Em đang tiến hành layout mạch PCM 2706 và dùng PCM1792 để làm DAC. Tầng ra của DAC em dùng 1 con OPA4134 để chuyển I/V sau đó cho vào INA2137 để chuyển từ Diferential Line thành Common line . Bác nào có nhã hứng muốn thử sự kết hợp của 2 em này thì cùng làm nhé. Mai em sẽ port Schematic lên nhé.
Hôm nay em đã đo thử clock của mạch USB DAC dùng con PCM2704 xem có chính xác là 12Mhz không? Khi lắp em đã dùng 2 tụ 27pF tại mạch dao động mà không biết có đúng không vì trong datasheet bảo rằng trị số tụ này tùy thuộc vào loại thạch anh, mà thạch anh mua ở Nhật tảo thì chẳng biết sai số ra sao? Nếu đấu thẳng máy đo tần số hay Oscilloscope vào chân XTO thì chắc chắn là tần số dao động sẽ bị ảnh hưởng, không còn như lúc dao động tự do nữa nên em chợt nảy ra ý nghĩ sao mình không dùng cái máy bộ đàm sóng ngắn để thu tần số dao động này nhờ một sợi dây ngắn để gần cái USB DAC này như là 1 cái anten thu tín hiệu này. Cái máy em dùng là Icom IC-732, đặt ở mode thu CW-Narrow nghĩa là thu tín hiệu Morse băng thông hẹp khoảng 250Hz, chỉnh tần số thu 12.000.00 tức là 12Mhz với độ chính xác đến 10Hz. Kết quả là chả thu được gì, em bèn chỉnh tần số thu lệch đi thì nghe được tín hiệu lớn nhất ở tần số 12.99899Mhz. Như vậy là tụ 27pF trong mạch dao động là hơi lớn nên tần số bị giảm đi gần 3Khz. Em bèn thay tụ 27pF tại chân XTI bằng 1 tụ tinh chỉnh. Lúc này máy thu để đúng 12.00000Mhz, vừa xem đồng hồ đo mức tín hiệu vừa chỉnh tụ xoay cho đến khi kim đồng hồ lên đến cực đại thì thôi. Thử chỉnh tần số máy thu lệch đi thì rõ ràng mức tín hiệu đều giảm chứng tỏ tần số dao động lúc này chính xác là 12Mhz (máy thu của em có chỉnh tần số theo đài phát tần số chuẩn WWV ở 10Mhz). Kế tiếp là thử nghe lại chất lượng giải mã của cái USB DAC. Với headphone thì nghe như nhau nhưng khi cắm qua ampli thì nghe tốt hơn nhiều. Trước đây, nghe qua ampli thì thật là chán vì dải cao yếu hẳn, mà dải thấp lại trội hơn nên nghe cứ ồm ồm. Nay thì nghe đã đồng đều hơn nhiều, chi tiết rất tốt. Như vậy chứng tỏ clock trong hệ thống DAC là cực kỳ quan trọng. Mặc dù datasheet cho phép clock có sai số đến +- 6Khz nhưng chắc là chỉ để chip còn hoạt động được thôi chứ chất lượng âm thanh đã kém đi nhiều.
Bác có thể phân tích kĩ hơn về mạch dao động thạch anh này được không ạ. Như là vì sao gắn tụ to hơn thì tần số lại tăng hay gắn tụ nhỏ thì tần số giảm (hoặc ngược lại). @thuongshoo: bác cho chân nguồn usb 5v+ đi qua một cuộn cảm ít vòng có lõi ferrite trước khi tiếp xúc bất cứ món trở, tụ nào trong mạch là tạm ổn, và được thì thêm ngay sau đó một mớ mắt lọc bằng tụ hóa, kẹo kéo, vuông... từ 100uF rồi đến 104, 103, 102 (loại 1kv thì tốt hơn). bảo đảm hết bị nhiễu điện. Cái của em hết bị nhiễu điện khi tắt bật đèn quạt rồi đấy. Cái cuộn cảm lõi ferrite ấy giống như cái cục đen đen góc dưới bên trái hình bên dưới. Hoặc bác dùng lõi ferrite xuyến nhỏ xíu (hay có trong mấy bộ nguồn máy tính, loại nguồn máy bộ thì hay có hơn) tháo dây ra rồi quấn vài vòng dây vào đấy rồi sử dụng cũng tốt ạ. ps: em mượn hình của bác minhtriet ạ.
Chỗ em đánh dấu mầu đỏ, em nghi có vấn đề gì đó tần số 12.99899Mhz-12MHz nghĩa là sai lệch gần 1MHz. Như vậy thì PCM ko chạy được chứ. Để đo tần số bác cứ cắm thẳng Occilo vào chân XTI, tần số không bị sai lệch gì cả vì trở kháng của Occilo rất lớn và dung kháng lại nhỏ(Em vẫn làm vậy) tuy nhiên tần số không bao giờ đạt 12MHz tuyệt đối mà vẫn sai số 1->2KHz (do thạch anh). Thạch anh ngoài chợ thì em vẫn dùng tụ 22pF (Lấy khoảng giữa giá trị của datasheet). Em đã dùng máy phát xung (chính xác đến 0.1Hz) để đưa vào chân XTI nhưng kết quả không cải thiện nhiều(có thể ampli và loa ko thể hiện được cái cải thiện của nó). Mong các bác cho ý kiến thêm. Tần số dao động là 1 phần rất quan trọng trong Digital
Ở đây bị nhầm tí: tụ to thì tần số giảm, tụ nhỏ thì tần số tăng chứ. Cái này thì trong bất kỳ mạch cộng hưởng nào cũng vậy. Em xài tụ 27pF thì tần số giảm 3Khz nên nếu xài tụ 22pF thì tần số có lẽ đúng hơn. Chổ này em nhầm 11.99899Mhz chứ không phải 12.99899Mhz, xin lổi các Bác nhé. Ngoài ra, mặc dù trở kháng vào của Oscilloscope là 1Mohm nhưng còn có điện dung ký sinh của cáp đo (1Mohm // 30pF) nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thông số của mạch dao động, đó là chưa nói đến việc đưa 1 sợi đây đến gần con thạch anh dao động là đã có ảnh hưởng đến tần số dao dộng rồi đó. Nếu Bác đo ở chân XTO thì còn đở chứ nếu kẹp que đo vào chân XTI thì tần số bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi đo tần số, em phải để dây anten cách mạch dao dộng 10cm, khi em thử đưa tay lại gần thạch anh dao động (chưa chạm vào mạch) thì tần số đã bị thay đổi đi đáng kể. Như vậy khi Bác gắn que đo của Oscilloscope vào chân XTI thì tần số đã bị thay đổi nghiêm trọng rồi. Khi dùng XO 4 chân, cái vỏ của con này có tác dụng chống lại các điện dung ký sinh xung quanh, ổn định nhiệt và có các tầng đệm nên tác dụng tốt hơn nhiều. Nhưng cũng phải chú ý ở đây, các con XO 4 chân thì thường có chân số 1 để trống. Chân này có tác dụng tinh chỉnh tần số dao động của con XO bằng cách đưa 1 điện áp vào đó thường là qua 1 chiết áp nối lên nguồn. Nếu ta để hở chân này thì không chắc là tần số dao dộng ra chính xác như in trên mặt con XO này đâu.
OK đồng ý với bác là tần số dao động không chính xác sẽ làm ảnh hưởng đến chất âm. Tuy nhiên để kiểm chứng bác thử làm 1 test nhỏ sau: Khi đã cân chỉnh đc tần số chuẩn (âm thanh ra ngon hơn), cho mạch chạy và bác để tay vào thạch anh làm cho tần số sai đi xem chất âm có thay đổi nhiều không. Em vừa vẽ xong schematic cho mạch USB_DAC port lên mong các bác đóng góp để em layout. Hình vẽ có vẻ hơi mờ mong các bác thông cảm
Oái Em 2706 này có cổng I2S out à ? Nếu vậy thì tiện quá : tông thẳng vào TDA154x huyền thoại của Philips.
Có I2S bác ạ. Bác tống thử xem thế nào nhé. Em chưa có TDA nên chưa thử được, dòng PCM179x thì em đủ cả, bác nào có mạch mà cần mấy con PCM thì cứ PM cho em
Hay quá em có I2S rùi, lúc nào pác xong PCb và hàn IC thì cho em thử phát nhé, em xin hứa nếu thử chạy xong em sẽ kêu thật to hix hix
Vâng chắc chắn khi xong em sẽ báo bác rồi. Về mạch nguyên lý em đang phân vân liệu bộ lọc tương tự sau PCM1792 đã ổn chưa.Em mới chỉ dùng 1 tầng lọc không biết có ổn không. Về phần số thì có 1 vấn đề là con PCM2706 thì phát 16bit còn con PCM1792 nhận lại là 24bit vậy có nhận được không. Bác nào đã set cho 1792 chạy chế độ 16bit I2S chưa, cho em lời khuyên nhé. Con này mà chạy chắc em cũng nhảy lên mà Ơ RÊ CA.. mất
@minhtriet: à! vậy hả? vậy thì bó tay rồi! tui xài con pcm2707. @1403: ý bạn nói là cái cục màu đen có số 331 hả? tui tính chơi 1 tụ dầu vô nhưng chưa làm được nè!
mình thấy bạn xài con avr gì đó! theo mình nếu dùng v đk thì có lẽ 0 xài pcm2706 chi nữa! dùng con v đk nhận dữ liệu từ pc theo đường usb, rồi chuyển thành dạng gì đó mà pcm17XX cần. Hình như trên site audiodesignguide cũng làm! có điều lập trình usb HID audio oải. Bạn tìm hiểu thêm người ta có cho sourrce hôn nhe! Mình chỉ có ý như vậy thôi! Chứ cũng chưa tìm hiểu kỹ :mrgreen: mình đã tìm ra con v đk hỗ trợ usb high speed rồi! AT76C713 và LPC2888. Ta sẽ lập trình USB HID audio. Ớn là cái này
Bác dùng con PIC 18F2550 (28-pin) hoặc 18F4550 (40-pin) để giao tiếp hi-speed USB. Về lập trình HID audio bác có thể tham khảo ví dụ isousb trong bộ Microsoft WinDDK (WinDDK được download miễn phí tại http://www.microsoft.com/whdc/resources/downloads.mspx).
Hic, em dùng AVR chỉ để lập trình chế độ hoạt động cho PCM1792 thôi chứ nếu em lập trình để giao tiếp USB được thì không cấn dùng PCM gì hết. Vì con PCM1792 chế độ mặc định của nó là 24bit I2S nên phải can thiệp vào thanh ghi bên trong để set lại thành 16bit I2S. Hehe em làm lần đầu nên phải làm vậy, nhỡ ra 1792 là 24bit I2S ko nhận đc 2706 là 16 bit thì bỏ luôn
Bác ạ con 331 là cuộn cảm 330uH chứ có liên quan gì đến tụ đâu. Cuộn cảm này có tác dụng lọc nhiễu ở tần số cao (nhiễu khi bác đóng điện chẳng hạn)
Các bác cho em hỏi con PCM2707 làm USB DAC thì khi cắm vào máy tính có cần cài driver cho nó ko ? Sao cái USB DAC của em khi cắm vào nó báo là đã nhận nhưng chưa được cài driver, nó nằm ở list unknow component , Win Vista các bác ợ .
con pic đó chỉ được full-speed thôi! Còn DDJ đó chỉ là driver ở phía host. Cái đó thì nếu xài HID thì khỏi viết Cảm ơn bạn! Mình đã thêm 1 tụ dầu vô rồi! Chất lượng âm thanh hình như 0 tăng! Tuy nhiên, nhờ dịp này phát hiện ra chân B sò công suất mình hàn ẩu. Dây lỏng nên hát rào rào :lol: thực sự thì vụ thêm cuộn dây hơi khó! do cái này là tui mua chứ 0 phải là tự làm! MÀ sieuthiav chơi công nghệ pcb đẹp lắm! thiệt tình chưa biết làm sao để thêm cuộn dây mà 0 làm hư pcb vàng ngọc đó nhe! điện trở dán, ic chân nhỏ xíu mà hàn đẹp lắm!
Ở phần nguồn này mình cũng không cần cho cuộn cảm mà vẫn chưa thấy bị nhiễu gì. Tuy nhiên theo lý thuyết thì có cuộn cảm là tốt hơn. Bản USB DAC mới em sẽ cho cuộn cảm vào. Em layout sắp xong bản DAC này rồi nhưng vẫn phân vân phần lọc Analog sau 1792 không biết đã ổn chưa. Mong các bác đóng góp ý kiến
nhiễu thì 0 nhiễu nhưng khả năng chống nhiễu yếu. Tắt mở đèn, quạt thì DAC ngưng hoạt động/hoạt động trở lại đó!
OK vấn đề này chắc chắn em sẽ giải quyết được ở phiên bản tới, có cuộn cảm và tụ chống nhiễu. Các bác có ý kiến gì cứ cho em thêm nhé. Cảm ơn các bác
Hehe sau 1 vài hôm không thấy bác nào có ý kiến, em quyết định layout và hình thù của mạch in bắt đầu hình thành. Em port sơ đồ layout mong các bác tiếp tục review cho em nhé
a ha! chúc mừng nhe! về vụ chống nhiễu thì hiện tại đã mấy bữa rồi! Chắc là thành công! tui hiện có xài 1 tụ dầu besure 33uF, giá hình như 6ng, song song với 1 tụ kẹo 102 và 1 tụ kẹo 103. Tui đã để quạt máy số 3, rồi tắt mở. Thử để gần ổ điện, tui cắm/rút amply, điện xẹt tứ tung mà DAC vẫn chạy Vậy là xong nhe! Mình có ý: anhdt nên chụp màn hình rồi lưu thành PNG liền! Nếu vậy thì kích thước file vẫn nhỏ mà chất lượng đảm bảo là hơn JPEG. Đừng chuyển từ JPEG qua PNG, sẽ 0 tốt!