Xin phép bác chủ thớt bàn chuyện ngoài lề một tý. Dạ em biết không phải màng loa bé là nó ít méo, mà do cấu tạo của nó là : Nam trâm lớn và khoẻ + màng loa bé( đáp ứng nhanh đô nhạy cao ) Chất liệu làm mang loa cũng rất đặc biệt. và yếu tố kỹ thuật khác nữa. Lên củ loa kèn chế tạo tốt có đặc điểm - nam châm lớn và khoẻ ( gấp đôi loa thường )độ nhạy cao, méo ít. Em chỉ biết vậy thôi mong bác chỉ giáo.
Phân tầng chủ động 3 đường tiếng : ráp nối theo thứ tự : - Đầu cdp (bao gồm cả Cơ + DA, đầu đĩa than, casette...) - Pre Amp - X-cross - 3 cái power - Loa 3 cái cho ba giải bass, mid, treble Đầu cdp cấp tín hiệu cho pre, khuyếch đại thêm một chút, được đưa sang x-cross. x-cross có nhiệm vụ chia tín hiệu theo độ cắt ta chỉnh . tín hiệu bass được đưa sang power đánh loa bass . Tín hiệu mid được đưa sang một power đánh mid. Và tín hiệu dải tần treble được đưa sang một power khác để đánh loa treble. Phân tần chủ động khác với phân tần thụ động ở chỗ tín hiệu được được tách tần số riêng cho mỗi power đánh mỗi loa tương ứng . Có nghĩa bộ phân tần nằm trước power, còn ở thụ động, bộ phân tần ở sau power. Thụ đông chỉ cần 1 power, chủ động cần 3 power (tùy theo bao nhiêu đường tiếng mà bấy nhiêu power) Trong phân tần chủ động phải có pre. Volume ở pre là volume tổng, còn ở power, nếu power có volume thì nên vặn tối đa (xem như không có volume ở power) tránh tín hệu đi qua volume (là điện trở có thể gây cản trở xấu cho tín hiệu) Volume trong x-cross dùng để chỉnh lớn nhỏ cho cân bằng âm thanh của 3 dải đối với các power Thí dụ cụ thể dàn máy của mình như sau : Bass mình dùng power GM70 PP, 70W/ch, mình để volume đánh bass Altec 416-8B là 3h chiều Mid mình dùng power 6B4G SE 2W (xuất âm, nguồn WE đấy nhé :lol: ) đánh mid Altec 291-16H là 8h sáng Treble mình dùng 6L6 PP 30W (nguồn, xuất âm Lux) đánh treble JBL 077 mình để ở 9h sáng (cái này gọi là dao mổ lợn giết gà !), còn độ dốc slope mình cứ 12 mình chơi (trung bình) Dây tín hiệu thì cứ tốt (và hợp nữa) thì để ở trên, sau đó xuống dưới, nhưng phải chú ý chất âm để ghép Từ cơ, mình dùng dây digital Purist (mắc tiền nhất) đến DAC. Từ DAC mình dùng dây Nordost (loại rẻ tiền nhất của Nordost). Nordost cho chi tiết, sáng tiếng. Sau đó thì chỉ cần dây 'trời ơi' , quan trọng là hợp thôi. Từ pre đến X-cross dùng dây đồng. Từ X-cross đến power bass dây bạc (30k/m !), từ X-cross đến power đánh mid dùng dây bạc luôn, từ x-cross đến power đánh treble cũng dùng bac ! Riêng dây loa thì : đến bass dùng WE cổ (đồng), đến mid dùng WE (đồng), đến treble dùng Monster (đồng) Đây là kết quả suy luận, và cắm rút ưng ý nhất. Mai nói đến power nhé ... Edit : Phần đỏ đỏ e sai. Một cao thủ vừa cho e biết là tín hiệu từ đầu cdp khi qua pre không khuyếch đại lên, mà còn giảm đi chút ít . Cáo lỗi cùng các bác . Trung
Trong dàn máy, như các bác đã biết, loa là bộ phận đưa âm thanh trực tiếp đến tai người nên quan trọng nhất. Sau đến là đầu phát cdp, đầu đĩa than ... Đầu có hay, có trung thực, tín hiệu ra có tốt thì đầu cuối (loa) mới cho ra như thế được. Kèm với đầu là nguồn phần mềm . Phần mềm kém ở dàn máy tốt chỉ càng tổ cho âm thanh phô ra những cái xấu của nguồn phần mềm (mà những dàn máy kém không lộ ra ). Phần này mình dùng cơ CEC-5100 và dac SFD-2 . CEC là một hãng nổi tiếng của Nhật, có những sản phẩm nghe nói vài chục ngàn $ (E dùng hạng bét trong số đó :lol: ), và Sonic Frontiers là một hãng của Canada, sản phẩm khá nhất là DAC thì mình đang dùng cái cổ lỗ sỉ của hắn !) Kế đến là preamply : Mình dùng pre do một bác ở HN ráp (Khuehn - chơi chán rồi nâng cấp chuyển qua mình). Pre được ráp toàn đồ của Nga ngố với đám tụ dầu quân sự. Một cái pre với hình thức không thể xấu hơn :mrgreen: , nhưng cho trung âm rất nhẹ nhàng, dịu dàng, mềm mại ... Sau thời gian dàn ổn định, mình nâng cấp bóng vào theo sự phán đoán. Thật bất ngờ : đã hạ đo ván pre Uesugi Bros 18 của Phú một cách thê thảm ...(đến nỗi Phú chết lặng , đỏ tía tai mặt mày luôn :lol: ) Phân tầng chủ động mình dùng Pioneer SF-850 dỏm dỏm vậy thôi, nhưng Analog, dễ chỉnh ... Power đánh bass : Ban đầu, mình được một bác nhượng lại cho một cặp mono block GM70 SE, nhưng không đánh ra tiếng trống !, nhờ một người sửa, bị thuốc (già rồi còn xxx !) tiền mất tật mang lại ù xì thậm tệ nữa. Bực mình đặt làm luôn một cặp khác GM70 PP luôn (khoảng 70W) Power đánh mid : do tham khảo Altec 291-16H đánh bằng 6B4G SE, hoặc 2A3, mình được một bác nhượng lại một cái khá trong tầm tiền: nguồn xuất âm, của WE. Bác N để lại cho mình một cặp bóng Kenrad 6B4G đen thùi lùi , đầu cũng đen, mới tinh, quý lắm. Bỗng tụ nối tầng đứt bóng, đem nhờ một bác trên VNAV sửa. Lúc lấy về, vì tin tưởng là bạn của người bạn, nên ngày hôm sau mới ráp bóng vào thử thì hỡi ơi cặp bóng đã bị cạo trắng mất đầu ! :mrgreen: . Tiếc ... bảo hắn, hắn chối ... Thay vào đó cũng 6B4G Kenrad, nhưng chỉ hun khói nửa thân. Bóng 6B4G đánh mid Altec rất hay, không nịnh tai, không vồn vã quá đáng, nhưng có một giọng ngọt ngào nhẹ nhàng, tinh tế, hơi hơi gai, không bị nhàm chán. Power đánh treble : với độ nhậy trên 100Db, và cái loa nhỏ vây thì chỉ cần một power nhỏ vài watt là đánh ra. Theo kinh nghiệm của các bác khác dùng EL84 PP đánh . Phải dùng power như vậy để tiếng treble lên caovuts, không rụt rè vì thiếu lực... Nhưng mình vác về 3 cái EL84 PP không có cái nào mình thấy chất tiếng ưng cả, sau mượn của Tâm shop Audio&Freinds cái 6L6 PP này về, thì lại thích . Thích cái chất âm dịu hơn những cái power trước (dù hình thức cũng xấu bỏ bu đi :mrgreen: ) Tóm lại, Lợi ích : của đánh nhiều đường tiếng như nhiều bác đã nói, là mình có thể chọn những driver cho chất âm mình thích, ghép lại với nhau. Mỗi driver được một power thích hợp đánh để phát huy tố chất của driver ấy một cách cao nhất. Loa hãng thua cái này . Cái bất lợi : của đánh chủ động nhiều đường tiếng là tín hiệu phải đi qua cái X-cross, mà cái X-cross này thì có rất nhiều linh kiện : trở, tụ, biến trở, ... mỗi thứ một vốc. Rồi lại phải thêm một đống dây dẫn với những đầu jack cắm. làm thay đổi phần nào tín hiệu gốc (?) Đơn giản cứ loa hãng mà chơi cho lành các bác ạ Chơi nhiều đường tếng cần phải có : - Thời gian rộng rãi, - Một chút tính tò mò, nghịch ngơm, quyết tâm, kiên nhẫn... - Một định hướng rõ rệt chất âm sau này sẽ ra sao (cái này có vẻ sạo, nổ, nhưng thực là vậy ạ) - Và "Làm những gì mình thích, yêu thích những gì mình làm" Nhưng điều lợi nhất khi các bác diy loa nhiều đường tiếng là tai bạn sẽ lên một cách rõ rệt, bởi vì những lúc nghe nhạc, các bạn sẽ lắng nghe một cách chủ động hơn, những thay đổi nhỏ ở dàn máy các bạn sẽ cảm nhận tốt hơn ...
bác nói quá chuẩn ở câu biết mình nghe gi để hay! Nhưng quả thật là chơi kiểu bác kỳ công quá, chắc phải có thời gian kèm theo điều kiện kinh tế nữa...hihi
bài viết quá hay và bổ ích, bài tiếp theo e mong muốn là một vài " mẹo vặt" khi setup nhiều đường tiếng
Mình có cảm tưởng chơi nhiều đường chủ động được coi là rất khó, chỉ giới hạn trong một số cao thủ nhà giầu (giầu về mọi mặt nhé ...) mới dám đụng đến món này. Đúng ra, chơi nhiều đường tiếng đáp ứng sự khao khát tìm hiểu về âm thanh. Chỉ cần một ý chí, nhẫn nại, học hỏi, tìm tòi là có thể tìm cho mình một dàn âm thanh ưng ý (trong sự giới hạn của khả năng tài chính). Trong khi loa hãng chơi vài ba tháng là hiểu hết âm thanh của nó và dễ sinh ra mất hứng thú (vì thấy khuyết điểm của loa mà không dám can thiệp vào) Cách phối ghép trong diy nhiều đường tiếng đa dạng, chỉ cần thay một cặp dây (trong 9 cặp), một cặp bóng đèn (trong hơn 9 cặp bóng) là âm thanh khác đi. không như ở loa hãng, chỉ một cặp dây tín hiệu và một cặp dây loa; bóng thì chỉ có 2 cặp là hết ... Và một điều nữa quan trọng hơn là mình có thể (dám) chỉnh lại thùng loa, thay củ loa ... theo ý thích tìm hiểu . Loa hãng (new) dám không ? :lol: :lol:
Bác nói quá chuân. Em ước mơ một bộ kèn goto nhưng giá của nó thì ko rẻ tý nào tính ra cũng mất 15.000 usd tiền củ bên nhật, chưa kể linh tinh những thứ đi kèm... . thôi em cứ mơ vậy...
Oh, Goto thì không dám mơ đâu ! :roll: Altec nhẹ nhàng, chất âm có thể chơi đa dạng, JBL thì thiên về jazz chậm rãi khò khè , rẻ, dễ chơi hơn Vậy thôi , hic
Em mới chỉ được nghe altec với JBL thôi nên cũng chỉ mơ tới altec, goto nghe tới giá đã muốn ngứt rồi, chẳng biết nghe có hơn altec không , chứ đắt thế chơi altec no nó hỏe
Mid high Goto của một bác mình quen thật tuyệt vời . Độ trong, độ bay bổng, luyến láy, và nhất là tiếng piano ... Phải nói là không dám mơ cặp này vì độ hiếm của nó (cổ, chỉ sản xuất 50 cặp ! và người mình quen sở hữu được 2 cặp, đang đánh dual)
Set up một dàn máy nhiều đường tiếng Mình không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng bài sau đây chỉ là chút kinh nghiệm của mình, chia sẻ cùng các bác chưa hiểu về diy loa nhiều đường tiếng. Dù sao mình cũng chỉ học hỏi lại từ những người đi trước, có thể sai sót, các bác chỉnh lại dùm . Mình viết theo cách chỉnh dễ nhất của x-cross Pioneer SF-850 ba đường tiếng . Sau khi đã đủ các driver, kèn, thùng, pre. các power ... = Đầu tiên, là cắm dây : Dây điện các cdp, pre, power đúng nguồn điện . Cẩn thận khâu này vì có cái 100V, cái 220V Cắm dây tín hiệu : Dấu mũi tên chỉ hướng từ đầu cdp đi tới các máy khác ... ở trên dây tín hiệu (nếu có) cdp ---> (IN) preamp (OUT) ---> (IN)cross ---> 3 power . Từ cross có 3 đường ra các power ghi HIGH, MID, LOW và LEFT, RIGHT cứ thế cắm vào là được sau đó đến power Dây loa cũng có thể có hướng chỉ từ power tới loa = Kế đến mở tất cả các máy, các power để volum tối đa nếu power có volume = Chỉnh cross : chỉnh tất cả các volume của cross về 0 (Low Level, Mid Level, High Level) các nút slope ở trung bình (12), Điểm cắt 800, và 8KHz. Cụ thể trên máy ghi Low Pass là cắt bass trên loa bass ở 800, nút cùng hàng ghi là Low Cut của mid cũng để ở 800. Rồi tới High Cutcủa mid đẻ ở 8K. Và High Pass để ở 8K + Chỉnh treble :Mở một dĩa nào đó quen , để volume tổng ở khoảng 9h, chỉnh volume treble lên từ từ đến khi đủ nghe rõ . Chú ý nghe 2 bên lớn nhỏ có cân bằng ? + Chỉnh mid : tắt volume treble ở cross, thực hiện giống như ở treble + Chỉnh bass cũng thế . Sau đó phối cả 3 dải lại với nhau bằng cách chỉnh volume của cross của cả 3 dải sao cho bản nhạc quen thuộc có trôi chảy không ? có lủng có lồi gì không ... (Khâu này lâu vì dễ bị ù xì vì chưa có kinh nghiệm cắm rút đây ...) = Chỉnh Left, right : Dùng track 13 của đĩa SUMO 1 (Dũngaudio có) . Trong đó, máy sẽ đọc (left left left) thì loa bên trái của ta kêu, và ngược lại (right right right) thì loa bên tay phải ta kêu. Chú ý mất một loa nào đó không đúng thì hoán đổi vị trí dây tín hiệu của power là xong. Nên dùng các jack cắm dây tín hiệu loại nhỏ, không có khóa, nhẹ để cắm vào cross, vì các ổ cắm dây gần nhau và hơi yếu ! Trên đây là chỉnh sơ bộ, còn phải chỉnh lại dài dài cho hợp không bị lủng, bị lồi ... nhưng nên chú ý ghi lại những con số này để lần chỉnh sau so sánh .
Có một lần em đọc tài liệu trên mạng, nó đánh giá go to của nhật là đỉnh của kèn. Mấy dòng củ Mỹ chạy xách dép.. em ko biết có khách quan hay không nữa. Càng đọc càng thấy bác chủ thớt kỳ công trong nghe nhạc quá....
Chắc là thế rồi, vì em đã nghe goto bao giờ đâu, thấy bảo là khủng hoảng thôi, với lại giá tiền nó cao quá miềng chẳng bao giờ với tới nên chẳng nghiên cứu làm rì
May mắn cho mình Học tập từ dàn Goto này đi lên từ cách đây 3 năm . Bất kỳ một thay đổi nhỏ nào của dàn này, như một sợi dây nguồn, một cái bóng đèn, một sợi tín hiệu ... bác chủ đều alo mình lên nghe để tìm ra sự khác biệt (chắc chừng năm bẩy chục lần!) nên mình không thể quên chất âm của nó được . Tai mình cũng "khó tính" từ đó . :mrgreen:
đã xem xong hết topic của bạn Trung , công nhận quá công phu và tỉ mỹ , nhất là làm cái horn gổ cho kèn , có dịp có thể tới nhà bạn nghe vài bản nhạc để học hỏi , cám ơn bạn rất nhiều . Hiền 0908538004 Q3 Tp HCM
Hân hạnh đón tiếp (Nhưng đừng chê cái am của mình nhé !) @ caoan : đúng vậy , mình bị mê hoặc bởi mấy cái loa cái kèn chết toi ấy đấy !
cám ơn bạn nhiều , có thể CN mình phone cho bạn trước khi ghé . Nói chung mình củng chết lặng vì kèn đó
Về điểm cắt trong phân tầng chủ động : Các driver có một thông số do nhà sản xuất cung cấp, do vậy ta chọn điểm cắt sao cho nằm trong giới hạn cho phép của 2 driver liền kề . Vấn đề này đã được các bác trong diễn đàn , có trình độ kỹ thuật cao đã nói nhiều. Do vậy mình chỉ nói theo cách chỉnh của mình là cảm tính : (nghe nhạc dựa trên cảm tính nhiều hơn nhỉ ?) Ở trên, mình cắt loa Altec 416 ở 800Hz, có nghĩa là loa bass sẽ không hát ở tần số trên 800Hz nữa. Và cũng vậy, loa mid 291-16H cắt dưới ở 800Hz thì sẽ không hát ở dưới 800Hz nữa. Tuy nhiên, có một khoảng 2 loa có tần số chồng lên nhau, giao nhau ở một vùng xung quanh cái điểm 800Hz đó. Bằng chứng là dù đã cắt ở 800Hz, nhưng ta vẫn nghe loa bass hát lên đến mid, mid high, và cũng thế, loa mid vẫn hát xuống bass. Do vậy mới có cái nút chỉnh SLOPE tìm hiểu thì ôi thôi phức tạp lắm, mình chỉ hiểu rằng cắt bass ở 6Db thì bass ăn lên mid nhiều; cắt ở 18Db thì bass ăn lên mid ít. Cũng vậy, cắt mid ở 6Db thì mid ăn xuống bass nhiều, cắt ở 18Db thì mid ăn xuống bass ít. Ăn ở đây là chồng lấn, giao nhau. Nếu chồng lấn nhiều, giao nhau nhiều thì âm thanh dầy, và kết quả âm thanh sẽ bị mờ, không rõ Nếu chồng lấn ít thì âm thanh sẽ bị mỏng, nhưng rõ. (trong các x-cross kỹ thuật số, điểm cắt được gọt rất chuẩn xác, nhưng âm thanh không dễ nghe, thiếu truyền cảm đến tai người, nên nhiều bác phải mod lại. Mình được nghe tại nhà bác Đại (một lão cao thủ ẩn danh được nhiều mem ở SG biết tiếng) cái x-cross Behringer 2496 đã được làm lại có chất âm rất tuyệt cộng thêm nhiều chức năng sẵn có của x-cross này ... có thể chỉnh âm hình rất chính xác ...Rất lý thú) Thực tế, cách cân chỉnh của mình dưa trên cảm tính như đã nói, có nghĩa là : - Nếu thấy mid khô, thiếu mềm mại dịu dàng, cho điểm cắt cao lên chút. - Nếu mid dầy quá, đục quá không rõ. cho điểm cắt bass xuống một nấc ... Và cũng vậy, ở điểm cắt giưa mid và treble : - Nếu thấy mid gai quá, cho điểm cắt treble lên một chút, - Nếu mid quá dịu, cho treble xuống một chút ... (Toàn mò vậy không hà ) . Mid ở đây mình dùng giọng ca của nữ ca sĩ nhé (Ngọc Lan, Lệ Thu !) . Song song với chọn điểm cắt, mình chỉnh slope cho hợp tai là được . Và phải cùng kết hợp với volume của mỗi dải để tạo nên sự hài hòa cân bằng của âm thanh dàn máy. Sau đó dùng đĩa có tiếng đàn violon, piano để kiểm tra lại .
Chưa xong đâu các bác ạ ! Còn cái vụ pha phách cũng rắc rối không kém. Đa số dân kỹ thuật sợ rằng mỗi power trong dàn máy nhiều đường tiếng đánh khác pha nhau gì gì đó ... Mà mình thì lại mù tịt về vấn đề này ! Nên chỉ đành kê loa treble, loa mid qua lại, tới lui xem chỗ nào ưng ý nhất mình lấy, loa treble ngang tầm tai người nghe là ok (phản khoa học chút nhé :mrgreen: ) Hôm qua đến thăm bác Đại, bác biểu diễn cho mình về chỉnh pha của cái Behginger 2496 của bác. Mình rút ra được là nếu tai nghe chấp nhận ưng ý một chất giọng nào đó, một tiếng trống nào đó ... thì dù có lệch 30, 45, hay 180* thì cũng không sao . Đường đến cuối cùng là tai mình thích, hợp với mình là được (điều này hơi gàn dở các bác nhỉ ?) Vài bài viết dông dài hù các bác lính tò te ... he he ... :lol: :lol: Trung