Bác mua board này bao nhiêu thế ạ. Lúc truớc em hỏi nó hét 300k/board đó (trước khi nó giải thể phải bán tháo :lol. Thanks.
Mấy Pcb anh ba Tàu làm tốt ghê, layout cũng tiện dụng, 1 bo xài đc 2 loại chân, đánh số chân rõ ràng, dễ debug ktra mạch về sau. Cái adapter 4 chân dán cho Opamp có 2k, rẻ k tưởng, cũng dùng đc 2 mặt, mạ thiếc in số rõ ràng, hàn dễ và sướng lắm bác Khoa ơi. Ắc sần con Cm sớm cho em biết k quả để đu theo nhé.
Đọc từ đầu topic đến giờ em vẫn chưa thông tại sao các bác ko dùng luôn pcm2706 nhỉ, có luôn ngõ GPIO để điều khiển USB Audio, ra I2S lẫn SPDIF
Có ai nói không dùng đâu bác. Em cũng sẽ dùng PCM2706 xuất I2S. Cái chíp này là thõa mãng tinh thần DIY thôi. Tinh thần đó là: Chất lượng tương đối - Giá rẻ. Em chưa hoàn thiện để so sánh với PCM2706, nhưng nếu nó tốt thì sao lại không ? Hơn nữa cũng có chút gì đó hấp dẫn nên mới làm bác ạ.
Em cũng định dùng pcm2706 để thử xem sao nên mới hỏi bác, em chưa có tg làm pcb để đo thử jitter của clock nó ntn hay phải dùng clock ngoài
Bác đo được jitter à, dùng thiết bị gì vậy ? Em thì dự định sẽ làm đơn giản như thế này thôi. http://www.ecp.cc/NOS-USB-DAC.html Bác có thông tin gì thêm chia sẻ đi bác. Thanks !
hi bác, Bên em còn có cả máy đo đc thông số hay hơn Jitter là máy đo đáp tuyến tần số ( ở VN chỉ có 1 - 2 cái) Đo jitter là 1 chủ đề rất là hay, em mạn phép múa rìu qua mắt các thợ mong các bác chỉ giáo. Jitter nói nôm na là sự biến đổi ( sai số ?) về mặt thời gian sườn của tín hiệu so với tín hiệu số lý tưởng ( xung vuông ?). Có nhiều loại jitter khác nhau ( Period Jitter, Cycle to Cycle Period Jitter, Long Term Jitter, Phase Jitter ...) nhưng ở đây em thường đo Long Term Jitter và méo do bản thân con DAC gây ra ( sampling jitter ?). Long Term Jitter: Đặt Osiloscope (loại digital nhé) để bắt N + 1 clock trên màn ( N thường em chọn 100) Đo thời gian giữa clock 0 và clock N+1 tính trung bình ra thời gian Ton, Toff của clock. Lặp lại 25 lần. Cách 2 : Ta có tần số của clock là T, vậy N clock thì cần thời gian là N*T. Đặt trigger của osiloscope delay N*T giây rồi mới dừng. ( thường N = 1000) Bật chế độ histogram để bắt N lần. Nhìn trên osiloscope đoạn dốc ( từ 0 - > 1 hoặc từ 1 - > 0) lúc này sẽ ko phải 1 đường mà là 1 chùm , biên độ của nó chính là Long Term Jitter cần đo. Cái đo jitter này không khó ở thao tác, mà khó ở setup. Các bác phải kiếm được 1 con osiloscope có noise nền thấp, ngoài ra cần thêm 1 con limiting amplifier ( tăng slew rate) kiểu như ONET1191P thì kết quả đo mới chuẩn được ( vì có khi jitter của osilloscope lớn hơn cả jitter cần đo) Sampling Jitter: Vụ này đơn giản hơn, các bác dùng 1 con clock chuẩn ( các phòng thí nghiệm đều có) xuất ra Master Clock, rồi cho DAC xuất sóng sin 50Hz, 1kHz, 10kHz, 20kHz. Cho vào máy phân tích phổ, cứ con nào phổ bị trải đều ra, bẹt bẹt xuống là jitter lởm khởm, con nào đỉnh nhọn chân thon là đẹp. Hình ảnh, máy đo sussgest em sẽ post cho các cụ thèm sau . Về con PCM2706 em định cho nó thành USB->I2S(có phím điều khiển) -> PCM1795-> I/V bác thấy thế nào. Nếu cần sơ đồ nguyên lý em sẽ cố làm 1 bản draf kính gửi các bác
Thật sự là k hiểu ông BB ra cả chùm pcm179x khác nhau cái gì ngoài Soft/hardware control với SNR tí chút. Em biết có 1 nơi có đủ trình và thiết bị để đo mấy cái Rít tơ này là Trung Tâm kỹ thuật 3 trên Biên Hòa, 1 đơn vị nhà nước chuyên về đo lường và hiệu chuẩn cấp quốc gia. K biết bác Rồng chiến có phải làm cho đơn vị này k? Các bác có thể xách 1 con XO tới yêu cầu đo tần số và đợi ngày nhận kết quả, độ chính xác bao nhiêu thì em k biết nhưng với ba sai lệch ở cấp chơi Audio thì k khó gì. Tuy nhiên giá khá là chua, có khi gấp 2 3 lần giá 1 con XO hạng nặng.
kính bác, em làm ở viện ng cứu ạ, em cũng biết Trung Tâm KT 3. cái NOS USB DAC dùng luôn con DAC 16 bit bên trong con pcm2706. Đúng như bác nói rất dễ Diy nhưng em ko máu 16 bit lắm ạ.
Hay quá, bác hướng dẫn anh em đo thêm cả phase jitter đi ạ, thông số này ảnh hưởng tới âm thanh đầu ra nhiều lắm.
Vụ xì với hay treo bộ Nos pcm1798 nhà em vẫn chưa có lời giải. Trc mắt thấy đang xài con dán 74hcT244 xuất TTL, lẽ ra nên dùng 74HC họ cmos. Xì coi bộ khó... Mình diy 2 bộ dual mono đều dính mấy lỗi ngớ ngẩn...
Em đang làm lại cuộc đời, layout lại bo receiver dùng chip thường k dán nữa để dễ thay dễ test... Xong rồi mà chưa đóng điện, k biết tình hình xì lác thế nào đây... AKhoa, em có 2 con OP42 vỏ sắt, mono, nếu dùng thay Ad797 trong mạch IV 2 con như bác Quang đc k nhỉ ? :roll: