Xin hỏi bác thêm 1 chuyện nửa. Làm thế nào để tính công suất của Push-Pull OPT? Nếu tôi dùng lõi 32mm, dài 50mm (điện tích của thiết diện là 16cm2) thì sẽ được công suất tối đa là bao nhiêu? (primary = 5Kohm, secondary = 8 ohm). Hoặc giã tôi muốn làm 1 PP Amp dùng EL34/KT88, công suất khoãng 40~50W thì phải dùng lõi cở nào? Một lần nửa xin cảm ơn các bác.
Anh TeaBlue! Em cần 1 Choke 180mA, 10H để làm con pre dùng 2 bóng 6SN7 và 1 bóng 6X5. Anh giúp em được không?
-Bác sẽ tìm được lỏi có độ từ thẩm là bao nhiêu ? hoặc ? % silicon steel . Nếu với loại thép trên 4% silicon steel , chọn F low= 25Hz Cục fe trên của em sẽ tính cho CS là 20Watts -Vậy cần 40~50Watts, cần lỏi 25cm2 "Cách chọn OPT luôn mang tính quan điểm riêng (My Philosophy) vì tùy điều kiện riêng về vật liệu và ý thích về nghe " Kính bác
Bóng 6X5 làm nắn điện với dòng dưới 70mA, vậy cần gì phải dùng đến choke 180mA lận bác bentre? 2 bóng 6SN7 dù lắp mạch nào chạy dòng cao nhất là 35mA cho cả 2 cây Do đó chỉ cần Choke 50-60mA 10H là ngon rồi
Em thấy Choke thông thường các bác trên đây quấn từ 120~150 mA, cho nên em quấn 180mA cho chắc cú! :mrgreen: Nếu vậy thì anh TeaBlue giúp em nhé! Tiền thanh toán thế nào thì anh PM cho em nhé! Cám ơn anh!
---- Bác cho luôn cái hình đấu dây cuộn sơ cấp cái bác Chè xanh ời. Hôm trước em có nhìn thấy ở đâu đó phức tạp ra trò, prồ phết.
Xin được hỏi bác Tea một chuyện nửa. Nếu tôi dùng cái lõi nhựa 2 tầng (splitted-bobbin) như trong hình chụp để quấn Push-Pull OPT, mỗi 1 từng quấn 1 cuộn sơ cấp cho 1 "plate" và thứ cấp thì quấn xen kẽ vào những "layer" của sơ cấp (mỗi bên 4 ohms). Như thế thì chiều dài của cuộn dây cho mỗi "Plate" giống nhau. Bác nghĩ như vậy có tốt hơn là dùng loại bobbin binh thường không? Nhiều người nói là quấn "interleaving", xen kẽ 1 đoạn sơ cấp và 1 đoạn thứ cấp thì sẽ giãm thiểu "inductance loss" và sẽ có freq. response tốt hơn ỡ đoạn tần số cao. Theo kinh nghiệm của bác, bác co so sánh với cách quấn thường và cach quấn interleaving không? Xin cãm on bác nhiều. Tôi hỏi nhiều quá.
Toi xin được chia sẽ 1 kinh nghiệm cho những bác muốn quấn Choke. Tôi dùng FE 32mm, cao 50mm giống như các bác thì đo được trị số AL của core là 8.8mH (mH per square turn). Công thức để tính điện cãm là: H=ALxN^2 (H=AL*N*N), trong đó N là số vòng. Tri số nầy đo được tại tầng số 100Hz và 120Hz (không khác nhau lắm). Trị số AL tùy thuộc vào kích thứ và material của core. Nếu các bác dùng core giống tôi thì sẽ estimate được số vòng cho choke minh muốn. Xin lưu ý là core của tôi không có air-gap, nếu bác co air-gap thi điện cãm sẽ khác đi nhiều. Có 1 phương pháp để dự doán số vòng cần thiết khi quấn choke như thế nầy: 1. Quấn khoãng 50 vòng vô lõi nhựa (hy sinh 50 vòng nầy). 2. Xếp lõi FE vào, nếu cần cho air-gap thi gắn air-gap vào. Vặn bù loong cho chặc, nhung đừng ngâm vô Vanish. Sau đó đem đi đo điện cãm của 50 vòng nầy. Thế nào cũng có người có LCR meter mà, mượn đo 1 lần. 3. Tính AL, AL=L/N*N. Biết AL rồi thì bạn tha hồ mà quấn. L=AL*N*N. Tôi dùng phương pháp nầy và kết quả chính xác 95%.
Bác ới đấu theo kiểu thứ 3 làm sao cho ra được 8R (10chứ), mà ở trang trước bác bảo 38vòng/cuộn ứng với 1 ôm cơ mà ( ở đây em tính 1 cuộn phải là 4ôm). Bác có thể nói cụ thể để anh em quấn thử đựơc k?
Theo thứ tự 0.8 ohms ~ 1 Ohms (tất cả 4 cuôn //) 3.2 ==== 4 === (2 cuộn // nt với 2 cuộn//) 7.4 ==== 8 ===(2 cuộn // nt với 2 cuộn còn lại mắc nt) 15 ==== 16 ===(tất cả 4 cuộn mắc nt) Xem hình
Mấy hôm nay rảnh rỗi em cũng đang định theo các bác thử quấn cái OPT cho 300BSE. Hiện nay em đã có cặp Fe 38 (hơi to) nhưng chất lượng có vẻ tốt. Bác Teablue tính hộ em cách quấn cặp này với: sơ cấp thứ cấp thế nào, dây cỡ bao nhiêu, Fe 38 thì bề dầy của các lá Fe ghép lại là bao nhiêu. Với lại bác cho em xin ít giấy cách điện gì đó mà tháo trong tụ điện lực ra nhé. Cám ơn bác nhiều!
Chào bác Van_GPC Cặp fe lưỡi 38 nếu là fe loại mỏng(0.34mm) thi là được. Còn là fe dầy thì em sẽ gửi fe lưỡi 32 ra(khi bác Novemberrain vào công tác) Nếu bác dùng luôn fe 38 đó thì đường kính dây cuộn pri là 0.28mm , Sec là 0.40mm. còn dùng Fe 32 thì pri là dây 0.25mm; Sec là 0.35mm Các cuộn sec ra loa chập đôi lại quấn làm 2 lần tức là 4 sợi cho 8 ohms Em sẽ vẽ hinh pot lên cho nhanh... please wait
Sơ đồ quấn OPT 3500/7,4 ohms Đối với Fe lưỡi 32; độ dầy 45mm : Pri 2552 vòng Sec 117 vòng (39vòng *3= 7.4 ohms) 1/ 638 vòng dây 0.25 (5 lớp , mỗi lớp 127 vòng )__ P1 2/ 39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi, rồi 39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi __S1 3/ 638 vòng dây 0.25 (5 lớp , mỗi lớp 127 vòng )__P2 4/39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi, rồi 39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi__S3 5/638 vòng dây 0.25 (5 lớp , mỗi lớp 127 vòng )__P3 6/39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi, rồi 39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi__S2 7/638 vòng dây 0.25 (5 lớp , mỗi lớp 127 vòng )__P4 Đối với fe lưỡi 38; độ dầy 50mm Pri: 2404 vòng dây 0.28mm Sec: 114 vòng dây 0.45mm (38vòng *3= 7.4 ohms) Nếu cần Sec có 16 ohms thì quấn thêm tại phần số 4 tức là đoạn S3 : 39 vòng dây 0.40- 0.45(fe38) chập 2 sợi. Khi đấu sẽ đấu nt như bài pot trên :roll:
Các cuộn Pre thì em hiểu rồi nhưng các cuộn thứ cấp thì em chưa hiểu cách quấn. Bác Teablue giải thích thêm cho em 1 chút : - Quấn 39 vòng dây 0.40 chập 2 sợi tức là sao ạ? chập đôi dây rồi quấn 39 vòng hay quấn 39 vòng rồi chập 2 đầu vừa quấn với nhau ạ? Cám ơn bác nhiều!
Bác TeaBlue ơi, như vậy là phải chập 4 dây đúng không ạ, nếu em thay bằng dây đồng 0.7 rồi chập 2 sợi có được không? (Dây này đang sẵn đỡ phải đi mua). Cám ơn bac nhiều!
Báo cáo các bác là em đã quấn xong 1 cục xuất âm, cụ thể như sau: - Fe38 x 5cm độ dầy của lá fe là 0.33. - Sơ cấp 4 cuộn, mỗi cuộn 601vòng dây 0.28. Sau khi nối tiếp 4 cuộn này đo được 161 ôm. - Thứ cấp 3 cuộn, mỗi cuộn chập đôi dây 0.75 quấn 38 vòng. Nối tiếp 3 cuộn này để cho ra 8 Ôm. - Em không có thiết bị đo Henry nên chưa biết các thông số khác thế nào. Sau khi lắp ráp xong (air gap là .2mm) cắm điện 220V vào sơ cấp thì đo điện áp ở đầu ra được 10.5 Vôn. Rất hồi hộp em ráp thử vào cái 300B, rất may mắn không có hiện tượng gì xảy ra, điện áp sụt trên OPT là 11V (365V và 354V). Mạnh dạn cắm loa vào và em cất tiếng liền, âm thanh rất chững chạc, đều cả 3 dải và rất vui mừng là không ù xì gì nhiều (tí ty). Quả thật em không ngờ biến áp quấn lấy mà lại có thể hay vậy (hay tự tay mình làm thấy nó thế). Hiện nay em nó đã hát liền 1 tến, vẫn ổn định sờ tay thấy lạnh tanh. Nói tóm lại, với kinh phí bỏ ra cho 2 cục chưa đến 1 triệu thì rất nên làm để nghe. Cái máy ảnh của em nó bị hỏng nên không chụp được cái ảnh nào. Mai kia cuốn cục nữa em sẽ chụp ảnh để báo cáo với các bác. Có bác nào ở Hà nội có cái thiết bị đo henry thì ới em cái để em mang qua đo nhờ với nhé. Em xin cám ơn các bác rất nhiều, đặc biệt là bác TeaBlue đã rất tận tình giúp đỡ em trong dự án này.
Xin chúc mừng, bác bắt đầu bị nhiễm máu DIY rồi. TanGo hay Tamura bây giờ hết ý nghĩa với bác rồi :lol:
Cảm ơn các bác đã động viên, em sẽ cố quấn cục nữa y chang như vậy. @Bác Rùm: Em nghe thử Tango 1 tuần, thấy cũng không ấn tượng lắm nên cũng đang băn khoăn chưa quyết định, có khả năng phải nghe thư Audionote xem thế nào. Máu DIY thì em có trong người từ bé rồi, không có tiền mua đồ chơi nên toàn phải làm lấy, làm mãi rồi thành quen. Bác chuyên về quấn biến áp, bác đã DIY cái máy quấn có mô tơ chưa? hôm trước ngồi quấn thấy mệt em định làm cái máy quấn. Dự định mua cái mô tơ máy khâu loại tốt lắp vào, bác thấy có khả thi không?
Bạn Van_GPC nên mở topic mới về " lắp môtr cho mấy quấn dây" để có những bài viết cô đọng hơn . Chúc tham gia diễn đàn vui vẻ .
En đã quấn xong nốt cục nữa, thông số gần y chang. Hiện nay 2 em đang chạy tốt. @Capricornus: Sau khi em chuẩn bị xong em sẽ mở topic đó. Sau đây là 1 vài hình ảnh minh họa. Một lần nữa cảm ơn tất cả các bác!