hờ hờ . có mỗi đoạn này ăn nói dễ nghe nhất.. Té ra là lão ngâm cú cái này.. khiếp nhỉ .. Nhưng nhìn ít tụ thấy có khả quan.. nhiều tụ đâm ngán .. trước thấy bảo tầng đầu dùng bjt , tầng suất fet .. thế mà lại làm ngược lại .. đua nhau jfet ..
@ Bác Hào ơi: Hê hê, em không copy HQ amp của bác đâu. Vì cái prototype em làm từ lâu rồi, mấy lần đổi chác, nâng cấp nên chốt ra cái sơ đồ cuối này đấy. Nhiều người cũng hay có 1 con đường giống nhau mà bác. Bác đi con Lateral MOSFET đơn đỉnh nhất thế giới thì em cũng định đi con BJT Audio đỉnh nhất. Còn những điều chưa được thì em cũng đã nói ra rồi. Bên Diyaudio có topic ''Goldmund mods, improvements & stability'' cũng có sơ đồ gần giống đấy. Nhưng tiếc là cái topic đó chết trẻ khi chưa về đích. :wink: @Nongdanfo: BJT em làm rồi, Nhật Mẽo đủ thứ. Mà nó hơi nhiều bass quá + mid/treble ko trong bằng JFET. JFET đơn như 2SK170, 2SK30 em cũng thử luôn rồi. Rdegen em cũng thay đủ giá trị. Tuy nhiên, em thích số đẹp, như 68, 75. Không có con điện trở 69 ohms nhể, con này đẹp ác. :lol: Và em chốt, con JFET em dùng là 2N5564 - Vishay Siliconix.
cái lão này.ngon thì phải dùng chứ.mình có nguồn jfet xịn thì sao lại không.đáng đồng tiền bát gạo lắm lão ạ.nghe jfet đầu vào sướng ơi là sướng.
Chứ gì nữa bác. Power amplifier chả phải là 1 thiết bị quá mới mẻ để mà sáng tạo ra kiến trúc mạch. Cái thời đó đã qua rồi, bây giờ cụ nào giỏi cứ đi theo con đường class D và kiến thiết kiến trúc, cả thế giới nhiệt liệt vỗ tay, vì bác giảm tiêu tốn hao phí năng lượng. Class AB/B hình như tới đỉnh rồi. Em nghĩ mãi chả ra phương pháp nào cả. Mạch 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng. Class A, AB cho mỗi tầng, chồng tầng xuất nâng hiệu suất như class G, H cũng đã có nhiều. Class AB nhưng điều khiển áp nguồn cũng đã có. Nhưng cái làm em không hiểu là Lab Gruppen làm sao cho sò công suất chạy quá Vce của nó được. Ví dụ Lab Gruppen fp6400 nguồn là 155VDC, nhưng nó dùng 4 cặp MJW21195/MJW21196/kênh. Hay lại vấn đề thời gian?
Thực ra, cái kiến trúc của em nó cũ xì, cũ mèm. Otala - Hitachi tạo nó năm 1977 do Hitachi lúc này chế tạo ra con Lateral MOSFET, tiếp bước nó là cả đống anh tài làm theo. Pro-amp có, hi-fi amp có, hi-end amp có. Goldmund cũng là 1 hãng làm theo cái xu hướng này, đầu tiên với con Mimesis 3 thì phải. Mạch X250 này cũng không có nhiều biến đổi lắm. Tuy em đã từng mod đủ thể loại nó rồi, nhưng fix lại schema cuối là như thế thôi. Các cải tiến chủ yếu của nó là ở nguồn dòng không đổi và gương dòng điện. - Nguồn dòng không đổi CCS: CCS dễ gặp nhất là loại có 2 diodes tạo áp chuẩn cho Base trans nguồn dòng. Kiểu này đơn giản, ít tốn kém, tuy nhiên nó có vài điểm không ổn lắm cho những yêu cầu khắt khe. Loại có diodes zener ghim áp Base thì tốt hơn và loại dùng thêm 1 diode B-E như của GM thì lại càng tốt hơn nữa. Về tần số thấp thì nó còn tốt hơn loại 2 trans này. Dùng 1 hệ phức hợp op-amp + trans + nguồn riêng như Telos 5000 thì tốt nhất. Tuy nhiên nó quá phức tạp & tốn kém với điều kiện DIY. Vậy phương án tốt nhất là loại 2 trans, đáp ứng đủ yêu cầu về sự ổn định giữa dải thấp, cao. Và dễ làm, phù hợp DIY. R10 là điện trở hạn dòng cho Base Q6. Q6 nên dùng loại có Hfe cao, Mark Levinson còn dùng 1 transistor darlington ở vị trí này. C3 là tụ lọc giúp dòng Base - Collector Q5 ổn định hơn. - Gương dòng điện Current Mirror: Vas là 1 khuếch đại vi sai, nên dòng điện phải bằng nhau giữa 2 nhánh. Em thường đo áp trên 2 con trở R19 & R20, sai số chỉ chấp nhận ở mức micro-volt. Ban đầu em cũng dùng gương (Mirror) 2 trans cho đơn giản, nhưng khi đo áp thì thấy nó lệch nhau xa quá. Sự lệch nhau này có thể lí giải do trở kháng giữa 2 nhánh vi sai quá khác biệt nhau, mà đến gương 2 transistor cũng không thể làm nó bằng nhau nổi. Một số dự án trên Diyaudio, thương mại (Lab Gruppen) dùng gương Wilson cho symmetry topo. Gương Wilson thì có 3 trans, mà con số này không được đẹp lắm! :mrgreen: Khi layout sắp xếp nó khó hợp lí. Và em dùng gương 4 trans (Wilson Improved). Chi tiết về Mirror & CCS trong link: http://sound.westhost.com/ism.htm Bác nào thích có thể dùng gương 6 trans, chắc sai số mức nano-volt. Em cũng chưa thử, nhưng audio thì không cần phải quá chính xác như vậy, giống như cuộc đua THD ppm (part per million - một phần triệu) bên Diyaudio, nhỏ nhất đến giờ em được biết là 800 ppb (part per billion - một phần tỷ). R19, R20 là điện trở degen & cũng là mạch cân bằng cuối của gương. R-degen sẽ được tính bằng 5 ~ 10 x 26/Ic (mA). Dù có gương nhưng cũng có chút ít sai số, và mạch 2 R này sẽ làm nốt những gì còn thiếu sót. Goldmund zin dùng 2 x 330R cũng là lí do này. Chút ít lí giải cho cái Front-end X250 này.
X250 nghe giống clone tên của passlabs gì đó. Em đang định làm 1 cái pwr amp bán dẫn chưa biết chọn naim, gm hay thq thì bác kế bên nhà xuất hiện, mừng quá đi mất! Thấy bác chủ chán nghe disco mà làm cái 200w này thật ngưỡng mộ. Em cũng thích làm amp cs lớn chỉ để nghe vài w. Hôm nào bác phổ biến ra ngoài thì cho em tham gia với nhé.
Cái bác chỉ đến, chỉ là phương pháp hồi tiếp thôi thì phải. Có 2 đại lượng hồi tiếp là dòng & áp. N Cái tên ''X250'' là do em nghĩ ra nhé, ờ mà giờ ngồi nghĩ lại mới thấy nó giống tên của series ampli X (X250, X350, X650, X1000) của Pass Labs. :lol: Mà không sao, tiền tố ''X'' gợi lên cho ta nó là ''Extremely'', hay bí số nào đó.
Bác tính lái nó bằng pre đèn hay pre bán dẫn, em đang tính kiếm con pre đèn ghép thử với pow bán dẫn của em đây, ý em muốn phát huy độ ấm áp chậm chạp của pre đèn + sức mạnh của pow bán dẫn, bác cho em ý kiến nhé.
mấy lý giải này, cũng cần qua thực tế kiểm chứng và thực hành, như vậy bác cũng đã kinh qua phần quan trọng này, Phần này em cũng trả giá một số nhỏ nho! Với mấy cải tiến này, âm li không chỉ ổn định mà phần khuyếch đại điện áp gần như tối ưu, 2 nửa cân nhau đến không ngờ. xin chúc mừng bác! quanghao bác tham khảo phần đo HQ-amli của em thử xem, em thấy không thua kém gì Goldmun clone , cá nhân em thấy vậy ạ!
Em luôn ủng hộ và khích lệ những tìm tòi, nghiên cứu trên cơ sở lý luận chặt chẽ. Kết quả có thể sẽ chưa được như mong muốn nhưng cái được sẽ rất nhiều, làm nền tảng cho sự thành công ở những phiên bản tiếp theo. Chiến đi bác
Đêm qua chỉ vì ngâm đi ngâm lại 3 trang này của cụ mà em mất ngủ. Em đọc rất nhiều bài phân tích của cụ và thấy ngưỡng mộ kiến thức của cụ. Đi tiếp đi cụ, gạch đá thì trên đường đi ta sẽ bước lên chúng. Chúc cụ thành công Walkalone ! You'll never walk alone
@Bác Hào ơi: Bandwidth (-3dB) tại bao nhiêu KHz thế bác? Đo khi bỏ mạch lọc R-C ngõ vào và trước cái mạng Zobel + R//L ngõ ra. @Paolotuan: cảm ơn bác rất nhiều, đây là chiếc ampli cuối em, nên em sẽ làm hết khả năng có thể.
Còn BW của Vas, bác đã đo chưa nè? Mai này làm xong, em cũng phải vác đi đo kiểm. Mục tiêu của em làm cái ampli có thông số tốt nhất có thể. À, nhân tiện em có chút gợi ý HQ amp cho bác. Nếu ngõ ra bác gắn cuộn cảm trước relay thì bác nên dùng 2 diodes (giang hồ gọi là Catching Diode) nối phân cực nghịch vào 2 nguồn V+/V-. Khi ampli hoạt động rồi mất năng lượng (tắt/mở) sẽ tạo ra 1 sức điện động từ cuộn dây, có chiều đối nghịch lại chiều năng lượng vừa mất. Công suất càng lớn + tần số càng cao thì năng lượng này càng lớn. Khi có diodes này, năng lượng đó sẽ theo diodes vào nguồn & triệt tiêu. Điều này hay thường thấy trong các relay, luôn kèm theo 1 diode. Còn khi ngõ ra có cuộn dây sau relay, sức điện động này chả làm gì nổi với sức điện động của cuộn dây cone loa. Tuy nhiên, có cũng tốt. Diode nào cũng được, miễn là có dòng A-K lớn tí. Tuy nhiên vì amp của bác nhanh, nên cần 1 diode cũng nhanh tương ứng. Vậy em đề nghị là MUR140 - 400V/1A/ultrafast diode 50nS.
ơ hay, dưng mà em nghe có người bảo là chưa chắc thông số tốt nhất thì la ampli hay nhất, phải vậy không các bác ơi. @PauloTuan Bác làm em nhớ lại cái thời đi học xa nhà, khi đang tuyệt vọng thì đã có người đưa em cái card có hình này. thật là ý nghĩa vô cùng. em cũng cảm ơn bác.
Cái quy trình nghiên cứu, thiết kế mạch của bác Trinhanhtu này hơi bị chuẩn xác. Và em phải làm nó hơi bị nhiều lần rồi, qua nhiều lần thay đổi schema. Rồi đến bước layout, em phải nghiền ngẫm thêm các tài tiệu theo tiêu chuẩn quốc tế UL/EIC (UL 60950-1 2003/2011) hình như tổng cộng 1100 trang bằng tiếng Tây, làm em chóng cả mặt, xây xẩm, té xuống nệm mấy lần. :mrgreen:
Chít chít, bác nói thế này fan đồ Âu lại buồn. Ai đời Âu lại phải đi copy Nhật bao giờ vì họ tin đã là cái nôi của nền văn minh thì cái gì cũng phải rỏi, phải đỉnh cơ...hé hé :lol: Mấy năm trước em cũng bị chém tới tấp vì vô tình phát hiện ra điều như bác và dại dột tuyên bố Nhật giỏi lắm :wink:
Em thấy bác trích hay dịch của Tây về mạch này kia rất trôi chảy, nhưng khi giải thích bằng tiếng Việt em đọc mãi ko hiểu. Nghe như cách giải thích của mấy bác sửa đài đóm ti vi học nghề kiểu truyền tay mà không biết dùng máy tính ấy. :roll:
Cách diễn giải đó rất đơn giản, dễ hiểu mà. Hay sai rồi? Em không hề biết sửa TV, chỉ biết sơ sơ hình dáng cục Flyback. Sửa ampli + loa em cũng có biết tí gì đâu? Ai hư hỏng em toàn tư vấn mua đồ mới cho lành. Thế bác có cao kiến gì về cách diễn giải thì chỉ em với.
Hiểu được em chết liền. Không tin bác hỏi các bác khác. À em thấy trong ampli có 1 cuộn dây nối tiếp trên đường ra loa, không biết họ dùng nó để làm gì. Bác giải thích hộ em. Cảm ơn.
Dòng sức cảm kháng cuộn dây = dấu cảm kháng loa. Ừ em sai trong chuyện cuộn dây đơn lẻ, lẽ ra phải tính đến cả cuộn cone loa. Diodes chụp cái sức cảm kháng này cho lên nguồn.