Tuyến tính là gì ? Liệu tai người có tuyến tính ?

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by tuhodogo, 18/2/09.

  1. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Theo em họ ghi như vậy là thông tin có giá trị mặc dù chưa thật cụ thể + 3dB ở những tần số nào,-3dB ở những tần số nào nhưng loa của họ có thể phát được từ 35-35khz.
    Tốt nhất là họ vẽ ra cái đường cong đáp ứng tần số mà loa họ phát được là minh bạch nhất.
    Trong âm thanh cần 1 công suất gấp đôi của ampli để tăng thêm chỉ có 3 dB về độ lớn(trên loa) đến tai người nghe.
    Thông thường mức âm lượng mà tai người nhận biết được có sự khác biệt giữa 2 nguồn âm(cùng tần số) là 0.3 dB (tương đương với 1/10 công suất)Ví dụ như đang nghe 20W mà chỉnh volume thêm thành 22W thì tai mới thấy âm thanh có lớn hơn.
    Loa không là sở trường của em,nhưng hôm nay em nhiều chuyện quá,chắc bị cao thủ về loa đập cho bẹp dí quá... :lol:
    Hi..hi
     
  2. HUNGTMI

    HUNGTMI Advanced Member

    Joined:
    13/10/06
    Messages:
    127
    Likes Received:
    22
    Thực sự chủ đề không phải là chúng ta bắt lỗi nhau cách viết sao cho chính xác mà để mượn chúng để hiểu thêm mà thôi! Ai trong chúng ta cũng đã từng biết đến đặc tuyến đáp ứng của loa giữa biên độ (Db) và tần số dĩ nhiên trong dãy tần mà nhà sản xuất đưa ra biên độ âm thanh đạt được phải tuyến tính nhất với gia giảm nhỏ nhất. Tuy nhiên thiễn ý cá nhân muốn đề cập có chắc 100% thính giác chúng ta nghe được như thế không? Thân.
     
  3. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    23
    Location:
    HCM
    Em cũng thảo luận vui vẻ,không cầu kỳ câu chữ đâu bác ạ.
    Về chủ đề của Topic em thấy có 2 ý:
    -Tuyến tính là gì? Bác Via đã trả lời thỏa đáng y=ax là tuyến tính
    -Tai người có tuyến tính hay không? Em đã hỏi anh Gu Gồ và nhận được biểu đồ trên,như vậy tai người không tuyến tính.
    Em thấy chủ đề cần mở rộng hơn chút nữa là tại sao tai người không tuyến tính?Với người VN thì biểu đồ trên có đúng hay không? Lứa tuổi nào sẽ ứng với đường cong nào? tai người có cảm giác khó chịu với âm thanh ở vùng tần số nào?...
    Mời các bác chuyên về tai mũi họng,các nhà tâm lý học,tâm thần học,...bóng bàn ạ.
    Hi..hi
     
  4. fatmanbk84vn

    fatmanbk84vn New Member

    Joined:
    3/6/08
    Messages:
    2
    Likes Received:
    0
    Theo em được biết, thì cấu tạo của ống tai trong của con người được mô hình hóa như một tập hợp các băng lọc(filter banks) liền nhau mà trong đó dải tần của chúng overlap, độ rộng của dải tần này người ta gọi là các critical bands, nghiên cứu của Zwicker chia ra tai người gồm có 24 critical bands. Tần số trung tâm của các băng lọc này không tuyến tính, đó là do kết quả nghiên cứu, thí nghiệm trong rất nhiều năm với nhiều đối tượng, tại sao nó lại thế thì em không biết :)

    Lý giải cho việc tại sao tai con người nghe tốt nhất với các tần số trong khoảng 3000-4000Hz, thì nôm na đó là do sau khi mô hình hóa tai người giống như một cái vocal tract (em ko biết dịch sát nghĩa), họ tính được tần số cộng hưởng là 3440Hz. Các bác quan tâm nhiều hơn google ra cũng dễ thôi ạ.
     
  5. thao_prosound

    thao_prosound Advanced Member

    Joined:
    4/10/06
    Messages:
    2.330
    Likes Received:
    94
    Location:
    HAI PHONG City
    mạn phép trả lời bác : tức là trên đường lồi lõm của đáp tuyến tần số trong giới hạn từ 35Hz đến 35Khz ,có 1 điểm hoặc rất nhiều điểm có biên độ cực đại là +3dB , và có 1 điểm hoặc nhiều điểm có biên độ cực tiểu là -3dB . Độ chênh lệch tối đa giữa điểm có biên độ cực đại và điểm có biên độ cực tiểu là 6dB

    Đây nhiều khi cũng là 1 chiêu của nhà SX khi đưa ra các thông số kỹ thuật để nhằm "tô vẽ" thêm cho sản phẩm của mình . Chứ thực ra , nếu xét kỹ về mặt kỹ thuật , chúng chẳng có giá trị gì hết . Đáng tin cậy nhất và trực quan nhất là nhà SX đưa ra sơ đồ đáp tuyến ần số , hoặc thông tin chi tiết cụ thể , hơn là chỉ ghi : 20Hz ~ 30Khz :mrgreen:
     

Share This Page

Loading...