-------- Có em đây bác Vân ơi. Đo dưới 20Hen bác cứ điều động em đo 24/24 giúp bác,còn trên nữa thì bác chịu khó mang theo đến xưởng, em đo giúp bác.
Tôi thấy hình như vô fe EI chưa khéo. Khoànng cách EI rất quan trọng. Ngoài ra nên chú ý cách điện cho 4 con bù lon không chạm vô fe. ( Thay bù lon nhỏ-luồn gain trước khi xỏ vô fe, chêm rondelle cách điện trước khi siết). Cheers
Cảm ơn bác Hamcq - Em mới vô tạm như thế để thử, theo bác khoảng cách IE tối ưu trong trường hợp của em là bao nhiêu? - Bulong em có cách điện rồi.
Em muốn quấn OPT nhwng không biết ở HN có chỗ nào bán Fe không nhỉ, bác nào biết chỉ giùm em với. Có bác nào ở SG gửi hộ cho HN "ít nắng" (Fe) không nhỉ?
---------------------------------- Inspired bởi project của bác Tea, tôi cũng đã bắt chước quấn xong 1 cặp OPT cho 6C33C, xin được trình làng. Xin bà con cô bác tận tình chỉ giáo, trao đổi kinh nghiệm để lần sau tiến bộ hơn. 1. FE: Dùng FE 32mm, độ dầy là 0.25mm (có grain oriented) chiều cao 50mm. Vậy diện tích cross-section của cái lưởi FE là 1 6cm2 (không biết như thế có quá nhỏ cho bóng 6C33C hay không bác Tea?). 2. Sơ cấp tổng cộng là 1080 vòng, dùng dây 0.4mm (AWG-26). Thứ cấp tổng cộng 124 vòng, dùng dây 1.02mm (AWG-18). Tỳ lệ quấn là 8.70:1 Sơ cấp và thứ cấp đều có 3 cuộn, interleaved như sau: P1: 360 vòng, gồm 4 lớp mỗi lớp 90 vòng. S1: 36 vòng, 1 lớp. P2: 360 vòng, 4 lớp S2: 36 vòng, 1 lớp. P3: 360 vòng, 4 lớp. S3: 52 vòng, 2 lớp. Lớp 1 36 vòng, còn lại là lớp 2. Theo cách quấn như thế nếu 3 cuộn THỨ CẤP mắc nối tiếp nhau (sơ cấp thì dĩ nhiên phải mắc nối tiếp)và nối với loa 8-ohm thì reflected impedance ở cuộn SƠ CẤP sẽ tính như sau: Z(pri) = N*N*Z(sec) = 8.7*8.7*8 = 605 ohms Z(pri) = Impedance (reflected) của cuộn sơ cấp. N = Tỷ lệ quấn Primary/Secondary Z(sec) = Impedance của thứ cấp. Trong trường hợp muốn nối loa 4-ohm, chỉ dùng 2 cuộn S2+S3 = 36+52 = 88 vòng. Tỷ lệ quấn lúc đó sẽ là: N=1080/88 = 12.27 Z(pri) = N*N*Z(sec) = 12.27*12.27*4 = 602 ohms. Theo số vòng và dùng dây như thế thì window cùa FE32 vừa đủ để chứa 1080 vòng so cấp và 124 vòng thứ cấp. Trước khi chinh thức quấn tôi đã "quấn nháp" thử để verify ước tính của mình. Tối nay sẽ tiếp tục post kết quả đo lường và hinh ảnh. Stay tuned.
Các bác cho em hỏi công thức tính toán để quấn cuộn cảm lõi không khí với. Em định làm lại cái phân tầng của cặp loa SRM 15". Cảm ơn các bác nhiều!
Bác Van_GPC thử tham khảo bài viết về cách chế tạo passive xover này xem, trong đấy em thấy có chỉ cách chế tạo cuộn cảm lõi không khí đấy. http://sound.westhost.com/lr-passive.htm Kính bác, Pc_chip
-Với diện tích lỏi quấn vậy là vừa cho 6C33C SE rồi bác ơi -Cuộn S1 và S2 có số vòng bằng nhau vậy khi dùng 4 ohms thì bác nên đấu song song S1;S2 ro62i nối tiếp S3 -Khi quấn xong lỏi , phần dây đồng nên chiếm 85% cửa sổ là hay nhất . Chúc thành công
Cám ơn bác PC_chip nhiều, Em đã đọc cái link bác nhưng em vẫn chưa thủng, em xin copy cái công thức ra đây mong các bác cùng thảo luận: L = 0.8 * a² * N² / (6a + 9l + 10c) uH Where N is the number of turns. a is the average radius. (cái này em hiểu là trung bình cộng của 2 bán kính đường tròn, chẳng hiểu có đúng không?) c is the height of the windings l is the length of the coil. Theo ví dụ của tác giả thì để cuốn cuộn cảm có trị số 635.17 uH các thông số khác sẽ như sau: N = 99 turns l = 11.2 mm (0.44") Id = 44.8 mm (1.76") Od = 58 mm (2.28") c = 6.64 mm (0.26") vậy a=(1.76+2.28)/4 =0.614 thay vào công thức ta có: L=0.8*99*99*0.614*0.614/(6*0.614+9*0.44+10*0.26) = 288.5 uH Em chẳng hiểu sao nữa, các bác giải thích giùm em với ! [quote="pc_chip] Bác Van_GPC thử tham khảo bài viết về cách chế tạo passive xover này xem, trong đấy em thấy có chỉ cách chế tạo cuộn cảm lõi không khí đấy. http://sound.westhost.com/lr-passive.htm Kính bác, Pc_chip[/quote]
Cám ơn bác Tea chỉ giáo điều hay. Trước khi quấn tôi đã suy nghĩ tính toán kỹ càng nhưng vẩn bỏ sót chuyện mắc nối tiếp 2 cuộn S1 và S2 khi dùng 4-ohm load. Thế mới biết lên VNAV net sẽ học được nhiều kinh nghiệm :lol: OPT nầy tôi quấn xong đã dùng hết hơn 90-95% windows, có lẽ tôi dùng isolation tape nhiều quá nên chiếm hết không gian! Mỗi 1 lớp (cùng 1 cấp) đều có 1 lớp Mylar tape ngăn cách. Giửa sơ và thứ cấp lại cho thêm 1 lớp giấy dầu và 2 lớp tapes. Tổng cộng vị chi gần 15 lớp băng.
[/quote] Bác Van_GPC xem lại chỗ bán kính trung bình nhé. Em tính lại thấy phải bằng 1.01 chứ nhỉ! Kính bác Pc_chip
Chào Bác Tea., Em dang làm TDA, nhưng tiếng vẫn ù & khi chinh volume còn bắt đựoc radio., 1 người khuyên em làm mạch nguồn như hinh gui kèm., Bác chi cách em làm 2 cuộn điện cảm L1 & L2, em dùng biến thế Minhquang 8A - 30-0-30 VAC., Cảm ơn Bác nhiều.,
Phần AC input 220V có 2 cuộn cảm L1,L2 chính là phần lọc nhiễu điện lưới. Phần này có bán ngoài chợ Nhật tảo, gọi là cục Noise Filter, tìm loại 220V/6A là vừa. Nhưng chúng không giải quyết cho mạch TDA hết HUM. Bác xem lại phần đi dây từ jack RCA đến Volume và volume đến input của TDA, thường là dây có bọc nhiễu , đi lại dây mass tín hiệu và mass nguồn cấp cho TDA, thường là dây lớn (1.5mm2) Chúc thành công
Teablue wrote: Bây giờ là OPT Single-ended cho EL34 hoặc đèn gì gì tùy Sơ cấp 3400 Thứ cấp chỉ có 8 Ohms thôi Thứ tự các lớp quấn : 1/ S1---55 vòng---dây 0.65 mm---1 lớp 2/ P1---770-------------0.25--------6 lớp 3/ S2---55 vòng---dây 0.65 mm---1 lớp 4/ P2---770-------------0.25--------6 lớp 5/ S3---55 vòng---dây 0.65 mm---1 lớp 6/ P3---770-------------0.25--------6 lớp 7/ S4---55 vòng---dây 0.65 mm---1 lớp ---------------- Em cũng học đòi quấn OPT theo sơ đồ của bác Tea đưa ra nhưng sau 1 tuần mày mò quấn xong cục thứ nhất, khi quấn xong đem đo thử các cuộn P1, P2, P3, P4: chỉ được khoảng 53 - 55R, còn các cuộn S1, S2, S3: chỉ được khoảng 0.9 - 1R, (chưa cho vào lõi thép) như vậy thi khi đấu vào sẽ không được các thông số như bác Tea đưa ra???! Các cao thủ giải thích hộ em với tại sao lại như vậy, em đã quấn đúng cơ dây và số vòng rồi cơ mà . Hiện nay em đang từ trạng thái sung sướng (khi quấn xong cuộn thứ nhất) sang thất vọng tràn trề (đo không đạt), không hiểu các bác khác quấn thế nào mà ngon vậy. Khổ thân em quá, Chi "Thanh Tâm" ơi giúp em với
Cái bác đo được là điện trở thuần (RDC) . Còn 3400 ohms/8ohms là tổng trở khi hoạt động với tín hiệu AC. Bác cứ đấu đúng các cuộn dây và ráp luôn đi, đúng rồi đó Chúc thành công
Thế mà làm em vãi hết cả hàng . Bác Tea ơi cho em hỏi 1 câu nữa: - Theo sơ đồ trên thì có phải là: (P1 nt P2 nt P3) còn ((S1 // S2) nt (S3 // S4)) không ạ? Muốn kiểm tra xem có đúng là in = 3400 và out = 8 không thì phảo đo như thế nào? - Em mới tập cuốn nhưng khi quấn bị nối dây (loại dây nhỏ 0.15 - 0.25) thì cách nào hàn nối dây để tiếp xúc tốt và không bị bung ra khi quấn tiếp không? Mong bác chỉ giáo, em mới học quấn nên chưa có kinh nghiệp. Thank
-Muốn kiểm tra la phải đo rồi. Cục OPT trên em tính cho Fu (lowest frequency) là 20Hz Trước hết bác phải đo Henrry của cuộn sơ cấp tại F=20Hz, rồi áp dụng công thức : Lp= (1.3 x Zp)/(2pi x Fu) Trong đó Lp là cảm khán của cuộn sơ cấp tính bằng Henrry Zp là tổng trở cuộn sơ cấp Fu là đáp tần thấp thường là 10-20Hz Pi = 3.14... Từ đó tính Zp . Nhưng phải là cục 3400 / 8 ohms hoặc tỉ lệ 2.06 :1 Cục trên em đo được khi dùng fe TQ là 34Henrry - Bác cứ để lòi dây ra, đánh dấu, rồi nối ở bên ngoài, nhờ vậy cuộn dây đều và đẹp hơn
Bác Tea ơi có phải đấu dây như trên không nhưng (P1 nt P2 nt P3) còn ((S1 // S2) nt (S3 // S4)) (vì khi quấn cho đưa các đầu dây ra ngoài và đánh dấu là in và out cho các quận bây giờ đã đấu , nhưng chưa dám quấn cách điện lại, chờ bác xác nhận mới dám bọc lại và ngâm) Mong tin của bác. Thank
Bác Trà Xanh ơi,Em rất muốn tập tành quấn OPT PP cho 6P3C , Bác có thể cho em biết có thể tìm FE chuyên dùng cho OPT ở đâu ko ạ... (Em amateur lắm nên khó có thể tự đi tìm theo những gì Bác đã hướng dẫn ở phần trên)