Bác đang nói với chiên da về cắt chặt đó :lol: Nếu muốn không nghe tiếng um thì tốt nhất là không nên sài bass drivers nữa thì tự dưng sẽ không thấy :lol: Nếu bác sài nó ở ngưỡng đó em nghĩ là bác hơi bị Giàu có đấy
- E làm bậy bạ không giống ai vậy thôi ấy mà. Đâu dám nói chuyện với bác, với các chuyên gia này nọ đâu . - Nếu không muốn nghe tiếng chói của treble thì bỏ 077 đi ư ? - Còn vấn đề giầu có thì xin bác nhé. Đừng ... Thú vui âm thanh, dám nghĩ dám làm, may ra được ưng cái bụng mình và thằng bạn là tốt rồi. hề hề ....
Chào Bác chủ, Bác có thử cối xay LP cho hệ thống loa này không? Hay chỉ chơi CDP thôi? Nếu chỉ chơi CDP thì E không bàn đến nữa ah, vì có thể sẽ chơi tốt với CDP. Nhưng với LP thì E không nghĩ là nó có thể chơi hay được.vd... ( dịu ,ngọt, hòa quyện toàn giải với nhau, mở, chi tiết không rối dính, hay gắt ở những lúc cao trào nhanh mạnh :?: Mong Bác chủ cho vài nhận xét phản hồi về em nó ạ... Kính! Hipster05
Chỉ chơi bằng cdp Esoteric X1S thôi ạ. (Chất âm : khá chi tiết, thiên sáng, gai gai) Đã gom được 100 cái LP cũ, nhưng chưa làm người tử tế được vì chưa có cối xay :mrgreen: @ Benngu : Nếu chơi phân tầng chủ động, bác thử thay power đánh treble bằng power bóng 6L6 pp của Luxman (Luxkit). Phú nó mua EL84 pp tiếng cũng hơi rát, nhưng khi thay bằng power 6L6 pp Luxkit của e thì rất dịu ạ. Kèn chỉ là thêm mắm muối chút ít thôi . Khi thử bằng đầu Onkyo 999 (khá gấu của thời tiền sử, sánh cùng thời Marantz CD7), thì El84 lại hợp hơn so với Luxkit :lol: Trung
Vâng, ưu điểm của LP nếu làm tốt phần cối xay, kim, cần thì nghe rất mộc mạc, trung thực và êm dịu ngọt đúng với analog, nhược điểm là nguồn đĩa LP không được quá phổ biến nhất là về mảng nhạc Việt, và luôn đắt hơn gấp nhiều lần so với Cd trên cùng album hay nổi tiếng. Vậy nên khi nghe một định dạng là horn-system thì không kém phần phức tạp vẫn là vấn đề nguồn phát tín hiệu analog hay đơn giản hơn chút là digital...cái này tùy vào sở thích cá nhân cũng như gu nhạc lựa chọn để nghe.v...v...với analog sẽ phê hơn nhiều và nó sẽ bộc nộ hết ưu, khuyết của dàn máy và cặp loa. Kính, Hipster05
Trong dàn 3 đường e dùng cái D/A Sonic Frontiers SFD-2 analog đó bác (cục nhựa đường trong ruột máy đề đầy chữ như vậy), cũng đem qua thử chút đỉnh ở 4 đường để tìm hiểu dàn máy rồi ạ. Hôm qua được nghe dàn máy loa toàn dải, đầu phát Nakamichi 1000 đầu bảng luôn, chất âm mộc mạc, dầy nhưng rõ. (Đã có 5 cột chân voi châu Phi sau máy nhé). Chủ cho nghe những bài hát nhạc ngoại quen thuộc thập kỷ 60, 70 ... E cũng mê cối xay từ ngày được nghe ở dàn loa kèn Goto hai năm trước cơ ! được nghe so sánh Norah Jones Come Away With Me LP và cdp ...Nhưng còn phải chờ thời ... bác ạ Thân ái
Em cũng khoái dàn kèn go to nhưng giá chát quá = cả căn nhà của em hiện tại...thôi để ước mơ như thế vậy....hihi
Em mở ngoặc ở đây : Tại sao người ta chơi 3, 4, 5 ... đường tiếng ? Cầu kỳ thế ? Nói về bản thân e nhé : Đầu tiên, e chơi toàn giải (ẹ thôi) sau đó + thêm bass, rồi thêm treble. Nhưng có thể do e chuối về phân tầng thụ động nên cũng chẳng hay ho gì :mrgreen: Cộng thêm nâng cấp driver, từ Fostex lên Altec nên e chuyển qua chơi chủ động . Một đường tiếng thì thiếu trên hụt dưới, hai đường (thêm bass) vẫn thiếu trên, nên phải thêm treble . Lúc này, tai nghe lên một chút và đi nghe nhiều nên có thêm kinh nghiệm về nghe . Chơi thụ động dùng có 1 power nên đỡ phiền hà về nhiều thứ, nhưng có một khuyết điểm : Khi cao trào tiếng bass đánh đùng đùng, loa bass hút năng lương đột ngột bất ngờ . Khi đó nếu power không mạnh sẽ không kéo nổi loa bass (lớn nhất trong đám loa), kéo theo loa mid, và treble cũng sẽ xìu theo. Nếu power dư lực, sẽ kéo tốt loa bass, đồng thời cũng kéo(quá) tốt loa mid, treble . - Lại có một vấn đề đặt ra là thí dụ power 50w kéo dư cho một cặp loa 3 đường có loa bass là 4 tấc, cũng power ấy áp lên loa mid, loa treble (nhỏ hơn = công suất yêu cầu cũng nhỏ hơn) thì tiếng mid, treble đó có hay không ? (dao mổ bò đem giết gà). - Đặt trường hợp power là 15w, mid sẽ hợp với power này, nhưng bass sẽ yếu, lùng bùng . Vậy nên mới có chuyện chơi chủ động đánh từng power cho mỗi loa tương ứng với công suất yêu cầu. Trong dàn 3 đường, e dùng : bass 60-70w/ch, mid ~ 2w, treble ~30w. Tại sao chơi 4 đường ? Ba đường đã tương đối đầy đủ cho toàn dải âm thanh của bài nhac. Nhưng người ta lại vẽ ra thêm một đường nữa để đáp ứng cho phần mid low và bass hay hơn. Trong 3 đường tiếng, phần mid low nếu dùng củ bass là 3 tấc thì không có chuyện gì (chỉ tội cái nền của âm trầm không tốt, không sâu lắng thôi ) Nhưng khi dùng bass 4 tấc (cũng trong 3 đường) mid low sẽ quá dầy, sẽ không chạy nhanh, và mid low dễ dính chùm. Người ta muốn có "nốt" ở phần mid low này cơ ! Nên các nhà làm loa đài này mới dụ khách hàng bằng cách sản xuất ra những phân tần chủ động, nhằm vào đối tượng thích táy máy, nghịch ngợm (như e !). Bởi muốn phần mid low này có "nốt", driver càng nhanh càng tốt. Và bass ở 4 đường, thì nhà sản xuất cho phép cắt từ dưới 30Hz trở xuống (Pioneer D23 nếu e nhớ không lầm: 30, 50, 80, 100, ...mai e xem lại nhé!) Đấy , cái chính của phân tần chủ động 4 đường nhắm vào phần mid low đấy. Có gì sai sót, các bác bổ xung, chỉnh sửa nhé. Thân ái
Để em hộ bác một tay Low (High Cut), Mid Low (Low Cut) 63,80,100,125,160,200,250,320,400,500,630 Hz Mid Low (High Cut), Mid High (Low Cut): 320,400 , 500,630,800,1 k, 1.25K, 1.6K, 2K, 2.5k, 3.5kHz High Mid (High Cut), High (Low Cut): 1.6K, 2K, 2.5k, 3.2K, 4K, 5K, 6k, 8k, 10k, 12.5k, 16kHz
Bác nói hay quá, em đang muốn chơi 4 đường mà sợ ko đủ sức. Nếu em chơi 3 đường midlow ..treble passive crossover còn low bass dùng amp riêng qua active crossover ( như JbL 4350) thì vẫn tốt bác nhỉ
Em không nghĩ vậy ? Lúc này problem sẽ rơi vào Midlow vì sẽ dính low frequency khả năng control sẽ giảm thiểu mặcduf không lộ rõ như LPs
Hihihi Em nói vui nhưng bác lại hiểu Tám chơi thôi bác. còn hơn thua gì đâu mà giàu nghèo chi cho mệt đầu. còn em chỉ nghĩ là bác đừng vì cái dàn Go-to to tướng đó mà cứ dứ dứ em Dù là cái gì gì đi chăng nữa thì setup quan trọng hơn tiền bạc đó bác.nếu setup dở thì nghe Altec còn khoái hơn nhìu ví dụ vậy. chúc bác sớm hoàn thành như mong ước 8)
Thùng Onken vì đường thoát hơi quá rộng, nên phần bass sâu không thể hiện được. E bổ xung, sửa đổi để Onken Ngẫu Hứng có thể đảm nhận tốt khi cắt xuống 80Hz, hay thấp hơn nữa bằng cái này đây ạ Hình vẽ một bên khe thoát của thùng Onken (cũng tập vẽ :mrgreen: ) Hôm nay mật mí : Mũi tên chỉ hướng thoát của hơi ...
Vậy là bác "túm nó lại" trông giống cái horn ngược nhỉ, giới hạn bớt diện tích lỗ thoát hơi. Trong hình chụp không rõ những đố gỗ đó chiếm toàn bộ bề dày của đường hông đúng không bác?
Vâng , đúng là cái horn ngược, nhưng ở trên và dưới miệng horn ngược đó, e để lại một khoảng ngay đầu nẹp đo lên trên vách trên thùng loa là 7cm (dưới cũng 7cm như thế).
Nếu setup altec dở thì nghe dàn onkyo khoái hơn nhiu Nếu setup dàn onkyo dở thì nghe dàn Tiến Đạt khoái hơn nhiu Nếu Setup dàn TĐ dở thì sao nhờ ??? Nếu... Nếu... ....... Ví dụ vậy Em ù té........... chạy :lol:
Hôm nay đọc lại bài của duca, nên thấy hôm trước e trả lời thiếu nay nói thêm : - Túm nó lại để tạo độ nén trước khi hơi thoát ra ngoài . Tuy vậy vẫn trừ hao trên dưới để phòng bị ngộp - Trong hình chụp : khe thoát hơi rộng 30mm, mình dùng nẹp gỗ dầy 18mm x 30mm. Có nghĩa cái nẹp đó vừa khít khe đó bác
Vâng, em hiểu rồi ạ, túm lại như sau: - Thùng loa với đường thoát hơi dạng kèn nên không có vách chặn, không có sự phản dội. - Thành loa những vách chịu lực được gia cường/triệt rung bằng cát. - Cac ống thoát hơi được túm lại dạng horn ngược tạo độ nén trước khi thoát ra ngoài qua 3 lỗ thoát với diện tích khoảng 30mm x 70 mm.
Hôm nay ngứa tay đem thùng loa 3 đường ra nghịch : Từ thùng loa 3 đường, e làm thùng bass cho 4 đường . Và ngược lại, rút kinh nghiệm từ thùng 4 đường, e hoàn thiện thùng 3 đường . Đây là một dạng nén hơi trong thùng loa, cho tiếng bass rất đạt . Horn 20 lỗ ngược đời :
Theo yêu cầu của vài bác, hôm nay xin trình diện các bác cặp kèn một cách chi tiết . Đây là bản vẽ :mrgreen: ) chữ đen đậm là chiều dài horn tính từ miệng kèn, chữ viết tay kế bên là độ mở của kèn tại điểm đó, chữ kế nữa là độ dầy của ván. Thí dụ hàng thứ 3 từ trên xuống : 90mm là chiều dài kèn tính từ miệng kèn đến điểm đó 175mm là độ mở của kèn 53mm là độ dầy của thịt kèn (gỗ)
Hình thực tế nó như thế này : gồm một cái horn gỗ và một cục nối giữa horn gỗ và driver, gọi là adaptor gì gì đó !