Re: Update sơ đồ quấn Single-end Output transformer cho đèn (1 đèn/kênh): 300B, 2A3, 6C4C, KT88, EL34, ...[/quote] bác trà xanh cho em hỏi sơ đồ opt này có dùng cho 7591 SE được không ạ. cảm ơn bác
bác trà xanh ơi cho em hỏi em vừa tìm được một bộ Fe của Mỹ ( người bán bảo thế) lưỡi 28, các lá xếp dày 55 vậy diện tích lõi quấn là 15.4 vậy có thể dùng để quấn opt cho 7591 PP được không? mình có cần biến đổi đôi chút không (vd giảm bớt số vòng trên một cuộn).vì em ở Cần Thơ nên rất khó tìm Fe tốt bác ạ. nếu được bác cho em xin sơ đồ quấn lun nhé. cảm ơn bác thật nhiều.
Xin hỏi Bác Trà xanh và các Bác tư vấn vài điều : 1. Em vừa đi chợ mua được vài bộ Fe của hãng SUZUKI. Electronic,Ltd với các kích thước đo sơ bộ như sau (xin tham khảo thêm hình đính kèm) + Fe này tráng silic bề mặt, nhìn qua em nghĩ là loại cũng tốt, cái này lậy trong biến thế công nghiệp (đồng nát bị ve chai luộc, Fe thì em chụp) + Fe chữ E cao 110mm, rộng 77mm, cửa sổ kích thước 55mm x 21mm. Lưỡi 35mm (bản rộng giữa chữ E) + Toàn bộ lá xềp dày 70mm + Bộ Fe nặng 5kg Bộ fe này có quấn OPT chung cho bóng 2A3 , 211 ... hay không ? Nên quấn OPT cho Pushpull hay SE loại nào hợp hơn ? Kèm hình kích thước vẽ sơ bộ 2. Em cũng lấy cục biến áp nguồn từ Amp ONKIO 917, lấy fe của nó quấn lại cục nguồn cho tube amp có được hay không (sơ đồ board mạch xã đoàn gầm cầu)? 3. Em cũng cần chỉ dẫn Bác nào gia công quấn nguồn hay OPT để đặt quấn. Chân thành cảm ơn Các Bác.
Em cũng đã từng nhặt được Fe kích cỡ như bác, tức là Fe lưỡi 35mm, Fe của cục nguồn trong UPS nước ngoài (ko phải VN, ko phải China, cũng ko phải Nhật, thấy toàn ghi bằng tiếng Anh, em đoán của ... England ... ha ha :mrgreen: ), màu hơi ngả xanh nhạt, mỏng khoảng .35mm Đã dùng Fe này, kèm với đồng ngoài chợ (đồng quấn dây cho các lọai motor như quạt, máy bơm ...) về quấn cục OPT SE 3.5K/8Ohm. Nói chung là quấn xong thì nó cũng kêu. Nhưng vì điều kiện chưa có OPT hãng hoặc OPT của bác Tea quấn để nghe thử và so sánh nên em chỉ thấy cặp OPT của em thiếu dải cao - có lẽ lỗi một phần là do kỹ thuật quấn, giấy lót và cả cái vụ ngâm tẩm thiếu kinh nghiệm. Nhưng mà Fe này thì chắc chắn là hơn Fe trắng sữa, dày cộp bán ngoài chợ rồi (em dùng Fe này quấn nguồn thôi) Nghĩa là quấn được hay ko thì bác tính xem tổng chiều dày của cả dây, cách lớp = bao nhiêu? Nếu nó nhỏ hơn hoặc bằng độ rộng cửa sổ thì quấn được. Còn chất lượng âm thanh thế nào thì theo em, nó sẽ hơn việc bác dùng Fe thường, còn so sánh với Fe khác (ngon hơn) thì em cũng đang muốn kiếm Fe xịn về quấn để so sánh đây ạ
Ý bác là Fe có lưỡi 66mm và dày 30mm? Hay là Fe có chiều cao của chữ E (tức là chiều dài của chữ I) = 66 mm? Em đoán là chiều cao của chữ E là 66mm. Nếu vậy thì: - Độ rộng lưỡi: 22 mm = 66/3 - Độ rộng của lõi quấn (đơn thuần tính trên lá Fe, chưa dự trù chiếm chỗ của cái lõi nhựa) = 22*1,5 = 33 mm; - Độ rộng cửa sổ = 22/2 = 11 mm;
Giám đốc xưởng đi đâu mà không thấy có món gì mới để anh em theo cho xưởng đông vui. Em lại hỏi tiếp vì không sao giải thích được. Em quấn OPT single end bằng lõi C đơn kích thước 15x50mm. sơ cấp 2400 vòng mừ sao đo được có 8H, mặc dù lõi rất đẹp . Bác nào có cái ví dụ quấn SE với C đơn up lên cho em tham khảo với.
Em thấy với kích thước vậy là đúng rồi bác, mới chỉ có 7,5cm2 ~ lõi EI lưỡi 28 dày 30mm thôi. EM mới chỉ thấy con lundahl quấn opt bằng C core đơn chứ chưa thấy thằng nào làm cho công xuất lớn cả. Bác thử làm xem có khả thi không. Em cũng có 2 cục mà chưa biết làm gì...
Thật lạ là với EI 22x25 em quấn chơi 3000 vòng còn cho ra 10H. Vụ này em cáu lắm rồi chắc không đụng đến nữa.
- Bác phải thật bình tĩnh, không khéo lại tẩu. Công thức tính henry của cuộc dây có lõi sắt thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố không riêng gì số vòng quấn quanh lõi. Em đưa công thức ra để Bác dễ hình dung. Công thức: L=(0,4.pi.N^2.S.u.10^-8)/l Trong đó: L: điện cảm (H) pi=3,14 N: Số vòng S: Tiết diện lõi sắt(m2) u:Độ từ thẩm của lõi sắt (lấy bằng 500 với thép là chất lượng TB). l: Chiều dài ống dây (m) - với trường hợp của Bác thì em nghĩ là do chiều dài ống dây :?
Em tính thử xem có đúng không nha: L =(0,4x3,14x(2400 bình phương)x7,5x500x0,00000001)/5= 54H :shock:
Tiết diện tính 7,5 cm2 thì chiều dài của bác ít cũng phải 20 cm, tức là được khoảng 14 H thôi :mrgreen:
- Em quên điền đơn vị của chiều dài ống dây l (đơn vị là mét). tiết diện cũng là met vuong luôn. Sorry Bác. Bác tính lại xem.
Không phải 100 lần mà 10 lần thôi bác ạ, em nhầm 5,4H :lol: Giờ tăng số vòng, lõi tốt hơn (lõi tốt thì lấy đại lượng bao nhiêu bác ơi) hoặc giảm chiều dài ống dây sẽ tăng H. Trước giờ em cứ nghĩ chiều dài ống dây càng dài càng tốt nên cố gắng tận dụng hết chiều dài lõi
Túm lại là lõi càng "mập" thì càng tốt bác nhỉ. Cơ mà lõi của cụ là loại chất lượng tốt hơn bình thường rồi đấy chứ. BT chỉ ra có 5.4H thôi, của bác đc 8H còn gì :lol: