thêm 1 phiên bản dùng pcm2706 ah đệm cho output link: http://www.hinocatv.ne.jp/~s_suzuki/DAC/USB_audio.htm
@GVTeam: tình hình dự án USB DAC thế nào rồi ạ? nếu bác có file PCB, bác có thể share cho anh em được không?
Cái Airport express đời 802.11g dùng Burr-Brown PCM2705 đó bác Phuong thu ơi : http://en.wikipedia.org/wiki/AirPort#Ai ... 802.11n.29
Bác nghe Airport hổm rày thấy âm thanh thế nào rồi, review AE nghe với nhất là tín hiệu Analog nghe có hay không ???
Phiên bản thứ 2: Phiên bản thứ 2 có mặt tại vì phiên bản 1 đã bị tèo khi cắm lộn chân usb (vbus xuống ground và ground vào vbus) Chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
chúc mừng nhe! tui cũng tính mua cái kit này ở sieuthiav nhưng thấy cũng tiếc tiếc vì nó chỉ được 16 bit mà s/n chỉ hơn cái soundcard hiện có chỉ 18dB thôi! Mình thấy con PCM1798 ngon nhưng nó lại 0 có usb, mà lại không có bộ chuyển đổi gì đó đằng sau. CÁi này trong tài liệu kêu xài NE534, mà con này thì hình như phải xài bèo lắm là +-12V. Như vậy thì usb không đáp ứng được.
Vâng, cảm ơn bác. Em không ngại vụ 16bit hay 24bit, đơn giản vì đĩa nhạc CD thường chỉ lưu ở 16bit. Âm thanh đa số các file nhạc MP3 hoặc từ game cũng chỉ có 16bit. Ngoại trừ một số bài nhạc đặc biệt thuộc dạng HD lưu trên DVD mới được thu âm và lưu ở mức 24bit. Cái số 24bit đối với em chỉ là một mánh khóe kinh doanh thôi. Họ không cho ra cái gì mới thì họ không thể tồn tại được. Em có nghe lỏm ở đâu đó rằng cái Signal-to-noise ratio ấy khi đã ở cái ngưỡng nào đó rồi mà muốn tăng con số đó lên chỉ 1 dB bác phải bỏ ra số tiền gấp đôi số tiền bác bỏ ra cho cái món hiện tại đang dùng. Em chả biết thật hư và cũng chả đủ dũng cảm để thử nghiệm câu nói ấy Thân ái. ps: Mà có dũng cảm thì cũng không đủ điều kiện... Mai em đi cướp nhà băng đây.
Cái sound card của tui hiện là 80dB. tui thấy mấy cái main đời mới của Giga thì soundonboard đã là 98dB rồi đó! Vậy 80dB là ngưỡng mà lên tiền phải gấp bội đúnghôn? Mình thấy có cái soundcard prodigy HD2 24 bít, dB lên tới 12dB thì phải. Tuy nhiên, cái này cũng chỉ là PCI. Sound USB của hãng này cũng chưa tới mức hơn con PCM này. Tui nghĩ có lẽ vấn đề lớn của DAC USB thì nguồn điện. Nếu xài USB thì chỉ có mỗi nguồn +5V. Tui có search opam NE534 và OPA2134 thì con OPA điện áp min để hoạt động là +-2.5V, còn NE5534 là +-3V. Vấn đề cuối cùng nữa là âm sắc mà thôi! Vì có nhiều sound card S/N rất cao nhưng đem test thì ai cũng đánh giá chỉ để chơi game.
hì hì, theo em biết một số máy mp3 cầm tay rẻ tiền cũng cho s/n đến trên 90dB đấy cái sound Emu 0202 cho ra output có s/n đến 112dB luôn nè. Cái Emu 0202 theo em biết vẫn chưa được cho là hàng khủng :? , quả Emu 0202 là món em đang thèm đây. Thôi em phải tập hài lòng với những gì mình có bác ạ. Ơ mà hình như bác có hiểu lầm về con số s/n rồi, con số s/n càng cao thì tín hiệu càng ít bị nhiễu ạ. Tức là số càng cao thì âm thanh cho ra càng "sạch". Theo em hiểu nôm na s/n là vặn công xuất lên đến con số (của bác là 80dB) trở lên thì mới nghe được nhiễu. Số càng cao thì vặn lên càng cao mới nghe nhiễu. Và theo ước đoán của em thì cái ngưỡng s/n em nghe nói ở vào khoảng 118 dB. Thế mà cái sound DiY của em theo datasheet con PCM2707 thì s/n của nó chỉ có 98 dB thôi, thế mà em vẫn không nghe nhiễu gì cả Em đoán mò thế thôi, có gì sai mong các bác sửa giúp em với.
Ậy nó không phải vậy đâu bác. Trên mặt lý thuyết tỉ số âm thanh so với tiếng ồn hay còn gọi là Signal-to-Noise Ratio (S/N) ~ 6*number of bit (dB). Tiếng ồn ở đây chủ yếu là tiếng ồn lượng hóa digital (quantization noise). - Với tiêu chuẩn âm thanh CD: 16 bit trên lý thuyết sẽ được S/N ~ 96 dB. Tuy nhiên thực tế là do bộ hoán đổi analog sang digital hoặc digital sang analog (ADC hoặc DAC) do 1 số lý do kỹ thuật thường không thể triệt để tận dụng những bit cuối cùng do những độ ồn khác gây ra nên thực tế với CD S/N = 90dB được coi là chuẩn của CD. Có 1 số hãng có bộ DAC tốt thì có thể kéo đến S/N = 94-95 dB. - Với tiêu chuẩn DVD-A, Blu-ray hoặc 1 số master có khi là 24 bit trên lý thuyết sẽ được S/N ~ 144 dB. Thực tế thì được từ 100 dB đến 125 dB vì lúc này phần mạch khuyếch đại analog sau phần hoán đổi DAC là có vấn đề vì S/N = 100dB đã là tương đương với 0.001% méo hài vì lúc này méo hài sẽ vượt trội độ ồn lượng hóa. Mà thiết kế dưới 0.001% cho mạch khuyếch đại analog không phải là truyện dễ nhất là cho đáp tuyến toàn giải tần từ 20Hz - 20kHz. Với những mạch preamp tube đơn giản không hồi tiếp thì truyện đạt độ méo hài dưới 0.001% gần như là không tưởng. Xin lỗi các Fan tube Vì thế với âm thanh 24bit các hãng thường chấm dứt ở ngưỡng S/N = 100 - 125 dB. Sở dĩ âm thanh 24 bit không phổ thông và chiềm xuông vì máy có công nghệ nghe được các đĩa này ví dụ như DVD-A thì đã có bản quyền trên thế giới nên anh Khựa không thể làm máy nghe DVD-A rẻ tiền. Ngay cả soundcard Creative Audigy 2ZS có trang bị phần mềm nghe được DVD-A nhưng cũng không cho trích tín hiệu digital ở đầu optical/digital ra vì mục đích chống copy. Đồng thời nhiều người có DAC mắc tiền mua thời CD nhưng vì kỹ thuật đã xưa không tương thích với 24bit/96kHz nên cũng không buồn bỏ tiền mua 1 cái DAC xịn mới để tương thích trong khi nguồn đĩa nhất là số lượng Album chưa đa dạng đủ cho họ chơi. Đĩa DVD-A gốc rất đắt mà dân chịu bỏ tiền ra chơi lại rất ít. Không rẻ, khó chơi hay copy, cộng thêm với không ham tường ưu điểm công nghệ của người tiêu dùng vì có nhiều người nghe tới chữ DVD (ở đây là DVD-Audio) là nghĩ ngay tới phim ... là lý do tất yếu để đi đến chỗ chìm xuồng. Tuy nhiên đây chỉ là nói đến vấn đề S/N mà đối với công nghệ digital còn 1 thông số đáng gờm và khó ăn là Jitter. Có thể nói đơn giản là Jitter là nhiễu ồn lân cận xuất hiện xung quanh tín hiệu chính (thường là giao động cách xa từ 1Hz - 100kHz) hay còn từ kỹ thuật khác là độ Ồn Pha do xung clock đến ADC hay DAC không ổn định. Cái này trên thông số kỹ thuật người ta tách rời giữa nó và độ ồn lượng hóa ra. Phần đông những soundcard rẻ tiền, CDP rẻ tiền, DVD rẻ tiền độ ồn pha còn vượt qua có khi từ 10 - 100 lần độ ồn lượng hóa và có khi vượt qua cả méo hài phần analog. Méo hài nhất là hài bậc chẵn của khuyếch đại Analog ví dụ như xuất phát từ preamp/power amp Tube ngay cả từ những thiết bị nghe từ băng từ tuy đôi khi rất cao nhưng tai nghe còn chấp nhận hoặc coi là "nhạc tính" Nhưng méo pha của Jitter nhất là giải tần số cao đôi khi tai nghe rất khó chịu. Và đương nhiên ồn lượng hóa ở phần S/N trên cũng do không phải là hài của âm thanh cũng làm cho lỗ tai 1 số người nghe khó chịu. Và sự khó chịu hay không nhận ra cũng tùy vào độ nhạy lỗ tai của mỗi cá nhân. Cũng bởi vì cái Jitter này và không được xử lý kỹ và được tách rời ra khỏi thông số kỹ thuật so với S/N của thiết bị âm thanh kỹ thuật digital nên rất nhiều thiết bị công nghệ digital đoi khi bị ngộ nhận là âm thanh khô hay chua so với công nghệ Analog nguyên do là các hãng không cần phải xử lý Jitter triệt để vì sẽ rất mắc tiền và thiết bị đo cũng rất mắc. Nhiều người thâu từ CD vào băng cối và bẩu hay là vì họ vô tình hay chủ ý dùng tiếng ồn băng từ để phủ cái ồn pha hoặc/và độ ồn lượng hóa của digital. Đây là chưa kể việc thâu vào băng từ tạo ra thêm méo hài do băng từ gây ra để cho âm thanh thêm "nhạc tính" vì các âm thanh tự nhiên (không xuất phát từ 1 số âm thanh điện tử như Synthesizer tổng hợp từ sóng vuông tuy có chứa hài nhưng chỉ hài bậc lẻ...) đều thường có chứa hài nhất định nào đó nhất là hài bậc chẵn. Tất nhiên điều này là sự mô phỏng và làm sai nguyên tác âm thanh bảng gốc và đôi khi mất luôn tính chi tiết của âm thanh cộng với 1 số ưu điểm của công nghệ digital đem cho. Đây là chưa kể việc thêm hài bản gốc làm sai luôn âm thanh đặc trưng của nhạc cụ hay giọng hát mà tác giả bản gốc chủ đích lúc mix nhạc. Nhiều phòng thâu có trang bị thiết bị gọi là Vocal Harmonizer (hài hóa giọng ca) lúc thâu vocal để cho âm thanh hát được cảm giác ấm và đầy. Nhiều phần mềm máy tính mô phỏng âm thanh băng cối hay đĩa than cũng áp dụng tương tự là thêm tiếng ồn để giảm S/N như băng cối và đĩa than và thêm méo hài. Sản phẩm nghệ thuật và lý giải khoa học luôn đi liền với nhau và đều có giải thích thích hợp (nếu muốn đầu tư tìm hiểu, phân tích và ngay cả muốn nghe) chứ không tách rời như nhiều người nghĩ. Nếu gộp thông số của kỹ thuật digital đã trình bày phần trên (tất nhiên còn 1 số thông số kỹ thuật khác chưa bàn đến) thì theo thiển ý của Dzê em là lượng Jitter phải "nhỏ hơn" S/N lượng hóa, và S/N lượng hóa phải "nhỏ hơn hoặc bằng" méo hài thì công nghệ digital mới được vẹn toàn. Khổ nỗi Jitter là cái mắc nhất và cũng là khó xử lý và khó đo nhất rứa mới kẹt Không biết các bác có để ý là những DAC tương thích với 24bit/96kHz hoặc 24bit/192kHz thường ít thấy DAC tube mà hầu hết là bán dẫn là vì nếu bỏ mạch tube với mạch pre đơn giản vô sẽ cho méo hài khó xuống tới 0.001% thì đi toong cái thông số S/N=100 dB lúc này những người hiểu về công nghệ lại bẩu hãng sx DAC lập lòe. Ậy hãng nó cũng khôn lắm là ngoài thông số S/N nó còn có thông số Total Harmonics Distortion (THD) nên người tiêu dùng nếu không am tường vẫn bì dụ như thường. Cá nhân Dzê em thấy khá nhiều đồ chơi digital có thông số THD vượt qua 10-100 lần thông số S/N đấy . Còn Jitter thì ... ít khi cho biết thông số lượng và chất
Bác Dzetronic cho tôi hỏi thêm là hai vấn đề ồn bác đề cập đến nó ảnh hưởng cụ thể đến âm thanh như thế nào, chất âm trong từng trường hợp sẽ thể hiện như thế nào ? Vì hiện nay cái đầu Sony XA3-esd của tôi nghe thì chi tiết rất tốt nhưng hơi chua, sáng tiếng...nên tôi tò mò muốn biết có phải do 2 vấn đề bác đề cập nó ảnh hưởng không ? Xin cảm ơn bác trước. Thân.
Như em đã bàn trước là đồ ồn lượng hóa và ngay cả Jitter là độ ồn có tính ngẫu nhiên và mật độ phân phối rất bất định đã vậy lại khá thấp so với tín hiệu chính nên việc cảm nhận được hay không, nhiều ít và tính chất như thế nào nó phụ thuộc vào rất nhiều từng cá nhân vì mỗi cá nhân có sự thính tai và tính cộng hưởng của màng nhĩ cũng khác nhau. Nên với cùng 1 định chất và lượng Jitter hay độ ồn lượng hóa đó hay có thể nói cùng 1 DAC hay 1 CDP đó mỗi cá nhân có thể cảm nhận âm thanh khác nhau. Với DAC hay CDP và thiết bị nghe digital khác ngoài những thứ như Jitter, độ ồn lượng hóa; ảnh hưởng đến âm thanh còn có thêm do bản thân phần DAC, độ ồn và méo hài của phần Analog sau phần DAC, nhiễu ồn từ bộ nguồn cấp điện, và ngay cả xung nhiễu của clock digital xâm nhập vô phần Analog khi clock digital được nâng từ bộ phần của tần số clock thấp hơn. Trong trường hợp cái CDP Sony của bác thì có thể khoanh vùng phần nào làm âm thanh bác không thích. Ta có thể thử 2 cách: 1- Nếu bác mượn 1 cái DAC rời ngoài cắm vào lỗ Optical/Digital của cái Sony của bác và cho âm thanh bác thích thì khiêm tốn nói là phần DAC và phần Analog của cái Sony làm âm thanh bác không thích. Trong trường hợp thay DAC rời này thì cái Jitter chỉ là 1 phần nhưng không phải tất cả vì cái DAC rời ở ngoài thì phần clock của nó vẫn là nô lệ (Slave) của cái clock chính (Master) trong cái CDP. Đây cũng là lý do chính mà tại sao DAC rời giống nhau mà bỏ vô phần cơ có ngõ ra Optical/Digital khác nhau mà vẫn cho âm thanh khác nhau là vậy. 2- Dùng cái CDP Sony và vẫn lấy ngõ ra như bình thường nhưng qua 1 cục preamp tube méo 1 chút ví dụ như pre Tube dùng 2 cây 6SN7 mắc song song chạy với nguồn cao thế thấp dưới 100V mà thấy âm thanh ấm hơn hoặc thích hơn (có thể mất đi 1 số chi tiết) thì chứng tỏ bác thích hay hợp với âm thanh có nhiều méo hài. Đến lúc này thì bác có thể dùng 1 cái preamp thiết kế riêng như vậy cho chính mình nghe là ổn. Nhiều người thiết kế DAC bỏ thêm mạch tube vào phần Analog là chủ yếu lấy âm thanh méo hài đặc trưng của khuyếch đại Tube.
tui mới tìm ra chỗ bán dac 24 bit nhưng xài usb nè! http://styleaudio.typepad.com/styleaudi ... ction.html xài con pcm2707 để nhận dữ liệu từ máy tính. DAC là pcm1793. Tui có thắc mắc là pcm2707 được dùng làm s/pdif, như vậy thì nó có thể chuyển được bao nhiêu? 16 bit hay 24 bít? Nếu làm dac thì nó chỉ có thể 16 bit mà thôi! Cái này xài opa2134/2634. Không hiểu sao mà chạy được với nguồn usb. Nó cũng nói là có thể chạy 0 cần nguồn ngoài, tuy nhiên để tránh trường hợp nguồn usb yếu thì nó cũng làm thêm nguồn ngoài. Theo tui biết thì gần như mọi opamp đều có thể dùng với nguồn đơn nhưng như vậy thì nhiễu của nguồn mình đưa vô 1 đầu rồi! Còn điện áp thì tui nghĩ là dùng mạch tạo xung, rồi chỉnh lưu nhân 2, nhân 3 là xong. À! hay là dùng biến áp? nếu vậy thì vẫn có thể tạo nguồn đôi! Nếu theo hướng này thì cái dac mình có còn nhỏ gọn hôn trời?
Bác Dztronic ơi, bác có nghiên cứu một số loại đầu CD mới có DAC 24/192KHz không bác? em nhờ bác giải thích hộ em loại kỹ thuật upsampling 24/192 này. Em thấy những đầu châu âu loại mới đều dùng kỹ thuật này như Audio Analogue Paganini, Prime,...Hầu hết mạch rất đơn giản và dùng 1 con chip để upsampling, có loại còn dùng software nạp vào chip. Những CDP loại này có bền không bác? có nên mua không? rất nhiều câu hỏi nhờ bác giải đáp.
tui có đọc ở 1 forum singapo thì tụi nó chê dac usb. Nói là cái usb-->spdif sẽ làm giảm chất lượng. Tui thấy cũng 0 thuyết phục lắm! Mà nghĩ vấn đề như anh Dz nói.! Chắc là do cái jitter, và lại là vấn đề về đồng hồ. Vậy mình làm cái này tốt thì vẫn OK. Cái DAC usb mà trên kia bán nói là có xài vxco gì đó! Cái đó chắc là OK. Gần đây, tui có search thử dac usb thì mới biết ở audioworkshop.hk có bán. Thấy giá cũng rẻ! DAC usb với TDA1541 mà cỡ 1tr2. Có điều hình như phải mua 10 bộ! Vậy chắc mọi người cùng mua là xong! :mrgreen: Mấy tuần tìm hiểu về DAC thấy nhiều vấn đề cần học thêm quá! Nên tui có lẽ là mua thử 1 dac usb sieuthiav bán rồi xài đỡ! Rồi tập trung vô pre-amply với amply mà thôi!