rồi nâng cấp lên từ từ. Nói nôm na là pin nhưng thực ra là acqui xe hơi hoặc xe gắn máy: 1 ngăn (cell) là 2.2V không cần khiêng cái bình 100A/h của xe vận tải Quan trọng là nghe thử chất âm sơ bộ, xử lý microphonic trước; rồi đến xử lý nguồn cho tim đèn; sau cùng rồi mới đến tải anode. Dzê em không thể giúp bác 1 phát là hoàn hảo ngay vì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xung quanh như chassis, biến thế, tụ lọc nguồn,....và quan trọng là tai nghe của bác nữa. Chơi đi bác Ti .....
Ngoài chợ NT em thấy có bán cái phần cơ của mâm CD của TQ, có 10K/ cái à , dư 2 cái motor . Lắp miếng Fip , gắn cái chân đèn lên. Dàn cơ này có 4 cục cao su , lò so ... Trưa mai ra mua Dùng Pin Ni-Mh 2300AH song song , rồi nối tiếp , cuối cùng ra 2.4V/4600mA , Chager đầy hy vọng nghe hết 1 đĩa
Em định làm theo các bước thế này, xin bác Dze, bác Tea, bác Bigwall và các bác khác góp ý để điều chỉnh: 1. Đốt tim bằng DC, dùng cuộn đốt tim có sẵn 12V hay 6.3V đây? Nghe nói 12V giật xuống thì dễ ù hiệu quả hơn? Nắn lọc DC bằng choke, tụ và IC ổn áp. Sau này xin được cục accu ô tô thì lại thử đốt tim bằng pin. Không đốt tim AC vì không hy vọng trị hum được 2. Dùng nguồn regu 3. Làm 2 chasis riêng biệt, một cho nguồn và một cho mạch tín hiệu. Không gắn trực tiếp chân đèn lên chasis. Phần chasis của mạch tín hiệu sẽ kê lên mấy quả bóng soft tennis để... chống rung :mrgreen: Bọc đèn bằng lá đồng mỏng (kiếm ở đâu bây chừ???) 4. Tải anode: thử tất cả các phương án.
Thưa bác Bạch Dương em xin nêu quan điểm của em nhé : 1- đốt tim bằng DC giật từ nguồn 12ac/3A (đối với đèn ăn dòng 1A) 2- em khoái dùng L-R-C để hạ áp hơn theo cảm nhận của em thì nó nhạc tính hơn khi sài mạch regu (em thấy nó cứng hơn), sài pin, accu thi chất tiếng không có gì phải bàn cả nhưng không chơi lâu được, điện áp đốt sẽ bị sụt khi dòng giảm mà cái em đèn DHT này chế độ làm việc của nó khá phụ thuộc vào đốt tim ổn định hay không 3- làm được 2 chasic riêng biệt thì tuyệt rồi, chân bóng bác gắn vào một miếng phíp sau đó mới gắn phíp này vào sắt xi + thêm miếng đệm bằng cao su là oke. không cần bọc đèn bằng lá đồng mỏng chỉ cần là làm sao không để bất cứ phần nào của bóng chạm vào sắt xi là được.
Tớ chưa có tube 26 để lắp bao giờ,nhưng sử lý đốt và ù cho đèn ba cực loại đốt trực tiếp ."Cá nhân" tớ hay sử lý thế này. -Mỗi tube một biến thế riêng -AC=>DC=>REGU=>CHOKE=>R(adj hum)=>TUBE. Còn giật điện áp từ 12v xuống thì tớ thấy bạn phải làm tản nhiệt to lắm. (cuộn choke tớ sử dụng cuộn kép cho cả + - của nguồn DC,cái này có thể gửi tặng chị BACHDUONG một đôi để làm thí nghiệm). REGU cho cao áp nên sử dụng 100% tube. Chỗ này hết bàn.Nhưng có điều lưu ý dây dẫn điện là loại bọc chống nhiễu,không có thì sẽ ù to hơn. Chỗ này xin có ý kiến. Ngược lại với BACHDUONG ,chân đế phải gắn lên chasis.Chasis của phần tín hiệu nên làm bằng kim loại (không hút nam châm).Tớ hay làm bằng nhôm có chiiều dầy 6mm trở lên.Tất cả các chasis nối với nhau rồi nối vào mass vỏ trái đất.Mát của "B+ và sợi đốt" nối với chasis bằng tụ . Miễn là vừa tai thì thôi. Vài ý kiến nhỏ có thể không đúng với các bạn ,nhưng tớ đã mất rất nhiều thời gian với nó ,các bạn tham khảo nếu không dùng được cũng đừng ...tớ nhé. Kiên
Đa tạ những ý kiến quý báu của bác Bigwall và bác Kiên, đặc biệt là em rất khoái cái câu của bác Kiên liên quan tới cục choke đốt tim Em xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các bác.