Mấy cái bác nói là loại để đánh guitar hay nghe nhạc (???) nhưng không phải là giống dùng echo cho hát. Fisher khi xưa làm rất nhiều mấy cái lò xo này. Lấy mấy cái lò xo echo guitar để hát có nước là đứt cuống họng ạ Lò xo cho hát bước quấn nó rất nhuyễn đồng thời độ rung căng của lò xo nó rất mềm và uyển chuyển. Đây là lý do nó dùng vàng hay hợp kim vàng là vậy. Một số tay thâu (bảo thủ?) đến giờ này vẫn cho rằng mấy cái echo dùng kỹ thuật số đời này vẫn thâu vocal không hay bằng cái lò xo vàng cổ lỗ sĩ này nên vì thế đến giờ này em vẫn chưa thấy cái lò xo này thất thoát ra ... chợ trời ạ. Nếu thấy là em bụp liền để ngắm chơi cho nó hoài cổ.
Đúng là lò xo phải bằng hợp kim đặng gọi là lò xo thì mới có echo chớ , nếu là vàng chỉ mạ lớp ngoài cho khỏi han rỉ thôi. Giống như dây tóc quả lắc vô lăng trong các đồng hồ Thụy Sĩ Thời đó hợp kim chưa tốt nên dễ bị han rỉ . Các hợp kim sau này không cần mạ vàng cũng không rỉ và đương nhiên tốt hơn cái lò so vàng hồi xưa .
Có thể lắm nhưng rất tiếc thời echo lò xo đã lỗi thời tuy hay nhưng không tiện dùng bằng dùng kỹ thuật số. Theo em việc dùng lò xo hợp kim vàng còn thêm yếu tố âm thanh giống như bộ cymbal hay chuông pha vàng có độ vang rất đặc biệt ....
Muốn công suất bất chấp âm thanh thì sao các bác không chơi luôn class B khỏi hồi tiếp nghe cho nó khủng bố. Nói thế thôi chứ em thấy tiếng bass loa sân khấu là vô địch: mạch lạc, rõ ràng, đủ giai điệu, chứ không phải là chỉ nghe ùm ùm như những dàn âm thanh gia dụng. Có lẽ do sân khấu rộng thì mới thể hiện rõ những âm trầm có bước sóng dài, trong khi phòng nghe gia đình nhỏ nên không thể thể hiện được.
Đo tương đối để biết công suất thực của âm thanh thì khá dễ : Dùng nguồn phát tín hiệu sin 1000Hz, lấy điện trở 4 hoặc 8 Ohm đủ lớn để làm tải giả, kẹp oscilloscope vào tải giả và nâng dần biên độ tín hiệu đến khi thấy ngọn sin bắt đầu bị xén, dùng đồng hồ AC có dãi thông đến 1000Hz đo điện thế tại trở tải. Suy ra công suất theo công thức P= ExE /R
Bộ reverb mà bác Dê nói thì lão Ham có thấy hình chụp, nó to cao bằng cái tủ quần áo. Nghe đồn rằng đài phát thanh Sài gòn hồi xưa có một bộ như vậy nhưng ko biết là của hãng nào. Hình chụp bên trong cho thấy cơ man là lò xo treo theo dạng đứng. Bác Dê nói đúng về cái Cymbal Jingjang. Tiếng rất đặc biệt, người nghe rất dễ phân biệt là bộ dùi gõ vô chỗ nào: bìa, giữa, chỏm...Ko biết nó có pha vàng thật ko.
Mắc tiền là cái chỗ này đấy ạ! Vì lò xo càng nhuyễn thì càng dễ xệ mà cái giống echo lò xo bằng vàng này cheo dựng đứng lên mà lại không xệ thế mới độc hay là nó có độn ... Silicon ???
Treo đứng thì nó chịu ứng suất nén # vời treo ngang chịu ứng suất căng chớ ! cụ hay suy diễn thế chả hổ mang danh Dê :lol:
Em bổ sung là để đơn giản ta nhìn vào oscilloscope để xác định điện thế tại tải luôn khỏi cần sắm cái AC đến 1000Hz cho tốn xiền.
Em hỏi ngoài lề chút xíu, hiện biến áp nguồn của em đang cởi trần, chạy được khoảng 1 tiếng sờ tay vào thấy khá nóng. Nay em định cho nó mặc áo, tất nhiên mặc áo thì sẽ nóng hơn cởi trần. Do vậy bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi, biến áp nguồn thông thường lên đến bao nhiêu độ thì tèo
75 độ C là bình thường . Lên đến 150 độ C(khi có sự cố quá tải ) thì có cầu chì nhiệt bên trong cắt line AC . Mặt áo hở lưng thì sẽ thoáng mát, không sao
Em xin hỏi chút ạ, có bác nào rành gắn thêm cảm biến nhiệt vào biến thế, khi nào nhiệt độ tăng cao đến ngưỡng rơ le sẽ ngắt mạch cho an toàn có được không ạ? Em thấy nhiều người để amp trong phòng ngủ, nghe rồi ngủ quyên thường xuyên, nếu để qua đêm sẽ rất nóng, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến vật liệu cách điện, linh kiện... làm cái này chắc an toàn hơn ạh.
Tiện các bác đang nói đến cái phòng thu, em có nghe đến cái micro gì mà to lắm, đồng thời lại có bóng đèn ngay bên trong mà treo từ trần nhà xuống ấy. Không biết cái micro này có hoạt động theo nguyên tắc thông thường hay không? Nhờ các bác chỉ giáo giúp.
Có nhiều hãng làm micro kiễu có bóng khuếch đại kèm với micro.Thường thì bóng khuếch đại lắp trong một cái hộp nằm trên đường dây. Thứ phòng thu của các đài thường dùng là Newman, AKG, RCA.Micro hoạt động theo nguyên tắc biến tụ, thường gọi là micro ruban. Bên trong có một dãy ruban bằng nhôm, lâu ngày phải thay vì bị chùng (Đầu lâu RCA). Neuman có loại dùng phiến tinh thể giống như thạch anh. Góc thu của các loại này rầt rộng. Nhược điểm là không thể dùng ngoài trời vì bị...gió thổi.
Topic này tập trung nhiều Tiền bối võ công thượng thừa ,cho phép tiểu đệ hỏi một câu được không ạ ( Ngày xưa bác Viagra cũng có hỏi rồi nhưng câu trả lời còn bỏ ngõ):Đèn 5 cực đấu như thế nào để chạy ở chế độ 3 cực,lợi hại như thế nào, có thể ví dụ cụ thể bằng mạch EL34 hoặc 6L6 chạy ở 2 chế độ khác nhau được không ạ ! Kính !!!
Cảm ơn bạn !!! Nhưng mình mong muốn hiểu rõ hơn vấn đề này . Ví dụ có ưu điểm gì , khuyết điểm gì ? Hay dở thế nào ? Nên lắp theo mạch nào ...Mong ý kiến các bác ! Cảm ơn nhiều !!!!
Theo em được biết thì khi thi công mạch ở chế độ 5 cực thì tiếng nghe giống bán dẫn hơn nhưng mà công suất ra lớn. Còn đấu 3 cực thì công suất nhỏ hơn nhưng tiếng nghe mềm và chi tiết hơn. Em mới chỉ lắp ở 3 cực và chưa lần nào nghe ở 5 cực lần nào.